Download miễn phí Tiểu luận Quan điểm toàn diện, đặc biệt là quan điểm toàn diện trong đổi mới kinh tế ở nước ta hiện nay





Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu cơ sở vật chất - kỹ thuật thấp kém, trình độ của lực lượng sản xuất chưa phát triển, quan hệ sản xuất XHCN mới được thiết lập, chưa hoàn thiện vì vậy, quá trình công nghiệp hoá là quá trình xây dựng cơ sở vật chất cho nền kinh tế.
Trong xu thế khu vực hoá và toàn cầu hoá về kinh tế đang phát triển mạnh mẽ, trong điều kiện cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghiệp hiệnd đại phát triển rất nhanh chóng: những thuận lợi và khó khăn về khách quan và chủ quan, có nhiều thời cơ và thách thức, nền kinh tế của chúng ta đan xen với nhau, tác động lẫn nhau. Vì vậy, đất nước chúng ta phải chủ động, sáng tạo nắm lấy thời cơ, phát huy những thuận lợi để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá tạo ra thế và lực mới để vượt qua những khó khăn, đẩy lùi nguy cơ, đưa nền kinh tế tăng trưởng phát triển bền vững.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

hiện tượng từ nhiều khía cạnh từ mối liên hệ với sự vật hiện tượng khác sẽ giúp con người có nhận thức sâu sắc, toàn diện về sự vật và hiện tượng đó tránh được quan điểm phiến diện về sự vật và hiện tượng chúng ta nghiên cứu. Từ đó có thể kết luận về bản chất qui luật chung của chúng để đề ra những biện pháp kế hoạch có phương pháp tác động phù hợp nhằm đem lại hiệu quả coa nhất cho hoạt động của bản thân. Tuy nhiên, trong nhận thức và hành động chúng ta cần lưu ý tới sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các mối liên hệ trong điều kiện xác định.
II. Quan điểm toàn diện trong quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam hiện nay
1. Thực trạng nền kinh tế Việt Nam những năm trước đổi mới
Sau khi đất nước được giải phóng (năm 1976) và đất nước thống nhất năm (1976). Mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung ở miền Bắc được áp dụng trên phạm vi cả nước. Mặc dù có nỗ lực rất lớn trong xây dựng và phát triển kinh tế, Nhà nước đã đầu tư khá lớn nhưng vì trong chính sách có nhiều điểm duy ý chí nên trong 5 năm đầu (1976 - 1980) tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm chạp chỉ đạt 0,4%/năm (kế hoạch là 13 - 14%/năm) thậm chí có xu hướng giảm sút và rơi vào khủng hoảng. Biểu hiện ở các mặt.
ã Kinh tế tăng trưởng chậm, nhiều chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm lần thứ hai và ba không đạt được. Tất cả 15 chỉ tiêu kế hoạch đặt ra cho năm 1976 - 1980 đều không đạt được, thậm chí tỉ lệ hoàn thành còn ở mức rất thấp. Chỉ có 7 chỉ tiêu đạt 50 - 80% so với kế hoạch (điện, cơ khí, khai hoang, lương thực, chăn nuôi lợn, than, nhà ở) còn 8 chỉ tiêu khác chỉ đạt 25 - 48% (trồng rừng, gỗ tròn, vải lụa, cá biẻn, giấy, xi măng, phân hoá học, thép).
ã Cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có của nền kinh tế Quốc dân còn yếu kém, thiếu đồng bộ, cũ nát, trình độ nói chung còn lạc hậu (phổ biến là trình độ kỹ thuật của những năm 1960 trở về trước) lại chỉ phát huy được công suất ở mức 50% là phổ biến công nghiệp nặng còn xa mới đáp ứng được nhu cầu tối thiểu; công nghiệp nhẹ bị phụ thuộc 70 - 80% nguyên liệu nhập khẩu. Do đó đa bộ phận lao động vẫn là lao động thủ công, nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nhỏ. Phân công lao động xã hội kém phát triển, năng suất lao động xã hội rất thấp.
ã Cơ cấu kinh tế chậm thay đổi, nền kinh tế bị mất cân đối nghiêm trọng. Sản xuất phát triển chậm, không tương xứng vưói sức lao động và vốn đầu tư bỏ ra. Sản xuất không đủ tiêu dùng, làm không đủ ăn, phải dựa vào nguồn bên nogài ngày càng lớn. Toàn bộ qũy tích luỹ (rất nhỏ bé) và một phần quỹ tiêu dùng phải dựa vào nguồn nước ngoài (riêng lương thực phải nhập 5,6 triệu tấn trong thời gian 1976 - 1980. Năm 1985 nợ nước ngoài lên tới 8,5 tỉ Rup - USD cái hố ngăn cách giữa nhu cầuvà năng lực sản xuất ngày càng sâu.
ã Phân phối lưu thông bị rối ren. Thị trường tài chính, tiền tệ không ổn định. Ngân sách Nhà nước liên tục bị bội chi và ngày càng lớn năm 1980 là 18,1%, 1985 là 36,6% dẫn đến bội chi tiền mặt. Năm 1976, trên phạm vi cả nước, lạm phát đã xuất hiện và ngày càng nghiêm trọng giá cả tăng nhanh. Đời sống nhân dân ngày càng khó khăn, do đó tiêu cực và bất công xã hội tăng lên. Trật tự xã hội bị giảm sút. Những điều đó chứng tỏ trong giai đoạn này nước ta bị khủng hoảng kinh tế chính trị, xã hội.
