Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Mở đầu


Dưới ngọn cờ lãnh đạo tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh và Bác Hồ vĩ đại nhân dân ta đã từng đánh bại 2 đế quốc hùng phát triển nhất thế giới: Đế quốc Pháp và đế quốc Mỹ. Ngày nay trong công cuộc xây dựng kinh tế đất nước, Đảng lại lãnh đạo nhân dân đi hết từ thành công này đến thành công khác, mang lại sự đổi thay từng ngày từng giờ cho nền kinh tế Việt Nam cũng như mang lại sức sống mới cho nhân dân cả nước. Tuy rằng trước đây chúng ta đã duy trì kinh tế bao cấp, việc đó làm trí tuệ nền kinh tế, thế nhưng Đảng ta đã nhanh chóng nắm bắt tình thế và đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào tình hình mới, thời đại mới, Đảng ta đã chủ trương chuyển từ kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước vào năm 1986 công cuộc đổi mới đã đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng trầm trọng sang phát triển nhanh. Từ một nước phải nhập khẩu gạo trong những năm đầu giải phóng đất nước, đến nay, Việt Nam đã trở thành một trong 3 nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới sau Mỹ và Thái Lan. Quan hệ thương mại của nước ta cũng ngày càng được mở rộng với chủ trương "Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới". Nước ta đã gia nhập ASEAN, AFTA... và sắp tới Việt Nam mong muốn được gia nhập WTO - tổ chức thương mại thế giới và đến khi đó thì nền kinh tế của Việt Nam sẽ có những bước tiến mới, hứa hẹn một sự tăng trưởng cao. Không chỉ trong lĩnh vực thương mại mà trong những ngành khoa học cơ bản cũng dần dần được đầu tư thích đáng hơn và có sự chú ý hơn của Nhà nước, bằng chứng là ngân sách nhà nước cho những ngành này đã tăng lên đáng kể so với những năm đầu thập kỷ 90. Trong quá trình lãnh đạo đất nước để thực hiện mục tiêu "Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh" tiến lên CNXH Đảng ta đã kiên định đường lối lãnh đạo, kế thừa và phát huy chủ nghĩa Mác - Lênin và biết áp dụng thực tiễn phép biện chứng của Mác một cách linh hoạt trong những đường lối, định hướng, chính sách hoạch định phát triển kinh tế xã hội trong nước. Phép phủ định biện chứng với hai đặc trưng cơ bản là tính tất yếu khách quan và tính kế thừa được thể hiện rõ trong quá trình đổi mới nền kinh tế ở Việt Nam. Đó là sự ra đời của nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước phủ định lại nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước phủ định lại nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp đã không còn phù hợp trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam qua những thành tựu mà nó mang lại ta có thể khẳng định chủ nghĩa duy vật biện chứng Mác - Lênin luôn là nền tảng chắc, là kim chỉ nam dẫn đường. Nhận thức được tầm quan trọng của chủ nghĩa duy vật biện chứng Mác - Lênin đặc biệt là phép phủ định biện chứng đối với công cuộc đổi mới kinh tế của Việt Nam mà bộ môn triết học Mác - Lênin đã nâng lên thành một đề tài nghiên cứu khoa học cho sinh viên, do đó em chọn đề tài "Phủ định biện chứng và sự vận dụng trong việc phát triển bỏ qua chế độ TBCN tiến lên CNXH ở nước ta" để nghiên cứu. Trong qúa trình nghiên cứu đề tài, em rất vui khi được tiếp xúc với những lý luận cơ bản cần thiết và rất vui mừng khi được nâng cao kiến thức qua việc nghiên cứu. Tuy nhiên, vì đây là lần đầu tiên thử sức với một đề tài vừa mang tính lý luận, vừa mang tính thực tiễn cao nên em không tránh khỏi sai sót, em mong các thầy cô thông cảm và giúp đỡ em trong quá trình hoàn thiện tư duy và kiến thức của mình.
Em xin chân thành Thank thầy giáo đã tận tình cung cấp phần lớn kiến thức và phương pháp để em hoàn thành bài tiểu luận này.
