Download miễn phí Tiểu luận Phật giáo ở Huế và sự ảnh hưởng của Phật giáo đến con người Huế





 
MỤC LỤC
 
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
I. Phật giáo và sự du nhập của Phật giáo vào Việt Nam
II. Phật giáo Huế
1. Sự truyền bá Phật giáo vào Huế
2. Đặc điểm của Phật giáo Huế
2.1 Đặc điểm nổi bật của Phật giáo đời Trần chính là tư tưởng của Trần Nhân Tông và thềin phái Trúc Lâm
2.2. Phật giáo Huế còn có ảnh hưởng bởi thiền phái Vô Ngôn Thông
2.3. Phật giáo Huế có đặc điểm của tịnh độ giáo
2.4. Phật giáo Huế có chịu ảnh hưởng của thiền phái Tỳ Ni Đa lưu Chi
2.5. Phật giáo Huế chịu ảnh hưởng của Mật giáo
2.6. Phật giáo Huế chịu ảnh hưởng của Phái Thảo Đường
3. Ảnh hưởng của Phật giáo đến con người Huế
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ó với Việt Nam trong một thời gian dài của lịch sử dân tộc. Vào thời Nhà Lý và Nhà Trần, Phật giáo trở thành quốc đạo và trong thời kỳ đó Việt Nam đã đạt được những thành tựu rực rỡ về mọi mặt kinh tế - chính trị - văn hoá - xã hội - quân sự. Trong lần đi thực tập tại Huế lần này, em đã có dịp tìm hiểu về Huế, con người Huế, đặc biệt em đã có thời gian và điều kiện để mở rộng tri thức của mình về Phật giáo ở Huế. Trong bài báo cáo thực tập này em sẽ nói về Phật giáo ở Huế và sự ảnh hưởng của Phật giáo đến con người Huế.
I. PHẬT GIÁO VÀ SỰ DU NHẬP CỦA PHẬT GIÁO VÀO VIỆT NAM.
Đạo phật có nguồn gốc ở Ấn Độ cổ đại, người sáng lập là Tất Đạt Đa (Siddhartha), họ Gôtoma (Gautama), sinh khoảng năm 563 trước Công nguyên ở kinh thành Kapilavastu (chân núi Hymalaya về phía nam, nay thuộc miền Nam nước Nêpan, giáp phía bắc Ấn Độ) , là thái tử con vùa Tịnh Phạn. người đời tôn xưng ông là Thích Ca Mâu Ni (Sakyamuni). Ông mất năm 483 trước Công nguyên, thọ 80 tuổi.
Khi Tất Đạt Đa ra đời, xung quanh ông là một xã hội nhiều đau khổ, biết bao nhiêu con người là nạn nhân của chế độ đẳng cấp dã man, của thiên tai quái ác. Lúc đó Ấn Độ đã có nhiều loại tư tưởng vf tôn giáo, như đạo Vêda (đạo Phệ Đà) thờ nhiều thần, đạo Bà La Môn (Brátman) thờ một thần, đạo Jâim chủ trương tu khổ hạnh v.v… Đạo Phật của Tất Đạt Đa ra đời là một sự phản ứng có tính chất bác bỏ đối với chế độ đẳng cấp khắc nghiệt đương thời, đối với đạo Bà La Môn nghiệt ngã và đối với phương pháp tu hành khổ hạnh của Jana, Đồng thời là sự khẳng định một đạo lý, một đường hướng cứu khổ mới cho con người.
