Link tải luận văn miễn phí cho ae

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN LOẠI
HÌNH DU LỊCH LỄ HỘI .......................................................................................10
1.1. Một số vấn đề về du lịch lễ hội .........................................................................10
1.1.1. Du lịch và các loại hình du lịch.......................................................................10
1.1.2. Quan niệm, đặc điểm và phân loại lễ hội.......................................................13
1.1.3. Khái niệm và đặc điểm của du lịch lễ hội .......................................................17
1.2. Phát triển loại hình du lịch lễ hội ....................................................................19
1.2.1. Khái niệm phát triển du lịch lễ hội..................................................................19
1.2.2. Mục tiêu và tiêu chí đánh giá phát triển loại hình du lịch lễ hội.....................19
1.2.3. Nội dung phát triển loại hình du lịch lễ hội ....................................................23
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển loại hình du lịch lễ hội .......................30
1.3. Kinh nghiệm phát triển loại hình du lịch lễ hội của tỉnh Nam Định và một số
bài học rút ra cho công tác phát triển loại hình du lịch lễ hội ..............................34
1.3.1. Kinh nghiệm phát triển loại hình du lịch lễ hội của tỉnh Nam Định...............34
1.3.2. Một số bài học rút ra cho công tác phát triển loại hình du lịch lễ hội.............40
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH LỄ HỘI
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI.............................................................42
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tiềm năng phát triển loại hình du lịch
lễ hội tại Hà Nội .......................................................................................................42
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Hà Nội ảnh hưởng đến phát triển loại
hình du lịch lễ hội......................................................................................................42
2.1.2. Tiềm năng phát triển loại hình du lịch lễ hội ..................................................44
2.2. Thực trạng phát triển loại hình du lịch lễ hội trên địa bàn Thành phố Hà Nội
...................................................................................................................................52
2.2.1. Tình hình kinh doanh du lịch ở Hà Nội ..........................................................52
2.2.2. Thực trạng phát triển loại hình du lịch lễ hội Hà Nội giai đoạn 2009-2013...59
2.3. Thực trạng quản lý phát triển loại hình du lịch lễ hội trên địa bàn Thành
phố Hà Nội ...............................................................................................................64
2.3.1. Thực trạng hoạch định phát triển du lịch lễ hội ..............................................64
2.3.2. Thực trạng tổ chức thực hiện quy hoạch và các chính sách phát triển du lịch lễ
hội..............................................................................................................................68
2.3.3. Thực trạng kiểm soát phát triển du lịch lễ hội ................................................75
2.4. Đánh giá phát triển loại hình du lịch lễ hội trên địa bàn Thành phố Hà Nội
...................................................................................................................................78
2.4.1. Đánh giá theo tiêu chí .....................................................................................78
2.4.2. Điểm mạnh trong phát triển du lịch lễ hội của chính quyền Thành phố Hà Nội
...................................................................................................................................79
2.4.3. Điểm yếu trong phát triển du lịch lễ hội của chính quyền Thành phố Hà Nội
...................................................................................................................................81
2.4.4. Nguyên nhân của điểm yếu .............................................................................83
CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH LỄ
HỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ....................................................85
3.1. Phương hướng và mục tiêu phát triển loại hình du lịch lễ hội trên địa bàn
Thành phố Hà Nội đến năm 2020...........................................................................85
3.1.1. Phương hướng phát triển du lịch lễ hội tại Hà Nội.........................................85
3.1.2. Mục tiêu phát triển du lịch lễ hội Hà Nội .......................................................87
3.2. Các giải pháp phát triển loại hình du lịch lễ hội trên địa bàn thành phố Hà
Nội đến năm 2020 ....................................................................................................88
3.2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện hoạch định phát triển du lịch lễ hội ....................88
3.2.2. Nhóm giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch và các chính sách phát triển du
lịch lễ hội...................................................................................................................93
3.2.3. Nhóm giải pháp tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động du lịch lễ
hội trên địa bàn........................................................................................................101
3.3. Một số kiến nghị nhằm phát triển loại hình du lịch lễ hội trên địa bàn Hà
Nội đến năm 2020 ..................................................................................................102
3.3.1. Kiến nghị với Trung ương............................................................................102
3.3.2. Kiến nghị với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch lễ hội...........................103
3.3.3. Kiến nghị với dân cư địa phương nơi diễn ra hoạt động du lịch lễ hội ........104
KẾT LUẬN ............................................................................................................105
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................107
PHỤ LỤC

