daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

TÓM TẮT ...............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ......................................................................................2
1.1 Lý do chọn đề tài: .......................................................................................2
1.2 Mục tiêu nghiên cứu: ....................................................................................4
1.3 Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu: .................................................................5
1.4 Phương pháp nghiên cứu: ...............................................................................5
1.5 Đóng góp của đề tài .......................................................................................5
1.6 Kết cấu bài nghiên cứu ...................................................................................6
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN VỀ
MỐI QUAN HỆ GIỮA THANH KHOẢN CỔ PHIẾU VÀ TỶ LỆ CHI TRẢ CỔ
TỨC TRONG CÁC DOANH NGHIỆP ...................................................................7
2.1 Các lý thuyết liên quan thanh khoản cổ phiếu.................................................7
2.1.1 Định nghĩa tính thanh khoản ...................................................................7
2.1.2 Thanh khoản của thị trường chứng khoán ................................................7
2.1.3 Thanh khoản cổ phiếu .............................................................................7
2.1.4 Các thước đo thanh khoản cổ phiếu .........................................................8
2.2 Các lý thuyết liên quan cổ tức ......................................................................11
2.2.1 Chính sách cổ tức .................................................................................. 11
2.2.2 Tỷ lệ chi trả cổ tức ................................................................................ 11
2.2.3 Các thước đo tỷ lệ chi trả cổ tức ............................................................ 12
2.3 Tổng quan các nghiên cứu trước đây ............................................................ 12
CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU, MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......... 25
3.1 Dữ liệu nghiên cứu ....................................................................................... 25
3.2 Mô hình nghiên cứu ..................................................................................... 26
3.3 Đo lường các biến trong mô hình ................................................................. 28
3.3.1 Biến phụ thuộc - Dividend Payouts ....................................................... 28
3.3.2 Biến độc lập - Stock Liquidity ............................................................... 29
3.4 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 35
CHƯƠNG 4: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................... 37
4.1 Kết quả thống kê mô tả ................................................................................ 37
4.2. Tương quan Pearson của các biến trong mô hình ......................................... 38
4.3 Kết quả phân tích mô hình hồi quy - Bằng chứng thực nghiệm .................... 40
4.3.1 Phân tích đơn biến .................................................................................40
4.3.2 Phân tích hồi quy đa biến ...................................................................... 42
4.4 Kiểm tra độ vững ......................................................................................... 44
4.4.1 Các phương pháp thay thế khác đo lường thanh khoản cổ phiếu ............ 44
4.4.2 Biến nội sinh- biến bỏ sót ...................................................................... 47
4.5 Tác động của các biến tương tác khác đến thanh khoản cổ phiếu và tỷ lệ chi
trả cổ tức ............................................................................................................ 52
4.5.1 Tính không đối xứng thông tin, thanh khoản cổ phiếu và tỷ lệ chi trả cổ
tức .................................................................................................................. 52
4.5.2 Ảnh hưởng của xung đột thay mặt đối với hiệu quả thanh khoản ............ 55
4.5.2.1 Ảnh hưởng của các động cơ tước đoạt đối với mối quan hệ giữa
thanh khoản và tỷ lệ chi trả cổ tức. ............................................................. 55
4.5.2.2 Ảnh hưởng của dòng tiền thặng dư lên mối quan hệ giữa thanh khoản
và tiền chi trả cổ tức ...................................................................................58
4.6 Giải thích thay thế: Xung đột thay mặt giữa nhà quản lý và cổ đông ............. 60
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ..................................................................................... 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT
PHỤ LỤC
TÓM TẮT
Trên nền tảng kế thừa nghiên cứu của Fuxiu Jiang, Yunbiao Ma, Beibei Shi (2016),
bài nghiên cứu này thực hiện khảo sát hiệu ứng thông tin của thanh khoản cổ phiếu
có tác động lên tỷ lệ chia cổ tức tiền mặt của các công ty hay không, đồng thời tìm
ra xu hướng tác động giữa chúng. Dựa trên nguồn dữ liệu mẫu của 261 công ty
niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSX) trong giai
đoạn từ năm 2007 - 2016, Kết quả nghiên cứu cho thấy tồn tại một mối quan hệ
cùng chiều giữa thanh khoản cổ phiếu và tỷ lệ chi trả cổ tức. Kết quả này có tính
vững để sử dụng làm các thước đo thay thế của tính thanh khoản, và nắm giữ sau
khi thực hiện kiểm soát mối quan tâm về nội sinh.
