daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỞ ĐẦU 4
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
THEO HƯỚNG KINH TẾ TRI THỨC
9
1.1. Khái niệm kinh tế tri thức 9
1.1.1. Sự xuất hiện và xu hướng phát triển kinh tế tri thức 9
1.1.2. Bản chất và đặc điểm của kinh tế tri thức 14
1.2. Những yêu cầu đối với nguồn nhân lực trong xu hướng phát triển
của kinh tế tri thức
21
1.2.1. Khái niệm nguồn nhân lực 21
1.2.2. Một số yêu cầu đối với nguồn nhân lực trong xu hướng phát triển
của kinh tế tri thức
27
1.2.3.Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực theo hướng kinh tế tri thức
của một số quốc gia
33
Chương 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG VỀ MẶT TRÍ LỰC CỦA NGUỒN
NHÂN LỰC VIỆT NAM
42
2.1. Phân tích thực trạng chất lượng về mặt trí lực của nguồn nhân lực
Việt Nam
42
2.1.1. Trình độ học vấn 42
2.1.2. Trình độ chuyên môn kỹ thuật 49
2.2. Nhận xét chung 61
2.2.1. Thành tựu đạt được 62
2.2.2. Những hạn chế 63
2.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế 65
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi2
Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
Ở VIỆT NAM THEO HƯỚNG KINH TẾ TRI THỨC
71
3.1. Một số quan điểm phát triển nguồn nhân lực theo hướng kinh tế
tri thức ở Việt Nam
71
3.1.1. Phát triển nguồn nhân lực phải được coi là nhân tố quan trọng nhất
để Việt Nam từng bước phát triển kinh tế tri thức trong quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá
71
3.1.2. Phát triển nguồn nhân lực theo hướng kinh tế tri thức phải phù hợp
với định hướng phát triển các ngành kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
tri thức trong điều kiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, từng bước phát
triển kinh tế tri thức ở Việt Nam
73
3.1.3. Cải cách giáo dục - đào tạo phải được coi là biện pháp quan trọng
hàng đầu nhằm phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu công nghiệp
hoá, hiện đại hoá, từng bước phát triển kinh tế tri thức
75
3.1.4. Sử dụng nguồn nhân lực phải đảm bảo tạo điều kiện để nguồn nhân
lực phát huy được tính linh hoạt và khả năng sáng tạo 76
3.2. Những giải pháp phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam theo
hướng kinh tế tri thức
77
3.2.1. Thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, từng bước
phát triển kinh tế tri thức
77
3.2.2. Đẩy mạnh quá trình cải cách giáo dục - đào tạo 82
3.2.3. Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực hiện có 91
KẾT LUẬN 99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 101
PHỤ LỤC 1083
QUY ƯỚC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AFTA: Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
APEC: Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương
GDP: Tổng thu nhập quốc dân
OECD: Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển
PTCS: Phổ thông cơ sở
PTTH: Phổ thông trung học
USD: Đồng đôla Mỹ
WTO: Tổ chức thương mại thế giới
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi4
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mỗi giai đoạn cụ thể trong lịch sử tiến hóa của nhân loại tương ứng với
một trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất xã hội và tất yếu hình
thành một mô hình kết cấu kinh tế đặc thù. Ngày nay, dưới tác động của cuộc
cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, lực lượng sản xuất phát triển mang
tính bùng nổ, trong đó tri thức khoa học, công nghệ và thông tin ngày càng
đóng vai trò quyết định đối với nền sản xuất vật chất trên quy mô toàn cầu.
Trước những động thái mới đó của nền kinh tế thế giới, giới nghiên cứu quốc
tế những năm gần đây đã sử dụng thuật ngữ “kinh tế tri thức” (Knowledge
economy) để nói về một giai đoạn phát triển cao hơn trong tiến bộ kinh tế của
loài người. Sự phát triển của kinh tế tri thức phụ thuộc phần lớn vào việc nắm
tài nguyên trí lực, mà “vật” chứa đựng tài nguyên trí lực là nguồn nhân lực
của mỗi quốc gia. Vì vậy, phát triển nguồn nhân lực theo hướng ngày càng
đáp ứng tốt yêu cầu của kinh tế tri thức là vấn đề quan tâm hàng đầu của mọi quốc
gia.