Sinh thời, Phật Thích Ca không viết sách, ông chỉ rao giảng bẳng miệng. Các kinh, luật, luận của Phật giáo lưu truyền ở đời là do nhiều thế hệ học trò của ông căn cứ vào lời dạy được lưu truyền mà biên tập thành. Vì vậy trong đó xuất hiện nhiều quan điểm khác nhau về sự tu hành và đắc đạo. Chủ yếu có hai tông phái lớn là Tiểu Thừa (Hinayana - cỗ xe nhỏ) và Đại Thừa (Mahayana - Cỗ xe lớn). Tiểu Thừa còn gọi là Phật giáo nguyên thuỷ (Thérevada), dựa sát vào văn bản kinh điển, chủ trương giác ngộ cho bản thân mình, chỉ thờ có Phật Thích Ca và tu đến bậc La Hán (Arhat). Đại Thừa chủ trương tự giác và giác tha, không cố chấp vào kinh điển, thờ nhiều Phật và tu đến bậc Bồ Tát trước khi thành Phật. Ngoài ra còn có tông phái Kim Cang Thừa (Vadshrayana), còn gọi là Mật Tông, chủ trương kết hợp phù chú, bùa linh với giáo lý để giải thoát.
Khi Phật Thích Ca còn tại thế, Đạo của ông đã được nhiều người ở dọc sông Hồng, thuộc miền trung và bắc Ấn Độ tin theo. Sau khi ông mất, đạo đó được truyền bá mạnh mẽ. Đến thế kỷ III trước Công nguyên thì phát triển đến đỉnh cao nhất. Lúc đó ở Ấn Độ có đến 8 vạn chùa thsản phẩm. Nhưng đến thế kỷ V sau Công nguyên, Phật giáo bị Ấn Độ giáo tấn công, sau đó bị Hồi giáo triệt phá. Từ thế kỷ XII về sau, Phật giáo chỉ còn là một di tích, một tôn giáo nhỏ ở Ấn Độ.
Đạo Phật truyền bá ra ngoài biên giới Ấn Độ từ rất sớm, ở thế kỷ III trước Công nguyên dưới sự chỉ đạo của vua Ấn là Asoka, nhiều tăng đoàn đã đi ra nước ngoài truyền bá Phật giáo. Về phía nam, Phật giáo truyền đến các nước Srilânghiên cứu, Mianma, Thái Lan, Lào, Cămpuchia, Inđônêxia. Người ta gọi là Phật giáo Nam Tông và đặc trưng của nó là theo dòng Tiểu Thừa. Về phía Bắc, Phật giáo truyền đến Nêpan, các nước Trung Á, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam. Người ta gọi đó là Phật giáo Bắc Tông và đặc trưng của nó là theo dòng Đại Thừa. Cũng về phía Bắc, phái Kim Cang Thừa lưu truyền ở Tây Tạng, Mông cổ, Xibia. Khác với gốc của nó là Ấn Độ, Phật giáo ở các nước trên ngày càng phát triển và đã trở thành quốc giáo ở một số nước.
Đạo Phật truyền vào Trung Quốc khoảng đầu thế kỷ I sau Công nguyên và qua con đường “tơ lụa” xuyên Trung Á. Các nhà sư Ấn Độ và Trung á theo chân các đoàn người buôn bán đi đến Trung Quốc truyền đạo. Dòng đạo truyền vào Trung Quốc là dòng Đại Thừa. Các tông phái Phật giáo Ấn Độ như Mật Tông, Tịnh độ Tông, v.v… đều dược người Trung Quốc các thời chấp nhận và lưu truyền. Song phát triển ở Trung Quốc là các Tông phái ít nhiều được người Trung Quốc gia công xây dựng, đó là Phsản phẩm Tướng Tông (Duy Thức Tông), Thiên Thai Tông, Hoa Nghiêm Tông và đặc biệt là Thiền Tông, Phép thiền định trong thiền tông vốn có từ Ấn Độ, nhưng Thiền Tông với một hệ thống giáo lý của nó lại là sản phẩm riêng của Trung Quốc. Về sau ở Trung Quốc nói đến Phật là nói đến Thiền.
Phật giáo tuy trải qua nhiều giai đoạn phát triển, có nhiều tông phái khác nhau và lưu hành ở nhiều quốc gia khác nhau ở châu Á, nhưng nó vẫn là nó. Bởi vì ở nó có những chủ trương và quan điểm cơ bản mà bất cứ tông phái nào, bất cứ quốc gia nào cũng đều phải dựa vào để truyền bá.