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Lý do chọn đề tài:
Quyết định cổ tức của công ty liên quan đến việc triển khai lợi nhuận được
tạo ra từ các hoạt động của nó. Lợi nhuận được giữ lại bởi công ty để tái đầu tư
hay phân phối cho các cổ đông của mình như là lợi nhuận trên vốn cổ phần của họ
dưới hình thức cổ tức. Có nhiều nghiên cứu về chính sách cổ tức trong những năm
qua nhưng đã không thể đạt được một sự đồng thuận về một lý thuyết cổ tức chung
có thể giải thích quá trình ra quyết định cổ tức, hay đoán chính sách cổ tức tối
ưu. Kịch bản phức tạp đưa ra quyết định cổ tức đòi hỏi một cái nhìn tổng thể về
nhiều mối quan hệ liên quan đến chính sách cổ tức với các biến quyết định trong
chiến lược tổng thể của công ty nhằm đạt được mục tiêu của công ty trong ranh giới
môi trường mà công ty hoạt động .
Với sự đa dạng trong các mục tiêu và môi trường của công ty, do đó, các
chính sách cổ tức khác nhau là dành riêng cho các doanh nghiệp, ngành, thị trường
hay khu vực. Theo Lease, John, Kalay, Loewenstein và Sarig [2000] đã kết luận
rằng bất kỳ lời khuyên nào về cách đặt chính sách cổ tức phải được thực hiện ở cấp
độ vi mô, cụ thể. Người quản lý tài chính phải kiểm tra cách thức ma sát của các thị
trường khác nhau như: bất đối xứng thông tin, chi phí đại lý, thuế và các chi phí
giao dịch ảnh hưởng đến các công ty của họ, cũng như các chủ sở hữu hiện tại của
họ, để đưa ra chính sách cổ tức hợp lý cho công ty của mình.
Hay theo Brealey và Myers (2003) cũng từng liệt kê “Cổ tức là một trong
mười vấn đề quan trọng chưa được giải quyết trong tài chính”. Vai trò và việc áp
dụng chính sách cổ tức được hỗ trợ bởi các lý thuyết khác nhau như: lý thuyết tín
hiệu (signaling theory), lý thuyết thương mại (trade-off theory), lý thuyết đại diện
(agency theory), lý thuyết chi phí giao dịch (transaction cost theory) và lý thuyết trật
tự phân hạng (pecking order theory). Cho đến nay, đã có nhiều nhà nghiên cứu tiếp
tục chứng minh và phát triển các lý thuyết này để xác định các yếu tố ảnh hưởng
đến chính sách cổ tức của công ty cổ phần.
Nói chung, có hai nhóm yếu tố chính tác động đến chính sách cổ tức của
doanh nghiệp, bao gồm: đặc điểm của công ty và quản trị công ty. Đặc điểm công ty
gồm các yếu tố như: lợi nhuận (Lintner, 1956, Fama và French, 2002), quy mô công
ty (Farinha, 2003; Bebczuk, 2005), mức nợ (Chang và Rhee, 1990, Belden và cộng
sự, 2005), thanh khoản (Ho, 2003, Myers and Bacon, 2004), cấu trúc tài sản (Myers,
1984; Koch and Shenoy, 1999), ngành công nghiệp (Baker và Powell, 2000, Naceur
và cộng sự, 2006), cơ hội tăng trưởng (Kowalewski và cộng sự, 2008, Al-Najjar và
Hussainey, 2009) và rủi ro kinh doanh (Aivazain và cộng sự, 2003, Li và
Zhao,2008). Quản trị công ty gồm: quyền quản lý- management ownership (
(Jensen và cộng sự, 1992. Short et al, 2002), quyền sở hữu tập trung - ownership
concentration (Khan, 2006), ban giám đốc - board of directors (Bathala và Rao,
1995) và chất lượng kiểm toán - audit quality (Deshmukh, 2005).
