bibong0205

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Phát triển kỹ năng tiếp nhận ngôn bản cho học sinh tiểu học
MỤC LỤC
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
II. CƠ SỞ KHOA HỌC
1. Cơ sở lí luận của dạy đọc hiểu cho học sinh tiểu học
1.1. Ý nghĩa của dạy đọc hiểu
1.2. Đặc điểm của văn bản
1.3. Bản chất của quá trình đọc hiểu văn bản
1.4. Tác phẩm văn học với vấn đề đọc hiểu văn bản nghệ thuật
II. CƠ SỞ KHOA HỌC
1. Cơ sở lí luận của dạy đọc hiểu cho học sinh tiểu học
1.1. Ý nghĩa của dạy đọc hiểu
1.2. Đặc điểm của văn bản
1.3. Bản chất của quá trình đọc hiểu văn bản
1.4. Tác phẩm văn học với vấn đề đọc hiểu văn bản nghệ thuật
2. Cơ sở thực tiễn của việc dạy đọc hiểu cho học sinh tiểu học
2.1. Khảo sát chương trình SGK Tiếng Việt lớp 5
2.2. Những khó khăn mà giáo viên và học sinh thường gặp trong việc dạy đọc hiểu văn miêu tả lớp 5.
III. NHỮNG ĐIỀU CHỈNH NHẰM GIÚP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU VĂN MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP 5
1. Lưu ý để điều chỉnh trên một số bài văn miêu tả lớp 5
2. Bài học giúp luyện đọc hiểu văn miêu tả cho học sinh lớp 5
IV. CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO.


I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Bậc tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân. Đây là giai đoạn trẻ chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập. Giáo dục tiểu học được ví như nền móng của ngôi nhà, móng có vững thì nhà mới chắc chắn. Trẻ được giáo dục tốt từ nhỏ thì lớn lên mới có thể phát triển tốt cả về thể chất lẫn trí tuệ. Vì vậy bậc tiểu học có vai trò rất quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Chương trình ở tiểu học có rất nhiều môn học, trong đó mông Tiếng Việt có một vị trí và vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển ngôn ngữ của trẻ. “Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của loài người” (Lênin). “Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng” (Mác). “Trẻ em đi vào trong đời sống tinh thần của mọi người xung quanh nó duy nhất thông qua phương tiện tiếng mẹ đẻ và ngược lại, thế giới bao quanh đứa trẻ được phản ánh trong nó chỉ thông qua chính công cụ này” (K.A. Usinxki). Tiếng mẹ đẻ đóng vai trò to lớn trong việc hình thành những phẩm chất quan trọng nhất của con người và trong việc thực hiện những nhiệm vụ của hệ thống giáo dục quốc dân. Nắm ngôn ngữ, lời nói là điều kiện thiết yếu của việc hình thành tính tích cực xã hội của nhân cách. Không một phạm vi hoạt động xã hội nào mà không đòi hỏi một sự hiểu biết sâu sắc về tiếng mẹ đẻ. Trình độ trau dồi ngôn ngữ của một người nào đó là tấm gương phản chiếu trình độ nuôi dưỡng tâm hồn của anh ta. Chính vì vậy, tiếng mẹ đẻ là môn học trung tâm của trường tiểu học.
Môn Tiếng Việt ở trường tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực ngôn ngữ được thể hiện trong bốn dạng hoạt động, tương ứng với chúng là bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. “ Đọc là một dạng hoạt động ngôn ngữ, là quá trình chuyện dạng thức chữ viết sang lời nói có âm thanh và thông hiểu nó (ứng với các hình thức đọc thành tiếng), là quá trình chuyển trực tiếp từ hình thức chữ viết thành các đơn vị nghĩa không có âm thanh (ứng với đọc thầm).