Việt Nam là một nước đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại
hoá với mục tiêu đến năm 2020 về cơ bản trở thành nước công nghiệp. Tuy
nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới phát triển mạnh mẽ như hiện nay,
để tránh nguy cơ bị tụt hậu xa hơn, Việt Nam không thể rập khuôn theo mô
hình công nghiệp hóa mà các nước đi trước đã làm. Công nghiệp hoá, hiện đại
hoá ở nước ta phải thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ: chuyển biến từ kinh tế
nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp và từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế
tri thức. Hai nhiệm vụ ấy phải thực hiện đồng thời, lồng ghép vào nhau, hỗ
trợ, bổ sung cho nhau, điều đó có nghĩa là phải nắm bắt các tri thức và công
nghệ mới nhất của thời đại để hiện đại hóa nông nghiệp, đồng thời phát triển
các ngành công nghiệp và dịch vụ dựa vào tri thức, vào khoa học và công5
nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh các ngành kinh tế tri
thức.
Để thực hiện thành công đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược nêu trên thì
vấn đề quan trọng hàng đầu là phải phát triển nguồn nhân lực có khả năng làm
chủ được quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa, từng bước tiếp cận kinh tế tri
thức của Việt Nam.
Xuất phát từ ý nghĩa lý luận và thực tiễn nêu trên, tui chọn đề tài “Phát
triển nguồn nhân lực ở Việt Nam theo hướng kinh tế tri thức” làm đề tài
luận văn Thạc sỹ Kinh tế chính trị của mình.
2. Tình hình nghiên cứu vấn đề
Vấn đề phát triển nguồn nhân lực là mảng đề tài được sự quan tâm
nghiên cứu của rất nhiều tác giả.
Trước hết, ở thể loại báo và tạp chí, có rất nhiều bài viết về vấn đề phát
triển nguồn nhân lực. Đặc biệt, tạp chí Lý luận chính trị của Học viện Chính
trị quốc gia Hồ Chí Minh đã giành một chuyên mục : “Nguồn nhân lực trong
sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá” cho những bài viết về vấn đề này. Ở
những bài viết về nguồn nhân lực trong các báo, tạp chí, các tác giả thường
tập trung vào việc phân tích và đề ra những giải pháp nhằm phát triển nguồn
nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam như:
“Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” của PGS.TS Hồ Trọng Viện, bài: “Vài suy
nghĩ về chuẩn bị nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định
hướng xã hội chủ nghĩa” của tác giả Nguyễn Văn Thụy, bài: “Mối quan hệ
giữa phát triển nguồn nhân lực và đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá”
của tác giả Nguyễn Đình Hoà… Ở những bài viết này, các tác giả còn dè dặt
và hầu như chưa đề cập tới việc phát triển nguồn nhân lực theo hướng từng
bước tiếp cận kinh tế tri thức ở Việt Nam.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi6
Đối với thể loại sách và các công trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ,
cấp Nhà nước, các tác giả có điều kiện phân tích sâu hơn vấn đề phát triển
nguồn nhân lực ở Việt Nam. Vì vậy, ở thể loại này, ngoài việc nghiên cứu
nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam, các
tác giả cũng từng bước nghiên cứu những điều kiện và cơ hội của việc phát
triển nguồn nhân lực theo hướng từng bước tiếp cận kinh tế tri thức ở Việt
Nam. Điều này có thể tìm thấy qua những phân tích của GS.TS Nguyễn Kế
Tuấn trong cuốn: “Phát triển kinh tế tri thức đẩy nhanh quá trình công nghiệp
hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam” (Nxb Chính trị Quốc gia, H.2004); ở báo cáo
kết quả nghiên cứu đề tài cấp Bộ: “Các chính sách khuyến khích đào tạo lao
động cho khu vực công nghệ cao và ngành kinh tế quốc dân mũi nhọn” do
Viện Khoa học lao động và các vấn đề xã hội – Bộ lao động thương binh và
xã hội thực hiện; ở đề tài trọng điểm cấp Bộ – B2001 – 38 – 02TĐ: “Kinh tế
tri thức với đào tạo nguồn nhân lực ở Việt Nam trong thập niên đầu của thế
kỷ XXI”... Qua những công trình trên, các tác giả đều khẳng định: phát triển
nguồn nhân lực theo hướng kinh tế tri thức là điều kiện giúp Việt Nam rút
ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá , tránh nguy cơ bị tụt hậu ngày
càng xa hơn so với các nước phát triển trên thế giới và trong khu vực.