Quan niệm về thế giới, Phật giáo cho rằng thế giới xung quanh, bao gồm cả vũ trụ, trời đất và con người, tuy lớn nhỏ khác nhau, chủng loại khác nhau, nhưng đều là một, đều luôn vận động và biến đổi, ở đó không có điểm bắt đầu (vô thuỷ), cũng không có điểm kết thúc (vô chung), ở đó biến đổi xảy ra nhanh như trong chớp mắt (sát na), nên không có gì là thường còn, là cố định, là có thể gọi nó là nó, vì nó có đó nhưng rồi không có, còn đó nhưng rồi mất đó (vô thường). Con người cũng vậy, ở trong dòng chảy không ngừng, nên không có cái gì gọi là bản thân ta (vô ngã). Mặt khác, biến đổi đó không phải là do bên ngoài đưa tới, mà là do bên trong, do sự vận động tự thân, do lẽ nhân duyên bên trong tác động, và luật nhân quả nội tại quy định, ở đó với bất cứ một vật nào ở vào một giai đoạn nào của quá trình, cũng đều là kết quả của giai đoạn trước là nguyên nhân của giai đoạn sau (nghiệp). Biến đổi đó còn diễn ra trong các nơi gọi là cõi phàm và siêu phàm mà sự chuyển từ cõi này sang cõi khác như vòng bánh xe quay mãi không thôi (luân hồi) v.v…
Quan niệm về nhân sinh. Đạo Phật cho đời người là khổ, nỗi khổ ở mỗi người là đầy nước mắt, ở nhân loại là biến nước mắt; “nước mắt chúng sinh còn nhiều hơn nước các đại dương cộng lại”. Khổ đó không phải là do sản phẩm bức giai cấp, sản phẩm bức dân tộc mà ra, mà là do có bản thân con người. Khổ đó là do con người có sinh thì có già, bệnh và chết, do mong muốn mà không được, do thương yêu mà phải xa lìa nhau, do ghét nhau mà phải ở gần nhau, do ngũ uẩn (sắc, thụ, tưởng, hành, thức) che lấp trí tuệ (khổ đế), do tích tập thói xấu và dục vọng (tập đế), do sự thay đổi, do ở trong vòng luân hồi. Muốn thoát khổ thì phải tu luyện, phải trừ bỏ dục vọng (diệt đế), phải từ bi, nhẫn nhục, hỷ xả (vui vẻ hy sinh thân mình), phải nhận thức được tâm Phật, phải theo tâm con đường đúng, v.v… (đạo đế). Và mục đích của tu luyện là giải thoát, là thoát ra khỏi vòng luân hồi sinh tử, là đạt tới một mục tiêu lý tưởng mà mỗi một tông phái Phật giáo có một cách nói...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phật giáo ở Ayutthaya và ảnh hưởng của nó đối với đời sống chính trị, xã hộị và văn hóa của vương qu Lịch sử Thế giới 0
D Thực trạng về du lịch tâm linh phật giáo ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
N Ảnh hưởng của Phật giáo đối với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt (qua khảo sát ở tỉnh Bắc Giang) Kinh tế chính trị 2
H Ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống văn hóa tinh thần ở huyện An Dương - Hải Phòng hiện nay Kinh tế chính trị 0
L Chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam đầu thế kỷ XX, một số vấn đề triết học và ý nghĩa của nó Kinh tế chính trị 1
A "Đạo hiếu" trong phật giáo và ảnh hưởng của nó đến đạo đức ở VN hiện nay Kinh tế chính trị 0
R Xu hướng nhập thế của Phật giáo ở Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn Kinh tế chính trị 0
G Ảnh hưởng của Phật giáo Hòa Hảo đối với đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Đồng Tháp hiện nay Văn hóa, Xã hội 0
A Vai trò của Phật giáo trong đời sống chính trị ở Việt Nam thời Lý - Trần ( 1009 - 1400) Văn hóa, Xã hội 1
D Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người và giá trị kế thừa ở Việt Nam hiện nay : Luận văn T Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top