Trong dạy học tập đọc ở Tiểu học, ngoài việc dạy luyện đọc thành tiếng, chúng ta cần chú ý dạy luyện đọc hiểu cho các em học sinh. Đặc biệt là đối với các em học sinh lớp 4,5 các em không chỉ năm được vở âm thanh của chữ viết mà các em cần hiểu nghĩa của nó. Tuy nhiên, hiện nay, quá trình dạy học ở trương tiểu học, các giáo viên thường quá coi trọng việc đọc thành tiếng cho học sinh mà xem nhẹ việc luyên đọc hiểu cho các em. Có khi giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài, giáo viên nêu câu hỏi, học sinh chưa trả lời được thì giáo viên đã trả lời giúp học sinh luôn. Dạy học như vậy dẫn đến tình trạng học sinh có thể đọc tốt một câu văn hoặc câu thơ nhưng các em lại không hiểu nội dung, ý nghĩa của câu đó. Hơn thế nữa, tâm lí các em học sinh tiểu học thích đọc to, đọc đồng thanh hơn là phải đọc thầm để suy nghĩ tìm hiểu nội dung của câu đó. Chính vì vậy, chúng tui tiến hành nghiên cứu đề tài : “ Rèn kĩ năng đọc hiểu văn miêu tả cho học sinh lớp 5”. Chúng tui hi vọng rằng đề tài này sẽ góp phần nâng cao quá trình đọc hiểu của các em học sinh tiểu học. Các em sẽ hiểu được nội dung văn bản sâu sắc hơn mà không chỉ là nắm được vỏ âm thanh của các văn bản đó.

II. CƠ SỞ KHOA HỌC
1. Cơ sở lí luận của dạy đọc hiểu cho học sinh tiểu học
Bình diện ngữ nghĩa của văn bản – cơ sở khoa học để luyện đọc hiểu cho học sinh tiểu học
1.1. Ý nghĩa của dạy đọc hiểu
Như chúng ta đã biết, đọc không chỉ là sự “đánh vần” lên thành tiếng theo đúng các kí hiệu chữ viết mà quan trọng hơn, đọc còn là một quá trình nhận thức để có khả năng thông hiểu những gì được đọc. Đọc thành tiếng không thể tách rời với việc hiểu những gì được đọc.
Chỉ khi biết cách hiểu, hiểu sâu sắc, thấu đáo các văn bản được đọc thì HS mới có công cụ hữu hiệu để lĩnh hội những tri thức, tư tưởng, tình cảm của người khác chứa đựng trong văn bản, có công cụ để lĩnh hội tri thức khoa học các môn học khác của nhà trường.
Chính nhờ biết cách đọc hiểu văn bản mà HS dần dần có khả năng đọc rộng để tự học, tự bồi dưỡng kiến thức về cuộc sống, từ đó hình thành thói quen, hứng thú với việc đọc sách, với việc tự học thường xuyên, Các tài liệu dạy học của nước ngoài cũng nhấn mạnh sự thông hiểu trong khi đọc. “Đọc là để hiểu nghĩa chữ in” và đề lên thành nguyên tắc phải cho trẻ hiểu những từ trẻ đang học đọc, xem việc hiểu những gì được đọc là động cơ, cái tạo nên hứng thú, tạo nên thành công học đọc của trẻ.
Đích cuối cùng của dạy học là dạy cho học sinh có kĩ năng làm việc với văn bản, chiếm lĩnh được văn bản. Biết đọc cũng là biết tiếp nhận, xử lí thông tin. Chính vì vậy dạy đọc hiểu có vai trò đặc biệt trong dạy đọc nói riêng, trong dạy học ở tiểu học nói chung.
Trong khi đó, việc quan sát thực trạng dạy học Tập đọc trên cả hai đối tượng giáo viên và học sinh cho thấy rằng kĩ năng đọc hiểu của cả thầy và trò tiểu học đều yếu. Ngay cả giáo viên cũng có những cách hiểu và giải thích rất sai về các bài đọc về tiểu học.
1.2. Đặc điểm của văn bản
Để làm rõ dạy học đọc hiểu nghĩa là làm gì, chúng ta cần hiểu rõ đối tượng mà đọc hiểu tác động: văn bản.
Văn bản là một sản phẩm của lời nói, một chỉnh thể ngôn ngữ, thường bao gồm một tập hợp các câu và có thể có một đầu đề, nhất quán về chủ đề và trọn vẹn về nội dung, được tổ chức theo một kết cấu chặt chẽ nhằm một mục đích giao tiếp nhất định.
1.2.1. Văn bản có tính chỉnh thể về mặt nội dung
Như ta đã biết, văn bản có tính chỉnh thể. Tính chỉnh thể này thể hiện ở hai phương diện
+ Về mặt nội dung, nó biểu hiện tính nhất quán về chủ đề, ở sự phát triển mạch lạc, chặt chẽ của nội dung và bộc lộ ở tính nhất quán và rõ rệt ở mục tiêu văn bản.
+ Về mặt hình thức, tính chỉnh thể thể hiện ở kết cấu mạch lạc và chặt chẽ, giữa các bộ phận trong văn bản có các hình thức liên kết và toàn văn bản có một tên gọi.