B. Nội dung
Phần I: Nội dung lý luận

I. Khái niệm phủ định biện chứng
1. Định nghĩa phủ định biện chứng
Thế giới vật chất vận động và phát triển không ngừng. Một dạng nào đó của vật chất được sinh ra, tồn tại, rồi mất đi được thay thế bằng một dạng vật chất khác. Triết học Mác sinh ra, tồn tại, rồi mất đi được thay thế bằng một dạng về chất, sự đấu tranh của các mặt đối lập dẫn tới mâu thuẫn được giải quyết, sự vật cũ mất đi và sự vật mới ra đời. Triết học gọi sự thay thế đó là sự phủ định. Phủ định bao gồm phủ định siêu hình và phủ định biện chứng. Trái với phủ định siêu hình làm chấm dứt sự phát triển thì phủ định biện chứng lại tạo ra những điều kiện tiền đề cho sự phát triển hay một thay đổi nào đó làm cho sự phát triển hay một thay đổi nào đó làm cho sự vật phát triển. ở đây ta chỉ nghiên cứu về phủ định biện chứng là hình thức giải quyết các mâu thuẫn nội tại của bản thân sự vật bị phủ định sự phủ định mà mỗi sự thay thế chuyển hoá làm thành một mắt khâu trong sợi dây xích phát triển của hiện thực và của tư duy. Từ những sự nhận định trên chủ nghĩa duy vật đã đưa ra khái niệm: Phủ định biện chứng là quá trình tự thân vận động phủ định, tự thân phát triển, là mắt khâu trên con đường dẫn tới sự ra đời của cái mới, tiến bộ hơn so với cái bị phủ định.
2. Đặc điểm của phủ định biện chứng.
- Tính khách quan:
Những người theo quan điểm siêu hình coi phủ định là do những nguyên nhân bên ngoài đưa lại, xem sự vật hiện tượng là những cái cô lập, tách rời nhau. Phương pháp biện chứng khẳng định cái mới ra đời thay thế cái cũ nằm ngay trong bản thân sự vật, nó là kết quả của những mâu thuẫn được giải quyết trong bản thân mỗi sự vật.
Khi đề cập tới vấn đề này, chúng ta lưu ý rằng, mỗi sự vật có cách phủ định biện chứng riêng, do đó mà có sự phát triển. Sự phủ định là kết quả hoạt động của quy luật mâu thuẫn và quy luật lượng chất trong đó mâu thuẫn mới phủ định mâu thuẫn cũ, chất mới thay thế chất cũ và xuất phát từ xu hướng vận động của sự vật hiện tượng, từ chính trong nội lực của sự vật.
Ví dụ: CNXH phủ định CNTB là kết quả của việc giải quyết mâu thuẫn cơ bản khách quan, vốn có trong lòng xã hội tư bản, mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hoá của lực lượng sản xuất và tính chất chiếm hữu tư nhân TBCN về tư liệu sản xuất được biểu hiện về học thuyết khoa học ngày càng phát triển là kết quả của quá trình phủ định của những tri thức đúng đắn, sâu sắc đối với những tri thức sai lầm hay kém sâu sắc, không đầy đủ.
- Tính kế thừa:
Kế thừa là việc cái mới ra đời từ các giữ lại trong đó những yếu tố tích cực tiến bộ từ cái cũ tạo đi cho phù hợp. Phủ định biện chứng là kết quả của sự tự thânphát triển trên cơ sở giải quyết những mâu thuẫn vốn có của các sự vật và hiện tượng, cho nên cái mới ra đời không thể là một sự phủ định tuyệt đối, phủ định, sạch trơn, đoạn tuyệt siêu hình đối với cái cũ, mà là một sự phủ định có kế thừa. Để dẫn tới sự ra đời của cái mới, quá trình phủ định biện chứng bao hàm trong đó nhân tố giữ lại những nội dung tích cực của cái phủ định. Phủ định biện chứng, do vậy, là sự phủ định mang tính kế thừa. Với ý nghĩa như vậy, phủ định đồng thời là khẳng định, diễn đạt tư tưởng đó, Lênin viết:
"Không phải sự phủ định sạch trơ, không phải sự phủ định không suy nghĩ, không phải sự phủ định hoài nghi, không phải sự do dự, cũng không phải sự nghi ngờ là cái đặc trưng và cái bản chất trong phép biện chứng... mà lại sự phủ định coi như là vòng khâu của liên hệ, vòng khâu của sự phát triển, với sự duy trì cái khẳng định".