Gần đây, mối quan hệ tồn tại giữa thanh khoản trong thị trường chứng khoán
và nền kinh tế ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Ở cấp độ vĩ mô, các nghiên cứu
của Kaul và Kayecetin (2009), Beber và cộng sự (2010), Naes và cộng sự (2011)
cho thấy bằng chứng ở mức độ tổng hợp và ngành, về mối quan hệ cùng chiều giữa
tính thanh khoản của thị trường chứng khoán và các biến thực như GDP và đầu tư
(FDI). Ở cấp độ kinh tế vi mô, mối quan hệ giữa thanh khoản và các quyết định của
công ty đã được nghiên cứu trên nhiều khía cạnh như: thanh khoản cổ phiếu ảnh
hưởng cấu trúc vốn công ty, cụ thể là thanh khoản cổ phiếu cao sẽ dẫn đến chi phí
vốn chủ sở hữu thấp và vì vậy công ty sẽ ưu tiên phát hành cổ phiếu để tăng vốn
hơn là vay nợ (Weston, Butler và Grulon, 2005), tính thanh khoản cổ phiếu có mối
quan hệ thuận chiều với đầu tư của công ty tại 4 nước châu Mỹ Latinh: Brazil,
Chile, Argentina và Mexico (Francisco Munoz 2012), thanh khoản cổ phiếu cao làm
giảm nguy cơ vỡ nợ của công ty, thông qua hai cơ chế: cải thiện hiệu quả thông tin
giá chứng khoán và cải thiện quản trị doanh nghiệp (Jonathan Brogaard và cộng sự
2017), thanh khoản cổ phiếu có một tác động đáng kể đến việc cải thiện giá trị công
ty và dẫn đến quản trị doanh nghiệp tốt hơn (William Mingyan Cheung và công sự
2015) hay tính thanh khoản của cổ phiếu làm hạn chế khả năng giảm giá cổ phiếu,
được xác định qua hai cơ chế khả thi: sự đe dọa can thiệp và thông tin giá cả
(Yogesh Chauhan và cộng sự 2017). Những nghiên cứu này cung cấp bằng chứng
hỗn hợp vào việc có hay không thanh khoản cổ phiếu tăng hay cản trở quản trị
công ty. Ở Việt Nam, nghiên cứu về tính thanh khoản cổ phiếu cũng nhận được
nhiều quan tâm như Trương Đông Lộc (2015) tìm thấy thanh khoản cổ phiếu có
tương quan ngược chiều với tỷ lệ nợ của công ty niêm yết trên sàn Hose giai đoạn
2009- 2013.
Mặc dù được xem xét là một nhân tố quan trọng trong việc ra các quyết định
của công ty, nhưng chưa có nhiều nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến mối quan
hệ giữa thanh khoản cổ phiếu và tỷ lệ chia cổ tức. Do đó, bài nghiên cứu này chọn
mô hình nghiên cứu của Fuxiu Jiang, Yunbiao Ma và Beibei Shi (2016) “Mối quan
hệ giữa thanh khoản cổ phiếu và tỷ lệ chia cổ tức của các công ty niêm yết trên
sàn Hose giai đoạn 2007- 2016”, để khảo sát hiệu ứng thông tin của thanh khoản
cổ phiếu có tác động lên tỷ lệ chia cổ tức tiền mặt của các công ty hay không, đồng
thời tìm ra xu hướng tác động giữa chúng.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu:
Bài nghiên cứu cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm về sự tồn tại mối
quan hệ giữa thanh khoản cổ phiếu và tỷ lệ chi trả cổ tức của các công ty niêm yết
trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (Hose).