Kế thừa những kết quả nghiên cứu kể trên, tác giả luận văn tiếp tục
nghiên cứu vấn đề phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam theo hướng kinh tế
tri thức. Đây là một luận văn không trùng lặp với các công trình đã được công
bố.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích của luận văn là bước đầu tìm hiểu có tính hệ thống lý luận –
thực tiễn và mạnh dạn đề xuất những giải pháp để phát triển nguồn nhân lực
của Việt Nam theo hướng kinh tế tri thức.
Để thực hiện được mục đích này, luận văn có nhiệm vụ:7
- Chỉ ra sự xuất hiện và xu hướng phát triển của kinh tế tri thức là sự
phát triển tất yếu trong tiến bộ kinh tế của loài người.
- Làm rõ bản chất và đặc điểm của kinh tế tri thức, từ đó chỉ ra những
yêu cầu đối với nguồn nhân lực trong xu hướng phát triển của kinh tế tri thức.
- Trên cơ sở phân tích kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực theo
hướng kinh tế tri thức của một số quốc gia và phân tích những hạn chế của
nguồn nhân lực Việt Nam, chỉ ra những giải pháp phát triển nguồn nhân lực
theo hướng kinh tế tri thức trong tương lai.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nguồn nhân lực Việt Nam
Để có điều kiện đi sâu phân tích những nội dung trọng tâm của nguồn
nhân lực, tác giả luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu ở chỗ: chỉ nghiên cứu
chất lượng về mặt trí lực của nguồn nhân lực Việt Nam và đưa ra một số giải
pháp cơ bản nhằm giải quyết những tồn tại của thực trạng ấy, từng bước phát
triển nguồn nhân lực ở Việt Nam theo hướng kinh tế tri thức.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn dựa trên cơ sở lý luận là chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển nguồn lực
con người.
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu chung là phương pháp duy
vật biện chứng và duy vật lịch sử. Ngoài ra, Luận văn còn sử dụng các
phương pháp khác như: phương pháp kết hợp lịch sử - lôgích, phương pháp
so sánh, tổng hợp, phân tích, phương pháp nghiên cứu hệ thống, phương pháp
thống kê kinh tế, phương pháp lượng hóa, phương pháp điều tra khảo sát....
6. Đóng góp của luận văn
- Bước đầu chỉ ra được những yêu cầu đối với nguồn nhân lực trong xu
hướng phát triển của kinh tế tri thức.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi8
- Đưa ra được một số đánh giá khoa học về thực trạng chất lượng về
mặt trí lực của nguồn nhân lực Việt Nam.
- Đề xuất những giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực theo hướng
kinh tế tri thức ở Việt Nam trong tương lai.
7. Kết cấu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm
3 chương, 6 tiết.