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam được đánh giá là nước có tiềm năng về du lịch, trong đó lễ hội
được xem như một bộ phận cấu thành nên tiềm năng ấy. Tại sao lại có thể kết luận
như vậy? Bởi một điều hết sức giản đơn, đó là: Lễ hội là một kho tàng văn hoá, nơi
lưu giữ những tín ngưỡng, tôn giáo, những sinh hoạt văn hoá văn nghệ, nơi phản
ánh tâm thức con người Việt Nam một cách trung thực nhất; nơi mở hội nhiều khi là
những danh lam thắng cảnh, một môi trường giàu tính văn hoá và đáp ứng được các
tiêu chuẩn của một điểm du lịch. Hơn thế nữa, với nền văn hóa đậm đà bản sắc dân
tộc, nước ta có gần 8000 lễ hội truyền thống hội tụ đủ các nét đẹp văn hóa khắp các
vùng miền, đây chính là một kho tài nguyên, là tiềm năng to lớn để phát triển ngành
du lịch. Khai thác khía cạnh này của văn hóa, có thể nói du lịch lễ hội đã và đang
mang lại những đóng góp to lớn cho sự phát triển của du lịch cả nước nói chung và
từng địa phương nơi diễn ra lễ hội nói riêng.
Các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng là những tỉnh có truyền thống lịch sử
văn hóa lâu đời, địa hình rất phong phú đa dạng, sầm uất với hệ thống sông lớn:
sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đáy… có bờ biển dài hàng trăm km. Trong đó,
nằm giữa đồng bằng sông Hồng trù phú là thủ đô Hà Nội, nơi đã sớm trở thành
trung tâm chính trị và tôn giáo ngay từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam. Trải
qua hơn 1000 năm hình thành và phát triển, thủ đô Hà Nội có lịch sử lâu đời, có
truyền thống văn hóa đa dạng và giàu bản sắc. Tất cả những điều đó đã khiến cho
Hà Nội có đầy đủ điệu kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tài nguyên du lịch và những
yếu tố nguồn lực thuận lợi để phát triển ngành du lịch với tốc độ nhanh và bền
vững. Việc sát nhập tỉnh Hà Tây (cũ) và một số vùng phụ cận thuộc tỉnh Vĩnh Phúc,
tỉnh Hòa Bình vào Thành phố Hà Nội từ tháng 8 năm 2008 đã khiến cho Hà Nội trở
thành vùng tập trung nhiều lễ hội nhất của cả nước (1070 lễ hội), với những lễ hội
tiêu biểu như: Hội Gióng đền Sóc, Hội Chùa Hương, Hội Đền Và, Hội Cổ Loa, Hội
Gò Đống Đa, …..