Giá trị của sự kế thừa biện chứng được quy định bởi vai trò của nó trong sự ra đời của cái mất. Không có cái mới nào lại ra đời hư vô, nhờ việc giữ lại nhân tố tích cực của cái phủ định mà cái mới có tiền đề cho sự xuất hiện của mình.
Cái quá khứ không biến đổi đi mà không để lại một dấu vết nào trong dòng chảy vô tận của thời gian.Thật ra, nó đã tham gia vào việc tạo ra cái hiện tại, nó tạo thành mối liên hệ sống động trogn thời gian. Một trong những hình thức quan trọng của cái được kế thừa trong đời sống xã hội là truyền thống. Truyền thống là cái chứa đựng trong bản thân mình những năng lực to lớn để tạo ra cái mới.
Song, ngay cả đối với nhân tố tích cực của cái phủ định được giữ lại, nó vẫn được duy trì dưới lớp lọc bỏ. Thực chất của sự phát triển là sự biến đổi, mà giai đoạn sau còn bảo tồn tất cả những gì tích cực đã được tạo ra ở giai đoạn trước chẳng hạn trong khi phủ định. Chủ nghĩa tư bản với tư cách là chế độ lỗi thời chủ nghĩa xã hội cũng kế thừa toàn bộ những thành quả của sự phát triển tiến bộ xã hội đã đạt được trong chủ nghĩa tư bản, song, những yếu tố được giữ lại đó cũng phải được cải tạo, được biến đổi trên cơ sở những nguyên tắc của chủ nghĩa xã hội để trở thành những yếu tố nội tại của CNXH.
Trong quá trình đổi mới hiện nay, chúng ta phải biết kế thừa những di sản tích cực của dân tộc cũng như của thế giới. Nhưng có lúc, có nơi đã coi nhẹ việcu khai thác vốn quý báu của dân tộc, có quan điểm phủ định sạch trơn. Ngược lại có lúc có nơi lại phục hồi cả những phong tục tập quán đã lỗi thời, không biết đứng trên yêu cầu mới của cách mạng mà cải biến và sử dụng những vốn cũ đó cho phù hợp.
3. So sánh phủ định biện chứng với phủ định siêu hình để thấy nguyên nhân, động lực của sự phát triển là gì.
Đối lập với quan điểm biện chứng, những người theo quan điểm siêu hình coi phủ định là sự xoá bỏ hoàn toàn cái cũ là chấm dứt sự liên hệ, sự vận động, sự phát triển của bản thân sự vật. Do đó quan điểm siêu hình không thấy được tiền đề của sự nảy sinh ra cái mới. Mặt khác, khi nói đến kế thừa, thì họ lại hiểu kế thừa một cách nguyên xi, không phê phán, không cải tiến cải tạo chúng hay lắp ghép các yếu tố của cái cũ vào cái mới một cách đơn giản, máy móc.
Những người thuộc "Phái văn hoá vô sản" ở Nga đầu những năm cách mạng có thái độ phủ định sạch trơn nền văn hoá quá khứ. Theo họ nền văn hoá vô sản không có liên quan gì với nền văn hoá trước họ chủ trương xây dựng lại từ đầu nền văn hoá mới của giai cấp vô sản. Đây là quan điểm siêu hình xem phát triển chỉ là sự phát triển tăng hay giảm đi thuần tuý về lượng, không có sự thay đổi về chất. Tất cả tính muôn vẻ về chất bất biến trong toàn bộ quá trình tồn tại của nó. Sự phát triển chỉ là sự thay đổi về số lượng của từng loại đang có, không có sự nảy sinh những loại mới với những quy định mới về chất, có thay đổi về chất chăng nữa thì đó cũng chỉ diễn ra theo một vòng tròn khép kín.
Quan điểm siêu hình về sự phát triển cũng xem sự phát triển như là một quá trình tiến lên liên tục, không có những bước quanh có phức tạp.
Như vậy, việc thừa nhận hay không thừa nhận sự phát triển vẫn không đủ căn cứ để phân biệt một quan điểm biện chứng với một quan điểm siêu hình. Điều chủ yếu để phân định hai quan điểm đó là phải làm rõ quá trình phát triển diễn ra như thế nào, trong quan điểm duy vật biện chứng, phát triển là một phạm trù triết học dùng để khai thác quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.