Chương 1: Những vấn đề chung về phát triển nguồn nhân lực theo
hướng kinh tế tri thức
Chương 2: Thực trạng chất lượng về mặt trí lực của nguồn nhân lực Việt Nam
Chương 3: Quan điểm và giải pháp phát triển nguồn nhân lực ở Việt
Nam theo hướng kinh tế tri thức9
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC THEO
HƯỚNG KINH TẾ TRI THỨC
1.1. Khái niệm kinh tế tri thức
1.1.1. Sự xuất hiện và xu hướng phát triển kinh tế tri thức
Vào những thập niên cuối thế kỷ XX, sự phát triển của cuộc cách mạng
khoa học - công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ cao, đã làm biến đổi sâu
sắc nền kinh tế thị trường và xã hội công nghiệp ở nhiều quốc gia, làm xuất
hiện một thuật ngữ mới - đó là thuật ngữ: “Kinh tế tri thức” (Knowledge
Economy). Đặc biệt, từ năm 1990, khi tổ chức nghiên cứu của Liên hiệp quốc
chính thức đưa ra khái niệm “Kinh tế tri thức” để xác định tính chất của loại
hình kinh tế mới này, đã có rất nhiều công trình, bài viết, bài nói..... đề cập tới
kinh tế tri thức và phần lớn đều cho rằng, kinh tế tri thức là một khái niệm nói
về nền kinh tế đạt trình độ phát triển nhất thế giới đương đại, chứ không phải
nằm trong hệ tư duy logích của cách tiếp cận “hình thái kinh tế xã hội”. Tức
là, khi đề cập tới kinh tế tri thức là nói tới một nấc thang phát triển của lực
lượng sản xuất, tuyệt nhiên không phải nói tới một hình thái kinh tế – xã hội mới.
Từ cách tiếp cận trên về kinh tế tri thức, trước hết, chúng ta xem xét lịch
sử xuất hiện kinh tế tri thức.
Quá trình phát triển lực lượng sản xuất của loài người có thể chia ra làm
ba thời kỳ gắn với ba nền kinh tế tương ứng (xem phụ lục 1).
Thứ nhất là nền kinh tế nông nghiệp (hay còn gọi là kinh tế sức người)
Nền kinh tế nông nghiệp có đặc trưng là sản xuất bằng công cụ thủ công,
năng suất thấp, đất đai là tài nguyên chủ yếu. Phát triển kinh tế dựa vào ngành
nông nghiệp, chủ thể nền kinh tế là nông dân. Năng suất lao động phụ thuộc
vào sức lực của người lao động, phân phối cơ bản dựa vào sự chiếm hữu tài
nguyên sức lao động, sản phẩm có hàm lượng lao động cao. Trong giai đoạn
này, giáo dục không được phổ cập, người mù chữ chiếm đại đa số. Tri thức là
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi10
sự hưởng thụ riêng biệt của tầng lớp đặc quyền, nó trở thành nhu cầu tiêu
dùng cao cấp của một số ít người. Thời kỳ này kéo dài khoảng 6 – 7 nghìn
năm (từ giai đoạn đầu của văn minh nhân loại đến thế kỷ XIX).
Thứ hai là nền kinh tế công nghiệp (hay còn gọi là kinh tế tài nguyên)
Đặc trưng của nền kinh tế công nghiệp là sản xuất bằng các công cụ máy
móc và tài nguyên thiên nhiên. Trong nền kinh tế công nghiệp, sự phân phối
sản xuất phần lớn dựa vào sự chiếm hữu tài nguyên thiên nhiên, phát triển
kinh tế chủ yếu dựa vào các ngành công nghiệp, chủ thể của nền kinh tế là
công nhân nhà máy. Hàm lượng về năng lượng, nguyên liệu, thiết bị, vốn
chiếm phần lớn trong một sản phẩm. Giai đoạn này, về cơ bản đã phổ cập
giáo dục bậc trung học.
Nền kinh tế công nghiệp gắn với hai cuộc cách mạng khoa học công
nghiệp làm cho việc sử dụng và khai thác tài nguyên trí lực ngày càng tăng,
tạo tiền đề cho sự ra đời kinh tế tri thức.
Thứ ba là quá độ sang kinh tế tri thức.