Tuy nhiên trên thực tế việc khai thác các lễ hội, các di tích lịch sử để phát
triển loại hình du lịch lễ hội ở Hà Nội chưa thực sự được chú trọng, chưa đạt được
hiệu quả cao. Theo báo cáo tổng kết hoạt động du lịch Hà Nội hàng năm của Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội, khách du lịch đến với các lễ hội của Hà Nội
từ năm 2009 trở lại đây chủ yếu tập trung vào 2 lễ hội lớn là lễ hội chùa Hương và
lễ hội Gióng (2 lễ hội này thu hút hơn 50% tổng lượng khách du lịch lễ hội của Hà
Nội). Doanh thu từ du lịch lễ hội của Hà Nội mới chỉ chiếm chưa tròn 1% trong
tổng GDP của toàn thành phố. Chứng tỏ sức hấp dẫn khách du lịch của các lễ hội tại
Hà Nội chưa tương xứng với tiềm năng du lịch lễ hội nơi đây.
Xuất phát từ những thực tế nêu trên, việc nghiên cứu phát triển loại hình du
lịch lễ hội tại Hà Nội, nhất là phát triển theo hướng bền vững là rất cần thiết và cấp
bách. Nhất thiết phải sớm tìm ra nguyên nhân vì đâu mà việc khai thác các lễ hội
nhằm phục vụ phát triển du lịch ở Hà Hội chưa được chú trọng. Làm thế nào để
khai thác thật hiệu quả các hoạt động lễ hội nhằm phục vụ cho việc phát triển du
lịch Hà Nội?
Là một cán bộ quản lý ngành Du lịch của Hà Nội, thấy được sự bức xúc và
cấp thiết của vấn đề, tác giả đã quyết định chọn đề tài: “Phát triển loại hình du lịch
lễ hội trên địa bàn Thành phố Hà Nội” làm đề tài luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế
của mình, với mong muốn sẽ đóng góp được một số ý kiến cho Ủy ban nhân dân
Thành phố Hà Nội và các ban ngành liên quan, nhằm phát triển loại hình du lịch lễ
hội tại Hà Nội một cách mạnh mẽ và bền vững hơn nữa.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu có thể nêu ra một số công trình nghiên
cứu đã công bố với các đề tài như sau:
1. Luận án Tiến sĩ Kinh tế “Những giải pháp chủ yếu để phát triển Du lịch
trên địa bàn Hà Nội” (năm 1996) của tác giả Bùi Thị Nga, trường Đại học Kinh tế
Quốc dân.
Công trình này đã phân tích vị trí và vai trò của ngành Du lịch Thủ đô Hà
Nội trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam và trong đợi sống kinh tế xã hội

của Thủ đô, đánh giá ưu thế về tiềm năng phát triển du lịch Hà Nội. Qua đó, tác giả
khẳng định ngành Du lịch Hà Nội cần được phát triển để thực sự trở thành ngành
kinh tế quan trọng của Thủ đô, góp phần thúc đẩy các lĩnh vực kinh tế khác.
Quá trình hình thành và phát triển của ngành Du lịch Hà nội được tác giả
phân tích kỹ lưỡng. Ở đây tác giả đã phân chia quá trình này thành hai thời kỳ: thời
kỳ 1989 trở về trước và thời kỳ từ năm 1990 tới thời điểm công trình này được xây
dựng (1996). Trên cơ sở đó, tác giả đã tiến hành đánh giá thực trạng và hiệu quả
kinh doanh du lịch ở Hà Nội cụ thể là thời kỳ từ 1990 đến 1996; các nội dung đó
bao gồm: phân tích lượng khách quốc tế và nội địa đến, đánh giá hiệu quả kinh
doanh thông qua các chỉ tiêu doanh thu, chỉ tiêu nộp ngân sách Nhà nước, hiện
trạng các cơ sở lưu trú – khách sạn, lực lượng lao động, kết cấu hạ tầng kỹ thuật
phục vụ kinh doanh du lịch, thực trạng tổ chức và quản lý ngành Du lịch trên địa
bàn Thủ đô. Công trình nêu rõ những vấn đề tồn tại trong kinh doanh du lịch ở Thủ
đô Hà Nội: thị trường du lịch chưa được mở rộng, sản phẩm du lịch chưa phong
phú, mạng lưới kinh doanh du lịch chưa được sắp xếp, việc đầu tư xây dựng khách
sạn và cơ sở lưu trú chưa phù hợp, việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ chưa được quan
tâm đúng mức.
Tác giả kiến nghị các giải pháp chủ yếu để phát triển ngành du lịch Thủ đô
tới năm 2010 bao gồm: xây dựng quy hoạch cụ thể, chi tiết cho ngành du lịch Hà
nội; kiện toàn cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, xây dựng và hoàn thiện các
chính sách đối với việc phát triển du lịch Thủ đô; xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật
cho ngành du lịch, mở rộng khả năng thu hút đầu tư nước ngoài và vốn trong nước;
sắp xếp lại mạng lưới kinh doanh du lịch trên địa bàn, điều chỉnh và tổ chức lại các
doanh nghiệp quốc doanh, đẩy mạnh liên doanh với nước ngoài; tổ chức tốt công
tác khai thác thị trường du lịch, các tuyến du lịch trong và ngoài nước, tổ chức
nghiên cứu thị trường du lich quốc tế; đào tạo cán bộ nhân viên có trình độ chuyên
môn cao, tiêu chuẩn hóa dần đội ngũ cán bộ, tăng cường kỷ cương hoạt động của
ngành. Tác giả cũng nhấn mạnh: các giải pháp nêu trên mang tính đồng bộ và cần
được triển khai với bước đi phù hợp trong thực tiễn.