Để khám phá mối liên hệ này, bài nghiên cứu tiến hành xem xét các vấn đề
sau:
- Thứ nhất, mối quan hệ giữa thanh khoản cổ phiếu và tỷ lệ chia cổ tức
- Thứ hai, mối quan hệ giữa thanh khoản cổ phiếu và tỷ lệ chia cổ tức theo
nhóm công ty có thanh khoản cổ phiếu cao và theo nhóm công ty có thanh khoản cổ
phiếu thấp.
- Thứ ba, tác động của các biến tương tác như bất cân xứng thông tin, sở hữu
nhà nước, mẫu thuẫn thay mặt giữa nhà quản lý và cổ đông đến mối quan hệ giữa
thanh khoản cổ phiếu và tỷ lệ chia cổ tức.
1.3 Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu:
Để kiểm tra tác động của thanh khoản cổ phiếu lên tỷ lệ chi trả cổ tức của các
công ty, tác giả chọn mẫu nghiên cứu là các công ty phi tài chính được niêm yết trên
sàn giao dịch chứng khoán HOSE.
Bộ dữ liệu được lấy theo năm, riêng dữ liệu liên quan đến giá được tính theo
ngày trong phạm vi giới hạn từ năm 2007 đến 2016.
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
Bài nghiên cứu này sử dụng các phương pháp định lượng, mô hình hồi quy
cơ bản: phương pháp Tobit và Logit để ước lượng mô hình nhằm kiểm tra tác động
của thanh khoản lên tỷ lệ chi trả cổ tức (Chay và Suh, 2009). Với tỷ lệ chi trả cổ tức
được thay mặt bởi 3 biến proxy (DVE, DVC và DVP), thanh khoản cũng được đo
tương ứng bằng các phương pháp khác nhau (ILQ theo Amihud 2002, PZR theo
Lesmond 1999 và Turnover). Đồng thời, để kiểm tra lại các kết luận trong quá trình
phân tích hồi quy dữ liệu bảng (panel data), tác giả sử dụng phương pháp bình
phương nhỏ nhất (OLS), tiến hành hồi quy với hiệu ứng cố định (fixed effect model
- FEM), hồi quy hiệu ứng ngẫu nhiên (radom effect model – REM) để thay thế. Qua
các phương pháp kiểm định để tìm ra phương pháp hồi quy phù hợp hơn. Bài
nghiên cứu còn sử dụng phân tích hồi quy đa biến để đánh giá chính thức tầm quan
trọng của hiệu ứng thông tin của thanh khoản sau khi kiểm soát các yếu tố khác của
cổ tức. Bài nghiên cứu cho ra kết quả là phù hợp vì đã xem xét đến hiện tượng nội
sinh và kiểm tra tính vững qua các phương pháp đo thanh khoản cổ phiếu thay thế.
1.5 Đóng góp của đề tài
Bài nghiên cứu góp phần vào các tài liệu về cách thức ảnh hưởng tính thanh
khoản của cổ phiếu lên tiền chi trả cổ tức theo một hướng tiếp cận khác.Theo quan
điểm của chi phí giao dịch khách hàng truyền thống, mối quan hệ giữa thanh khoản
cổ phiếu và tỷ lệ chi trả cổ tức của công ty là ngược chiều. Ngược lại, tác giả tìm
thấy mối quan hệ là cùng chiều: thanh khoản cổ phiếu làm tăng tỷ lệ chi trả cổ tức
Ghi chú: số liệu ở trong dấu ngoặc () là thống kê t. *, **, *** có ý nghĩa thống kê lần lượt
tại 10%, 5% và 1%.