Đọc hiểu chính là tìm hiểu bình diện ngữ nghĩa của văn bản để nắm nội dụng văn bản. Nó chỉ được thực hiện có hiệu quả khi ta hiểu rõ tính chỉnh thể của văn bản về mặt nội dung.
Về mặt nội dung, tính chỉnh thể của văn bản thể hiện ở hai điểm:
Thứ nhất, Tính nhất quán chủ đề thể hiện ở chỗ toàn văn bản tập trung vào một chủ đề thống nhất, chủ đề này được triển khai qua các chủ đề bộ phận (các tiểu chủ đề) của từng phần, từng chương, từng mục, từng đoạn. Ví dụ bài: Mùa thảo quả (TV5 – T1).
Chủ đề của văn bản này là mùa thảo quả. Các bộ phận của văn bản đều tập trung vào chủ đề và phát triển qua 3 phần:
1. Sức lan tỏa kì diệu của hương thảo quả.
2. Sức sống mãnh liệt của cây thảo quả.
3. Màu sắc chứa lửa, chứa nắng của trái thảo quả.
Tất cả những bộ phận này của văn bản cùng cộng hưởng, phát triển tạo nên vẻ đẹp, sức hấp dẫn diệu kì làm say mê và ấm nóng cả núi rừng của mùa thảo quả.
Để hiểu văn bản, phải làm rõ được chủ đề này. Đây là nhiệm vụ mà trường tiểu học thường gọi là tìm đại ý hay xác định nội dung của bài.
Văn bản (bài) được dạy đọc ở tiểu học có dung lượng không lớn nên cấp độ dưới văn bản thường chỉ là đoạn văn, khổ thơ, Để xác đinh nội dung của bài lại phải tìm được nội dung của đoạn.
Thứ hai, tính hướng đích – mục tiêu văn bản. Văn bản là sản phẩm của quá trình giao tiếp. Mục đích của giao tiếp cũng chính là mục đích của văn bản. Hoạt động giao tiếp nhằm vào các mục đích: thông tin
(thông báo tin tức), tự biểu hiện, giải trí, tạo lập quan hệ và đích hành động. Những mục tiêu này được thực hiện đồng thời trong từng văn bản nhưng trong từng phong cách, kiểu loại văn bản, các mục tiêu không được thể hiện đồng đều.
Những văn bản khoa học, hành chính, công vụ, báo chí (còn gọi là văn bản nhật dụng hay văn bản thông thường) nặng về thông tin. Đó là những bài như: Tự thuật, Danh sách học sinh, Mục lục sách, Thời khóa biểu, Nhắn tin, thời gian biểu (lớp 2 – tập 1), thông báo thư viện, Vườn chim, Gấu trắng là chúa tò mò, Nội quy đảo khỉ, Dự báo thời tiết, Bạn có biết (lớp 2 – tập 2), Đơn xin vào đội (lớp 3 – tập 1), Báo cáo kết quả tháng thi đua, Noi gương chú bộ đội, Chương trình xiếc đặc sắc, Tin thể thao (lớp 3 – tập 2), Vẽ về cuộc sống an toàn, Tiếng cười là liều thuốc bổ (lớp 4 – tập 2), Nghìn năm văn hiến, Sự sụp đổ của chế độ A – pác – thai, Trồng rừng ngập mặn (lớp 5 – tập 1), Luật tục của người Ê-đê, Luật bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em (lớp 5 – tập 2). Các văn bản nghệ thuật nặng về mục tiêu tự biểu hiện. Những câu chuyện phiếm hay văn bản truyện cười nhằm mục đích chính là giải trí. Sách giáo khoa có những văn bản truyện cười như ở lớp 2: Vì bây giờ mới có mẹ, Mít làm thơ, Mua kính. Đổi giày, Đi chợ, Há miệng chờ sung. Cá sấu sợ cá mập.
Mục tiêu xác lập quan hệ được thực hiện tập trung qua những lời nói để chào, để mời, để tuyên bố, thiết lập quan hệ trong đời thường hay trong lĩnh vực ngoại giao. Mục tiêu này thường được thực hiện trong hội thoại nên cũng được chương trình chú trọng. Trong chương trình tập đọc có thể kể ra các văn bản như: Điện thoại, Bưu thiếp (Tiếng Việt 2) là những văn bản nhằm mục đích chính là thực hiện việc xác lập quan hệ.