Có thể khẳng định rằng công trình nghiên cứu của tác giả Bùi Thị Nga là một
công trình đầy tâm huyết, mang lại nhiều đóng góp quý báu cho ngành du lịch Hà
nội. Song, tác giả chưa đề cập đến quan điểm phát triển du lịch bền vững.
2. Luận án tiến sĩ Kinh tế “Giải pháp cơ bản khai thác tiềm năng du lịch của
Thủ đô và phụ cận nhằm phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2010” (năm 2004) của
tác giả Nguyễn Thị Nguyên Hồng, trường Đại học Thương Mại. Địa bàn nghiên cứu
của công trình này được giới hạn chủ yếu ở Thủ đô Hà Nội và 13 tỉnh phụ cận gồm:
Hà Tây, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nam Định, Hà Nam, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc
Ninh, Bắc Giang, Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Phú Thọ và Thái Bình. Công trình nghiên
cứu này giới hạn thời gian chủ yếu từ 1996 đến 2003.
Tác giả đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về tiềm năng du lịch và
khai thác tiềm năng du lịch liên vùng của một quốc gia, bao gồm các vấn đề: tiềm
năng du lịch, vai trò của tiềm năng du lịch trong phát triển du lịch, vai trò của khai
thác tiềm năng du lịch liên vùng.
Công trình nghiên cứu đã chỉ rõ tình hình phát triển của du lịch Hà Nội: bộ
máy quản lý Nhà nước về du lịch đã được kiện toàn dần, tuy nhiên chưa ngang tầm,
chưa tương xứng với yêu cầu thực tế; sản phẩm du lịch của Hà Nội có bước phát
triển song chất lượng còn nhiều bất cập; du lịch Hà Nội ngày càng quan tâm đến
công tác hoạch định và định hướng thị trường, hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch
được chú trọng đầu tư tuy nhiên ngành du lịch Hà Nội chủ yếu mới dừng lại ở liên
kết hợp tác với các địa phương khác, văn phòng thay mặt cho du lịch Hà Nội tại các
nước trong khu vực xuất hiện rất ít.
Ngoài ra, nguồn tiềm năng du lịch của Hà Nội và phụ cận cũng được tập
trung đánh giá tại công trình này, bao gồm: tài nguyên tự nhiên và nhân văn, cơ sở
hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn nhân lực,... Nhìn chung tiềm năng du lịch
của Hà Nội và phụ cận được tác giả đánh giá là rất phong phú và đa dạng, tuy nhiên
lại phân bố không đồng đều; chẳng hạn, Thủ đô Hà Nội có nguồn tài nguyên du lịch
nhân văn rất phong phú, cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồn nhân lực về cơ bản đáp
ứng được nhu cầu phát triển của ngành du lịch nhưng nguồn tài nguyên du lịch tự