Từ những năm 80 trở lại đây, nhiều tiến bộ có tính chất bùng nổ của lực
lượng sản xuất do tác động của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ, đặc
biệt ở các nước phát triển và các nước công nghiệp mới (NICs), đang tạo nên
sự biến đổi lịch sử: nền kinh tế chuyển từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri
thức, nền văn minh của nhân loại chuyển từ văn minh công nghiệp sang văn
minh trí tuệ.
Ở giai đoạn này, khoa học – công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực
tiếp. Khoa học tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm và có vị trí quan trọng
hàng đầu. Kết quả nghiên cứu của khoa học cũng nhanh chóng chuyển thành
hàng hoá. Công nghệ phát triển như vũ bão. Nhờ có công nghệ mới mà nhiều
ngành mới xuất hiện. Phát triển phát triển nhất và chiếm đa số là những ngành sản
xuất và dịch vụ dựa chủ yếu vào tri thức và công nghệ cao như: ngành công
nghệ thông tin, công nghệ năng lượng vật liệu mới, công nghệ sinh học,....11
Như vậy, kinh tế tri thức có chủ thể là người lao động tri thức, sản phẩm
có hàm lượng trí tuệ, hàm lượng chất xám cao. Trong kinh tế tri thức, vai trò
của tài nguyên thiên nhiên bị đẩy xuống hàng thứ yếu, lợi thế giàu tài nguyên
và sức lao động ngày càng giảm đi so với lợi thế giàu tri thức. Vì vậy nguồn
nhân lực nhanh chóng được tri thức hoá. Nơi làm việc cũng chính là nơi nâng
cao nghề nghiệp. Doanh nghiệp có trường đại học, cao đẳng và viện nghiên
cứu. Con người làm việc bằng năng lực trí tuệ là chính. Cơ cấu lao động xã
hội thay đổi cơ bản: nhân lực trong các ngành dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ xử
lý thông tin và dịch vụ tri thức tăng nhanh. Năng lực kinh doanh và phát hiện,
chiếm lĩnh thị trường trong nhiều trường hợp còn quan trọng hơn năng lực sản
xuất (vai trò của doanh nhân).
Sự xuất hiện của kinh tế tri thức đã được nhiều nhà chính trị, nhà khoa
học, lãnh đạo các quốc gia và các tổ chức quốc tế thừa nhận. Tuy nhiên, còn
có nhiều tên gọi khác nhau được sử dụng để nói về giai đoạn phát triển mới
này của nền kinh tế:
- Kinh tế số (Digital Economy) hay kinh tế mạng (Network Economy):
nhấn mạnh vai trò của công nghệ thông tin, của việc tạo ra và truyền bá thông
tin so với sản xuất và phân phối hàng hoá vật chất và dịch vụ thông thường.
- Kinh tế thông tin (Information Economy): nhấn mạnh đến yếu tố quan
trọng hàng đầu hiện nay trong phát triển kinh tế – xã hội không phải là tài
nguyên vật thể (đất đai, khoáng sản…) mà là thông tin – tri thức.
- Kinh tế học hỏi (Learning Economy): nhấn mạnh đến yêu cầu học tập,
vai trò của giáo dục với việc nâng cao trình độ và làm giàu tri thức của mỗi
thành viên xã hội nhằm góp phần tích cực vào phát triển kinh tế – xã hội.
- Kinh tế mới (New Economy): nhấn mạnh sự phân biệt với các nền kinh
tế đã và đang tồn tại trong lịch sử loại người. ngoài chuyên môn, thậm chí phải bỏ nghề để đi làm những dịch vụ giản đơn.
Những kiến thức được đào tạo ít được sử dụng, sự mai một là điều khó tránh
khỏi. "Hao mòn" hữu hình và vô hình của lao động trí tuệ đang làm chúng ta
mất đi một nguồn sức mạnh quý giá phục vụ công cuộc công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước.