Tất cả các văn bản xét cho cùng đều hướng đến mục đích hành động vì dù là đích thông tin hay tự biểu hiện, tạo lập quan hệ hay giải trí, thực chất vẫn là nhằm tác động vào lí trí để thuyết phục hay là tác động vào tình cảm để truyền cảm, hướng người đọc, người nghe đến một hành động nào đó.
Quá trình đọc hiểu văn bản chỉ được xem là hoàn thiện khi mục đích của văn bản – điều mà người viết muốn gửi đến bạn đọc – đã được giải mã.
1.2.2. Các bình diện ngữ nghĩa của văn bản
Chính mục đích giao tiếp làm cho văn bản luôn chứa đựng nội dung thông tin và nội dung này tạo ra các bình diện ngữ nghĩa của văn bản.
Trước hết, đó là nội dung miêu tả, hay còn gọi là nội dung sự vật, là những hiểu biết, những nhận thức về thế giới xung quanh, về xã hội và về chính bản thân con người. Nội dung này tạo thành nghĩa sự vật của văn bản. Trong giờ Tập đọc, các câu hỏi: Từ này nghĩa là gì? Câu này nói gì? Bài này nói về điều gì?... nhằm hướng đến xác định nội dung sự vật ở từng văn bản.
Tiếp theo là nội dung thông tin về những cảm xúc, tình cảm, thái độ của người viết đối với đối tượng, sự việc được đề cập đến, đối với người tham gia hoạt động giao tiếp. Nội dung này tạo ra nghĩa liên cá nhân của văn bản. Trong giờ Tập đọc có các câu hỏi: “Cảm xúc, tình cảm của tác giả như thế nào?”, “Những câu, từ nào bộc lộ cảm xúc của tác giả?”. “Bài này được viết với thái độ , tình cảm ra sao?” nhằm hướng đến xác định nội dung liên cá nhân của văn bản.
Trong các loại văn bản khác nhau, tỉ lệ hai loại thông tin cũng khác nhau. Các văn bản khoa học, hành chính, truyền thông thiên về loại thông tin thứ nhất. Các văn bản
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.”
Câu ca dao nhắc nhở, khuyên răn mọi người: dù đi bất cứ nơi nào, làm bất cứ việc gì thì cũng không được quên ngày giỗ Tổ, không được quên cội nguồn dân tộc.

Bài : Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân – TV5 tập 2
- Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân bắt nguồn từ đâu?
Hội thổi cơm thi bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên bờ sông Đáy ngày xưa.
- Tìm những chi tiết cho thấy thành viên của mỗi đội thổi cơm thi đều phối hợp nhịp nhàng, ăn ý với nhau.
Trong khi một thành viên của đội loi việc lấy lửa, những người khác – mỗi người một việc: người ngồi vót những thanh tre già thành những chiếc đũa bông, người giã thóc, người giần sàng thành gạo. Có lửa, ngừoi ta lấy nước, nấu cơm. vừa nấu cơm, các đội vừa đan xem uốn lượn trên sân đình trong sự cổ vũ của người xem.
- Tại sao việc giật giải trong cuộc thi là “niềm tự hào khó có gì sánh nổi đối với dân làng?
Vì giải thưởng là kết quả của sự nỗ lực, sự khéo léo, nhanh nhẹn thông minh của cả tập thể.

Bài : Tranh làng Hồ – TV5 tập 2
- Hãy kể tên một số bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hằng ngày của làng quê Việt Nam.
Một số bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hằng ngày của làng quê Việt Nam là: Tranh vẽ lợn, gà, chuột, ếch, cây dừa, tranh tố nữ,...
- Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ có gì đặc biệt?
Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ rất đặc biệt: Màu đen không pha bằng thuốc mà luyện bằng bột than của rơm nếp, cói chiếu, lá tre mùa thu. Màu trắng điệp làm bằng bột vỏ sò trộn với hồ nếp, “nhấp nhánh muôn ngàn hạt phấn”.
- Tìm những từ ngữ ở hai đoạn cuối thể hiện sự đánh giá của tác giả đối với tranh làng Hồ.
Tranh lợn ráy có những khoáy âm dương rất có duyên.
Tranh vẽ đàn gà con tưng bừng như ca múa bên gà mái mẹ.
Kĩ thuật tranh đã đạt tới sự trang trí tinh tế
Màu trắng điệp là một sự sáng tạo góp phần vào kho tàng màu sắc của dân tộc trong hội họa.
- Vì sao tác giả biết ơn những người nghệ sĩ dân gian làng Hồ?