Theo quan điểm đó, phát triển là một trường hợp đặc biệt của sự vận động. Trong quá trình phát triển sẽ nảy sinh những tính quy định mới cao hơn về chất, nhờ vậy, làm tăng cường tính phức tạp của sự vật và của sự liên hệ, làm cho cả cơ cấu tổ chức, cách tồn tại và vận động của sự vật cùng chức năng vốn có của nó ngày càng hoàn thiện hơn.
Trong quan điểm biện chứng, sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi về lượng dẫn tới sự thay đổi về chất, sự phát triển diễn ra theo đường xoay trôn ốc, nghĩa là trong quá trình phát triển dường như có sự quay trở lại điểm xuất phát, nhưng trên cơ sở mới cao hơn.
Với đặc điểm như vậy, phủ định biện chứng không chỉ là nhân tố khắc phục cái cũ, mà còn là gắn liền cái cũ với cái mới, cái khẳng định với cái phủ định. Phủ định biện chứng trở thành vòng khâu tất yếu của sự liên hệ và sự phát triển.
II. Tính đặc thù của phủ định biện chứng với đổi mới trong lĩnh vực kinh tế xã hội.
Nền kinh tế xã hội nào cũng có những khuyết tật, những mâu thuẫn tồn tại trong lòng nó, và một xã hội mà luôn giữ một kiểu tổ chức sản xuất, cách sản xuất thì chắc chắn sẽ không thể tiến lên được. Vì vậy nền sản xuất phải luôn được đổi mới phù hợp với phép phủ định biện chứng. Nền sản xuất lỗi thời, không còn năng động nữa sẽ được thay thế bởi nền sản xuất tiến bộ, năng động và phát triển hơn phù hợp với thời đại.

Các giải pháp thực hiện.
Theo phương diện triết học khi chuyển đổi sang nền kinh tế cơ chế thị trường với sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, để đạt được một nền kinh tế vững mạnh thì trước hết phải tìm ra con đường nhanh nhất để thực hiện đồng bộ cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN.
- Đẩy mạnhu cách mạng khoa học - công nghệ nhằm phát triển nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đảng ta đã xác định muốn phát triển kinh tế thì phải đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học - công nghệ vào sản xuất và lưu thông, đảm bảo cho nền kinh tế hàng hóa đủ sức cạnh tranh trên thị trường.
- Nhà nước cần chỉ đạo xây dựng đúng đắn quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các vùng, các tỉnh trở thành vùng, tỉnh khá giàu có, ưu tiên tập trung đầu tư ngân sách nhà nước đầu tư phát triển nhanh kinh tế xã hội của các tình khó khăn theo quy hoạch phát triển đã được duyệt.
- Mở rộng phân công lao động, phân bố lại lao động và dân cư trong phạm vi cả nước cũng như từng địa phương, từng vùng theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa phân công lại lao động giữa các ngành theo hướng chuyên môn hóa, hợp tác hoá, lao động công nghiệp và dịch vụ tăng tuyệt đối và tương đối.
- Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại: Ta phải đa dạng hóa hình thức, đa phương hoá đối tác phải quán triệt nguyên tắc đôi bên cùng có lợi. Phải triệt để khai thác lợi thế của đất nước trong quan hệ kinh tế quốc tế nhằm khai thác tiềm năng lao động, tài nguyên thiên nhiên của đất nước, thu hút vốn đầu tư, kỹ thuật công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý của các nước khác.
- Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế và các nhà kinh doanh giỏi phù hợp với yêu cầu của kinh tế thị trường.
- Đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước đối với doanh nghiệp Nhà nước.
- Thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần coi đây là điều kiện cơ sở, để thúc đẩy kinh tế thị trường phát triển nhờ đó mà sử dụng có hiệu quả sức mạnh tổng hợp của mọi thành phần kinh tế huy động những tiềm năng to lớn còn bị phân tán của xã hội và phát triển sản xuất.
- Giữ vững ổn định chính trị hoàn thiện về hệ thống pháp luật đổi mới các chính sách tài chính tiền tệ, giá cả.