Đặc biệt, đại bộ phận lao động trí óc ở nước ta hiện nay đang phải làm
việc trong những điều kiện hết sức thiếu thốn về cơ sở vật chất và trang thiết
bị. Mức đầu tư của nhà nước cho khoa học tuy hàng năm có tăng nhưng chưa
bao giờ vượt qua mức 1% GDP.
Năm 2003, mức đầu tư của Nhà nước cho khoa học là khoảng từ 0,8 -
0,9% GDP, đây là mức đầu tư còn rất thấp so với yêu cầu phát triển để theo
kịp các nước trong khu vực. Chi phí bình quân cho một cán bộ khoa học -
công nghệ của nước ta mới ở mức dưới 1.000 USD/năm. Mức đầu tư đó chỉ
đủ để duy trì sự tồn tại của các cơ quan khoa học công nghệ.
Với mức đầu tư rất thấp, nên chỗ làm việc chật chội, thiết bị lạc hậu,
phòng thí nghiệm và công cụ thí nghiệm thiếu, không có đủ thông tin và tài
liệu nghiên cứu... Điều kiện làm việc như vậy đã không tạo được môi trường
thuận lợi cho việc phát huy tiềm năng trí tuệ của mỗi cá nhân cũng như tập
thể, dẫn đến tình trạng "lãng phí ngầm" chất xám rất lớn hiện nay.
Bên cạnh đó, chúng ta vẫn chưa có những chính sách, quy định thực sự
rõ ràng về việc trọng dụng và đãi ngộ những người có trình độ học vấn cao;
các chính sách còn thiên về bình quân chủ nghĩa, nên còn nhiều bất hợp lý. Ở
các nước phát triển, những chuyên gia giỏi sau 25 - 30 năm công tác thường
được xếp bậc trên cùng của thang lương nghề nghiệp. Nhưng ở Việt Nam, vị
trí cao nhất trong thang lương nghề nghiệp hầu như giành cho người có chức
vụ cao, nên không ít nhà khoa học sau khi thành đạt đã xa rời con đường khoa
học để đảm nhận chức vụ hành chính. Vì vậy, cần có một chính sách đãi
ngộ hợp lý, để cho đội ngũ khoa học sống bằng khoa học một cách tự tin hơn.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi72
Một điểm đáng nói nữa là tình trạng sử dụng nhân lực có trình độ
chuyên môn kỹ thuật không đúng với ngành nghề được đào tạo, không đúng
hay dưới khả năng được đào tạo còn phổ biến. Hiện nay, chỉ có khoảng hơn
70% cán bộ có trình độ chuyên môn kỹ thuật được sử dụng đúng ngành nghề
đào tạo. Nhiều cơ sở hay doanh ngiệp đã sử dụng cả những sinh viên tốt
nghiệp đại học vào làm công việc của công nhân kỹ thuật. Cách sử dụng như
trên vừa lãng phí công sức đào tạo, mà hiệu quả của số lượng lao động có
chuyên môn kỹ thuật (vốn đã ít) của nước ta không được phát huy và phát
triển trong công việc.
Như vậy, những chính sách sử dụng lao động của chúng ta hiện nay
chính là một trong những nguyên nhân siết chặt sự sáng tạo, sự phát triển của
lao động có chuyên môn kỹ thuật (đặc biệt là của đội ngũ cán bộ khoa học,
công nghệ). Với cơ chế, chính sách này, lực lượng lao động có chuyên môn
kỹ thuật sẽ không có động lực để tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ, đáp ứng
ngày càng tốt hơn những yêu cầu của công việc.