nhiên của Hà Nội không có gì đặc sắc. Thêm vào đó, qua điều tra thực tế, tác giả đã
đánh giá thực trạng khai thác tiềm năng du lịch của Hà Nội và phụ cận trong quá
trình phát triển của du lịch Hà Nội qua 2 vấn đề: tình hình tổ chức quản lý khai thác
tiềm năng du lịch và tình hình liên kết du lịch giữa Hà Nội và phụ cận.
Cuối cùng, công trình nghiên cứu đã đưa ra một hệ thống các giải pháp và
kiến nghị mang tính tổng hợp. Đối với Nhà nước và các Ban ngành hữu quan, tác
giả đề xuất tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho việc khai thác tiềm năng du lịch Hà
Nội – phụ cận, tăng cường phối hợp liên ngành, hình thành chiến lược liên kết, tăng
cường công tác quản lý bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch,... Đối với các
doanh nghiệp du lịch và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ: tác giả kiến nghị nên
phát triển và nâng cao chất lượng các chương trình du lịch Hà Nội – phụ cận, tăng
cường liên kết trong tổ chức quản lý chương trình du lịch, đẩy mạnh liên kết trong
hoạt động marketing, đa dạng hóa sản phẩm du lịch liên kết.
3. Luận văn thạc sĩ Kinh tế “Giải pháp giữ gìn và phát triển loại hình du lịch
lễ hội trên địa bàn Hà Tây” (năm 2008) của tác giả Hoàng Thị Lan, trường Đại học
Thương Mại.
Công trình này đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về giữ gìn và
phát triển loại hình du lịch lễ hội, như: du lịch lễ hội; vai trò và các nhân tố ảnh
hưởng đến việc giữ gìn và phát triển loại hình du lịch lễ hội; một số tiêu chí đánh
giá việc giữ gìn và phát triển loại hình du lịch lễ hội. Một số kinh nghiệm rút ra cho
tỉnh Hà Tây thông qua bài học kinh nghiệm của một số địa phương như Đà Lạt, Yên
Tử, Thành phố Huế trong việc giữ gìn và phát triển loại hình du lịch lễ hội cũng
được đề cập đến khá cụ thể tại công trình này.
Qua công trình này, người đọc cũng hiểu rõ hơn về đặc điểm tự nhiên, văn
hóa, xã hội, một số lễ hội điển hình và tình hình kinh doanh du lịch của Hà Tây
trong khoảng thời gian từ 2001 – 2007. Tác giả đã tập trung phân tích thực trạng
công tác giữ gìn và phát triển loại hình du lịch lễ hội tại Hà Tây như lượng khách
đến với các điểm du lịch lễ hội; công tác giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của
các lễ hội; công tác quản lý du lịch lễ hội; bảo vệ môi trường; bảo vệ di tích tại các

điểm du lịch lễ hội; kinh doanh dịch vụ phục vụ hoạt động du lịch lễ hội; công tác
đầu tư cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật tại các điểm du lịch lễ hội … ở Hà
Tây trong giai đoạn 2001 – 2007.
Tác giả cũng đã đóng góp một số giải pháp cho Ủy ban nhân dân và Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch Hà Tây (chẳng hạn như giải pháp xây dựng, ban hành và
tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách – chính sách đầu tư, chính sách tài
chính; tăng cường công tác xây dựng quy hoạch và quản lý quy hoạch du lịch lễ hội;
giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về du lịch lễ hội; giải pháp
quản lý và khai thác có hiệu quả các di tích, danh lam thắng cảnh tại các điểm du
lịch lễ hội); cho các doanh nghiệp du lịch và các doanh nghiệp khác (giải pháp nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch lễ hội, nâng cao chất lượng sản phẩm tại các
điểm du lịch lễ hội, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch) nhằm giữ gìn và phát
triển loại hình du lịch lễ hội Hà Tây đến năm 2020. Một số kiến nghị với Chính phủ
và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng được nêu rõ, như: tạo môi trường pháp lý
thuận lợi cho việc giữ gìn và phát triển loại hình du lịch lễ hội; nâng cao nhận thức
của toàn xã hội, thực hiện chính sách xã hội hóa hoạt động du lịch lễ hội.
Tuy nhiên, thực trạng quản lý nhà nước về du lịch lễ hội của tỉnh Hà Tây
chưa được chú trọng phân tích kỹ tại công trình nghiên cứu này.
Có thể nhận thấy các đề tài trên đã đề cập đến các cơ sở lý luận, các vấn đề,
thực trạng và các giải pháp, kiến nghị để khai thác tiềm năng du lịch, phát triển các
loại hình du lịch khác nhau tại địa bàn Thủ đô Hà Nội, các vùng phụ cận và một số
địa phương khác của Việt Nam. Song chưa có công trình nghiên cứu, bài luận văn
nào nghiên cứu về các lễ hội tại Thành phố Hà Nội. Do đó, tác giả đã lựa chọn đề
tài “Phát triển loại hình du lịch lễ hội trên địa bàn Thành phố Hà Nội” làm đề tài
cho luận văn của mình. Cho đến nay đề tài không trùng lặp với bất kỳ một công
trình nghiên cứu nào đã được công bố.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu là đề xuất một số giải pháp cho chính quyền thành phố
Hà Nội nhằm phát triển loại hình du lịch lễ hội trong thời gian tới trên cơ sở nghiên


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

thuhatruong

New Member
Anh/chị ơi, em đang cần tài liệu này gấp. Anh/chị có thể share cho em với được không ạ?
 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top