Trước tình hình đó, Đảng cộng sản Việt Nam đã khởi xướng lãnh đạo thực hiện công cuộc đổi mới.
2. Nội dung của đổi mới
Tại Đại hội Đảng VI (tháng 12 / 1986) đã xem lại một cách căn bản về vấn đề cải tạo XHCN và đưa ra quan điểm về xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần và coi nó là nhiệm vụ cơ bản cho quá trình đổi mới toàn diện nền kinh tế. Vậy nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN thực chất là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN.
2.1.Xây dựng nền kinh tế thị trường là một tất yếu khách quan
Cơ sở khách quan cho sự tồn tại và phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam, gồm 3 cơ sở chính:
ã Trong nền kinh tế nước ta tồn tại nhiều hình thức sở hữu đó là sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân (gồm sở hữu cá thể, sở hữu tiểu chủ, sở hữu tư bản tư nhân), sở hữu hỗn hợp. Do đó tồn tại nhiều chủ thể kinh tế độc lập, lợi ích riêng nên quan hệ kinh tế hàng hoá giữa họ chỉ có thể thực hiện bằng quan hệ hàng hoá tiền tệ.
ã Phân công lao động xã hội với tính cách là cơ sở chung của sản xuất hàng hoá chẳng những không mất đi, mà trái lại còn được phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Phân công lao động trong từng khu vực, từng địa phương cũng ngày càng phát triển sự phát triển của phân công lao động được thể hiện ở tính phong phú, đa dạng và chất lượng ngày càng cao của sản phẩm đưa ra trao đổi trên thị trường.
ã Quan hệ hàng hoá, tiền tệ còn cần thiết trong quan hệ kinh tế đối ngoại đặc biệt trong điều kiện phân công lao động quốc tế ngày càng sâu sắc, vĩ mô nước là một quốc gia riêng biệt, là người chủ sở hữu đối với các hàng hoá đưa ra tra đổi trên thị trường thế giới. Sự trao đổi ở đây phải theo nguyên tắc ngang giá.
Mặt khác xây dựng kinh tế thị trường còn nhiều tác dụng to lớn đối với nền kinh tế Việt Nam.
+ Nền kinh tế nước ta khi bước vào thời kì quá độ lên CNXH mang nặng tính tự cung tự cấp, vì vậy sản xuất hàng hoá phát triển sẽ phá vỡ dần kinh tế tự nhiên và chuyển thành nền kinh tế hàng hoá, thúc đẩy sự xã hội hoá sản xuất. Kinh tế hàng hoá tạo ra động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Do cạnh tranh giữa những người sản xuất hàng hoá, buộc mỗi chủ thể sản xuất phải cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới để giảm chi phí nhờ đó có thể cạnh tranh về giá cả. Quá trình đó thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, nâng cao năng suất lao động xã hội.
+ Kinh tế hàng hoá kích thích chức năng động sáng tạo của chủ thể kinh tế kích thích việc nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã cũng như tăng khối lượng hàng hoá và dịch vụ. Sự phát triển của kinh tế chuyên môn hoá sản xuất. Vì thế phát huy được tiềm năng và lợi thế của từng vùng, cũng như lợi thế của đất nước có tác dụng mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài.
+ Sự phát triển của kinh tế thị trường sẽ thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, do đó tạo điều kiện ra đời của sản xuất lớn có xã hội hoá cao; đồng thời chọn lọc được những người sản xuất kinh doanh giỏi, hình thành đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ lao động lành nghề đáp ứng vào nhu cầu phát triển của đất nước.
Nói tóm lại, phát triển kinh tế thị trường là một tất yếu kinh tế với nước ta, một nhiệm vụ kinh tế cấp bách để chuyển nền kinh tế lạc hậu của nước ta thành nền kinh tế hiện đại, hội nhập vào sự phân công lao động quốc tế. Đó là con đường đúng đắn để phát triển lực lượng sản xuất, khai thác có hiệu quả tiềm năng của đất nước vào sự nghiệp công ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Vận dụng quan điểm toàn diện trong quá trình đổi mới giáo dục ở Việt Nam hiện nay Luận văn Sư phạm 0
T Phát triển con người toàn diện Từ học thuyết Mác đến tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng Môn đại cương 0
N Vận dụng quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân trong tình hình hiện na Văn hóa, Xã hội 0
L Vận dụng quan điểm toàn diện vào việc huy động vốn cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Luận văn Kinh tế 2
K [Free] Quan điểm toàn diện với việc xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Lý luận về nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và quan điểm toàn diện và việc xây dựng nền kinh Luận văn Kinh tế 0
V Vận dụng quan điểm toàn diện của triết học Mác Lênin để phân tích xây dựng nền kinh tế thị trường ở Luận văn Kinh tế 2
V [Free] Vận dụng quan điểm toàn diện trong triết học Mac-Lenin để phân tích quá trình chuyển đổi kinh Luận văn Kinh tế 0
M [Free] Vận dụng quan điểm toàn diện để phân tích quá trình xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa ở nước t Luận văn Kinh tế 0
B Quan điểm toàn diện trong hoạt động quản lý quan hệ khách hàng Tài liệu chưa phân loại 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top