Chương 3
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
Ở VIỆT NAM THEO HƯỚNG KINH TẾ TRI THỨC73
3.1. Một số quan điểm phát triển nguồn nhân lực theo hướng kinh
tế tri thức ở Việt Nam
3.1.1. Phát triển nguồn nhân lực phải được coi là nhân tố quan trọng
nhất để Việt Nam từng bước phát triển kinh tế tri thức trong quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá, từng bước phát triển kinh tế tri thức là
quá trình tạo ra những chuyển biến về chất theo hướng tích cực và hiện đại
trong toàn bộ các hoạt động của đời sống xã hội, trước hết là hoạt động sản
suất vật chất. Kinh nghiệm của các nước đi trước và thực tiễn tiễn của chúng
ta trong gần 20 năm tiến hành đổi mới đã cho thấy, để thực hiện công nghiệp
hoá, hiện đại hoá từng bước phát triển kinh tế tri thức thắng lợi, trên cơ sở đó,
tạo nên một sự thay đổi mang tính cách mạng trong đời sống xã hội, cần thiết
phải có sự tham gia và tác động của một hệ thống các nguồn lực; trong đó,
yếu tố quan trọng hàng đầu, đóng vai trò quyết định chính là nguồn lực con
người.
Không phải đến thời điểm hiện tại, chúng ta mới chú trọng đến vai trò
của yếu tố con người trong phát triển. Từ Đại hội III (1960), Đảng Cộng sản
Việt Nam đã khẳng định: “Con người là vốn quý nhất” và hiện nay, Đảng và
Nhà nước ta vẫn luôn xác định: “Phải lấy việc phát huy nguồn lực con người
làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững; con người không chỉ
là mục tiêu, mà còn là động lực của sự phát triển; Trong các nguồn lực phát
triển kinh tế – xã hội (tài nguyên, thiên nhiên, vốn, nguồn nhân lực, khoa học
công nghệ…), thì nguồn nhân lực giữ vai trò quyết định”.
Thực vậy, trong mối quan hệ và tác động qua lại với quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, từng bước phát triển kinh tế tri thức, yếu tố con
người luôn giữ vị trí, vai trò quyết định. Điều đó được thể hiện ở chỗ, thứ
nhất, con người là chủ thể của quá trình đó; thứ hai, con người là lực lượng
sản xuất hàng đầu của xã hội, và thứ ba, do vậy, con người là động lực cơ bản
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi74
nhất của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, từng bước phát triển kinh
tế tri thức ở nước ta hiện nay.
Dù xét dưới góc độ kinh tế, xã hội hay kỹ thuật, công nghệ, thì yếu tố
nguồn nhân lực vẫn luôn luôn là chủ thể của quá trình phát triển kinh tế – xã
hội. Thực tế cho thấy, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, từng bước
phát triển kinh tế tri thức sẽ không thể thực hiện thành công nếu thiếu nguồn
nhân lực nói chung và nguồn nhân lực có chất lượng cao nói riêng. Một mặt,
nguồn nhân lực là lực lượng duy nhất có khả năng phát hiện, xác định mục
tiêu, nội dung và những phương pháp tiến hành quá trình đó. Mặt khác, với
những ưu thế hơn hẳn (so với các nguồn lực khác), như có thể khai thác
không bao giờ cạn… nguồn nhân lực là lực lượng căn bản nhất thực hiện quá
trình đó. Trong điều kiện cách mạng khoa học và công nghệ có những bước
phát triển và tác động ngày càng mạnh vào đời sống xã hội như hiện nay,
nguồn nhân lực được xem là yếu tố cơ bản nhất trong hệ thống các nguồn lực
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Các giải pháp nâng cao hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Phú Long Việt Nam Quản trị Nhân lực 0
D Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại FSI Luận văn Kinh tế 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Phát triển nguồn nhân lực tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai Văn hóa, Xã hội 0
L Phát triển nguồn hàng nước ngoài ngành thời trang nữ của công ty TNHH Shopee Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 Quản trị Nhân lực 0
D Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Hưng Yên Văn hóa, Xã hội 0
D Vai trò của nguồn lực con người trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội Văn hóa, Xã hội 0
D Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp và sự liên hệ ở các doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay Luận văn Kinh tế 0
D Phát triển nguồn nhân lực tại sở kế hoạch và đầu tư tỉnh kon tum Quản trị Nhân lực 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top