Theo bảng kết quả 4.10 cho thấy rằng mối liên hệ cùng chiều giữa thanh
khoản và tiền chi trả cổ tức của công ty rõ ràng hơn khi có nhiều tiền mặt thặng dư.
Tuy nhiên, kết quả chưa mạnh mẽ khi chỉ tìm thấy mối tương quan cùng chiều và có
ý nghĩa giữa biến tương tác LIQ*RER và DVP (cột 6) là 0.25, t=3.06, và mức ý
nghĩa là 5%.
4.6 Giải thích thay thế: Xung đột thay mặt giữa nhà quản lý và cổ đông
Bài nghiên cứu tiến hành kiểm tra để loại trừ một vài cách giải thích thay thế
cũng có thể đoán mối quan hệ cùng chiều giữa tính thanh khoản của cổ phiếu và
tỷ lệ trả cổ tức.
Xung đột thay mặt giữa nhà quản lý và cổ đông
Mặc dù các vấn đề thay mặt chủ yếu nằm giữa cổ đông kiểm soát và cổ đông
thiểu số, cũng có xung đột thay mặt giữa các nhà quản lý và cổ đông trong các công
ty niêm yết. Bởi vì thanh khoản có thể tăng thông tin giá cổ phiếu và thúc đẩy nhà
quản lý bồi thường hiệu quả hơn (Holmström Và Tirole, 1993), và do đó làm giảm
các vấn đề thay mặt giữa các nhà quản lý và cổ đông, các phát hiện của bài nghiên
cứu có thể góp phần giảm nhẹ các xung đột đó.
Để loại trừ lời giải thích có thể này, tác giả chia mẫu nghiên cứu thành hai
mẫu phụ theo tiêu chí có hay không có nhà quản lý sở hữu cổ phần của công ty. Sử
dụng biến Nc_blockholders là một biến giả bằng 1 nếu có một blockholder thứ hai
(khác nhóm cổ đông kiểm soát) nắm giữ trên 10% tổng số cổ phần và bằng không
trong trường hợp khác. Quyền sở hữu cổ phiếu liên kết sự khuyến khích của người
quản lý với các cổ đông khác, do đó giảm chi phí thay mặt (Jensen và Meckling,
1976). Nếu mối quan hệ cùng chiều giữa thanh khoản và tỷ lệ trả cổ tức được tạo ra
từ việc giảm thiểu xung đột giữa các nhà quản lý và các cổ đông, bài nghiên cứu
cho thấy các công ty mà nhà quản lý không nắm quyền sở hữu có một ảnh hưởng
mạnh mẽ hơn của thanh khoản lên cổ tức.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Mối quan hệ giữa giá chứng khoán và tỷ giá hối đoái – Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và giá chứng khoán Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu hệ thống cân cơ nông vùng mặt và mối liên quan với thần kinh mặt Y dược 0
D NGHIÊN CỨU MỐI NỐI DỊ THỂ PN TRÊN NỀN VẬT LIỆU ZnO Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên cứu mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng kinh tế ở thành phố Hồ Chí Minh Luận văn Kinh tế 0
N Nghiên cứu đặc điểm địa mạo và mối liên quan của chúng với cấu trúc địa chất vùng Ba Vì - Sơn Tây Luận văn Sư phạm 4
T Nghiên cứu đa dạng sinh học một số nhóm động vật không xương sống ở đất (Mối, Collembola, Nhện, Giun Luận văn Sư phạm 0
B Nghiên cứu, đánh giá xu thế biến động địa môi trường đới ven biển Tiên Yên - Hà Cối trong các mối qu Luận văn Sư phạm 0
B Nghiên cứu hiệu chỉnh mối quan hệ giữa các mô hình tính toán và dự báo sự lan truyền chất ô nhiễm tr Luận văn Sư phạm 2
P Nghiên cứu mối tương quan giữa các phương pháp điều chế polyme L-lactic với phân tử lượng và các đặc Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top