Quá trình vận động của lịch sử nhân loại chỉ thấy mặt lý luận, mặt tư tưởng khoa học hay đường lối hay mãi mãi chỉ là lý thuyết tồn tại trên giấy tờ nếu chúng không được thể chế hoá thành hiến pháp, pháp luật, thành cơ chế chính sách của Nhà nước chỉ có bằng sức mạnh của hiện pháp, pháp luật chính sách của Nhà nước, định hướng XHCN mới có thể đi vào cuộc sống nhờ đó các năng lực sản xuất hiện có trong xã hội ta mới được giải phóng, được cởi mở những xiềng xích của chế độ cũ, những tập quán, lề lối làm ăn, lạc hậu. Nhờ đó chúng ta mới lập được nền kinh tế thị trường đồng bộ, mới có khả năng khai thác được các lợi thế cạnh tranh thúc đẩy nền kinh tế phát triển với nhịp điệu nhanh mạnh và vững chắc.
Kết luận

Khi xem xét sự phát triển có một vấn đề được đặt ra là sự phát triển diễn ra theo chiều hướng nào? Quan điểm duy vật biện chứng, triết học Mác đã mang lại câu trả lời cho vấn đề trên ở chỗ: Từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất, sự đấu tranh của các mặt đối lập dẫn tới mâu thuẫn được giải quyết, sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời. Sự ra đời đó là một mắt xích trong sợi dây xích phát triển và là kết quả của sự phủ định cái cũ, cái lỗi thời trên cơ sở kế thừa, lặp lại nhưng không quay trở lại mà có tính chất tiến lên của sự phát triển.
Nhìn vào quá trình phát triển nền kinh tế nước ta, chúng ta thấy việc chuyển đổi nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN là một tất yếu khách quan phù hợp với quy luật phát triển. Trong công cuộc đổi mới nền kinh tế, chúng ta đã xoá bỏ và khắc phục được những khuyết, hạn chế của nền kinh tế mới phù hợp với xu hướng phát triển tất yếu của nền kinh tế thế giới. Đây là bước phát triển cao hơn so với nền kinh tế cũ nhưng chúng ta phải nhận thức sâu sắc rằng đây không phải là sự phát triển cao nhất bởi mọi sự vật hiện tượng đều tồn tại trong lòng nó những mâu thuẫn, và cái mới sẽ ra đời để thay thế cái cũ. Chính vì vậy mà trên con đường phát triển kinh tế của mình, chúng ta luôn phải nghiên cứu tìm tòi ra những giải pháp nhằm đạt được những bước phát triển cao hơn.
Tài liệu tham khảo

1. Giáo trình triết học Mác - LêNin - NXB Chính trị quốc gia - tập II
2. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI
3. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII
4. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII
5. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX
6. Tạp chí triết học, số 1 (101), tháng 2 - 1998.
7. Tạp chí triết học số 4 (116) tháng 8 - 2000.


Mục lục
A. Đặt vấn đề
B. Nội dung
Phần I. Nội dung lý luận
I. Khái niệm phủ định biện chứng
1. Định nghĩa phủ định biện chứng
2. Đặc điểm của phủ định biện chứng
3. So sánh phủ định biện chứng với phủ định siêu hình để thấy nguyên nhân, động lực của sự phát triển là gì
II. Tính đặc thù của phủ định biện chứng với đổi mới trong lĩnh vực kinh tế xã hội
Phần II: Phủ định biện chứng và sự vận dụng trong việc phát triển bỏ qua chế độ TBCN tiến lên CNXH

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
M Phủ định biện chứng và vai trò của nó đối với sự phát triển Kinh tế chính trị 0
C Vận dụng quan điểm Mácxít về phủ định biện chứng vào việc giữ gìn và phát huy văn hoá Tày ở Cao Bằng Kinh tế chính trị 0
N [Free] Khái niệm phép phủ định biện chứng trong CN Mác-LêNin Tài liệu chưa phân loại 0
A Vận dụng khái niệm phủ định biện chứng để phân tích quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
H Vận dụng lý luận về phủ định biện chứng trong phân tích quá trình chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá Luận văn Kinh tế 0
N Ứng dụng của phủ định biện chứng trong quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
B Khái niệm phủ định biện chứng với việc phân tích quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam. Tài liệu chưa phân loại 0
T Đổi mới kinh tế Việt Nam với phép phủ định biện chứng Tài liệu chưa phân loại 0
Q Nhận thức quy luật phủ định biện chứng và tính kế thừa trong quy luật phủ định Tài liệu chưa phân loại 0
L Phủ định biện chứng với quá trình xây dựng nền văn hoá Việt Nam hiện đại đậm đà bản sắc dân tộc Tài liệu chưa phân loại 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top