Vì họ đã sáng tạo nên kĩ thuật vẽ tranh và pha màu tinh tế, đặc sắc.

Bài : Tà áo dài Việt Nam – TV5 tập 2
Học sinh hiểu nội dung bài: Sự hình thành chiếc áo dài tân thời từ chiếc áo cổ truyền ; vẻ đẹp kết hợp nhuần nhuyễn giữa phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo với phong cách hiện đại phương Tây của tà áo dài Việt Nam ; sự duyện dang, thanh thoát của phụ nữ Việt Nam trong chiếc áo dài.
- Chiếc áo dài có vai trò thế nào trong trang phục của phụ nữ Việt Nam xưa?
Phụ nữ Việt Nam xưa hay mặc áo dài thẫm màu, phủ ra bên ngoài nhũng lơp áo cánh nhiều màu bên trong. Trang phục như vậy làm cho phụ nữ trỏ nên tế nhị, kín đáo.
- Chiếc áo dài tân thời có gì khác so với chiếc áo dài cổ truyền?
Áo dài cổ truyền có hai loại: áo tứ thân và áo năm thân. Áo tứ thân được may từ bốn mảnh vải, hai manh sau ghép liền giữa sống lưng, đằng trước là hai vạt áo, không có khuy, khi mặc bỏ buông hoặc buộc thắt vào nhau. Áo năm thân như áo tứ thân, nhưng vạt trước bên trái may ghép từ hai thân vải, nên rộng gấp đôi vạt phải.
Áo dài tân thời là chiếc áo cổ truyền được cải tiến, chỉ gồm hai thân vải phía trước và phía sau. Chiếc áo dài tân thòi vừa giữ được phong cách dân tộc tế nhị ; vừa mang phong cách hiện đại phương Tây
- Vì sao áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam
Vì phụ nữ Việt Nam trong tà áo dài như đẹp hơn, tự nhiên, mềm mại và thanh thoát hơn.
2. Bài học giúp luyện đọc hiểu văn miêu tả cho học sinh lớp 5
Người giáo viên khi dạy đọc hiểu văn miêu tả cho học sinh cũng cần linh hoạt, nắm vững khái niệm chung của thể loại cùng với cách cơ bản của nó để cung cấp cho học sinh. Trong giờ dạy đọc hiểu phải chú ý tới 4 vấn đề lớn đó là:
a. Học sinh đọc kỹ văn bản, hiểu văn bản theo tư duy nhận thức cá nhận.
b. Sự tác động của giáo viên tới học sinh trong giờ đọc hiểu
c. Hoạt động ngoại khoá mở rộng tri thức văn học của học sinh.
d. Học sinh tích luỹ tri thức và huy động vốn ngôn ngữ, tri thức trong tạo lập văn bản nói và viết.
Để hiểu nội dung bài, bản thân học sinh phải chủ động, tích cực, tiếp nhận khám phá văn bản theo hướng: Đọc --> suy nghĩ, tìm tòi, phát hiện --> huy động vốn kiến thức nâng cao cảm thụ cá nhân.
Trong quá trình đọc, học sinh sự quan tâm tới các từ khó, các chú thích của văn bản, hiện thực hoá chức năng biểu cảm của ngôn ngữ, tưởng tượng sinh động giúp cho năng lực cảm thụ văn của cá nhân được phát triển và nâng lên.
Sự tác động của giáo viên tới học sinh trong giờ đọc hiểu văn bản tự sự.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phát triển du lịch sinh thái của Thành phố Đà Nẵng đến năm 2015 Văn hóa, Xã hội 1
D Phát triển du lịch cộng đồng huyện konplông, tỉnh kon tum Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần vật liệu xây dựng Toàn cầu Quản trị Nhân lực 0
J Rủi ro và đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Ha Luận văn Kinh tế 0
B Vai trò của vốn ODA với quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam. Những vấn đề đặt r Luận văn Kinh tế 0
T Phát triển thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
B Phát huy vai trò giáo dục - đào tạo trong phát triển nhân cách học sinh trường cao đẳng Kinh tế chính trị 0
X Phát triển năng lực hệ thống hóa kiến thức cho học sinh bằng biện pháp khái quát hóa Luận văn Sư phạm 0
N Vận dụng các giá trị tài nguyên sinh học vào phát triển du lịch bền vững tại Khu Di sa Khoa học Tự nhiên 0
T Sử dụng bảng biểu nhằm phát triển kỹ năng nói cho sinh viên không chuyên năm thứ nhất củ Ngoại ngữ 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top