Inocente

New Member
Luận văn tiếng Anh: Pháp luật về hợp đồng cho thuê tài chính ở Việt Nam : Luận văn ThS. Luật: 60 38 50
Nhà xuất bản: Khoa Luật
Ngày: 2006
Chủ đề: Luật kinh tế
Pháp luật
Tài chính
Việt Nam
Miêu tả: 98 tr. + Đĩa mềm+tóm tắt
Nghiên cứu một cách có hệ thống những quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về hợp đồng cho thuê tài chính (CTTC); quy định của pháp luật của một số quốc gia có hoạt động CTTC phát triển. Đồng thời, nghiên cứu các quy định về hợp đồng nói chung, hợp đồng tín dụng và các quy định liên quan đến hợp đồng CTTC, từ đó đưa ra các định hướng và đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng CTTC ở Việt Nam
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời nói đầu 1
Chơng 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về hợp đồng cho thuê tài
chính
6
1.1 Khái niệm cho thuê tài chính 6
1.2 Khái niệm hợp đồng cho thuê tài chính 10
1.3 Đặc trng cơ bản của hợp đồng cho thuê tài chính 12
1.4 Các loại hợp đồng cho thuê tài chính cơ bản 19
1.4.1 Hợp đồng cho thuê tài trợ trực tiếp (direct lease) 20
1.4.2 Hợp đồng cho thuê liên kết (syndicate) 21
1.4.3 Hợp đồng cho thuê bắc cầu (leveraged lease contract) 22
1.4.4 Hợp đồng bán, tái thuê (sale anh leaseback arrangement) 23
1.4.5 Hợp đồng cho thuê giáp lng (under lease) 24
1.4.6 Hợp đồng thuê mua trả góp (lease purchase arrangement) 25
Chơng 2: Thực trạng pháp luật về hợp đồng cho thuê tài chính
ở Việt Nam
28
2.1 Sự hình thành và phát triển của pháp luật về hợp đồng cho thuê
tài chính ở Việt Nam
28
2.2 Thực trạng pháp luật về hợp đồng cho thuê tài chính 31
2.2.1 Chủ thể hợp đồng cho thuê tài chính 31
2.2.1.1 Bên cho thuê 31
2.2.1.2 Bên thuê 36
2.2.1.3 Nhà cung ứng 38
2.2.2 Đối tợng của hợp đồng cho thuê tài chính 39
2.2.3 Quyền – nghĩa vụ của các chủ thể hợp đồng cho thuê tài 40chính
2.2.3.1 Quyền và nghĩa vụ của Công ty cho thuê tài chính 40
2.2.3.2 Quyền và nghĩa vụ của bên thuê 42
2.2.3.3 Quyền và nghĩa vụ của bên cung ứng 43
2.2.4 Các nội dung cơ bản của hợp đồng cho thuê tài chính 44
2.2.5 Vấn đề đăng ký hợp đồng, tài sản cho thuê tài chính 47
2.2.6 Vấn đề chấm dứt hợp đồng cho thuê tài chính và xử lý tài
sản thuê
49
2.2.7 Vấn đề giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng cho
thuê tài chính
55
2.3 Đánh giá chung 58
Chơng 3: Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng Cho thuê tài chính
ở Việt Nam
62
3.1 Định hớng hoàn thiện pháp luật về hợp đồng cho thuê tài chính
ở Việt Nam
62
3.2 Tiềm năng của hoạt động CTTC đối với nền kinh tế Việt Nam
và yêu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật để đáp ứng
64
3.3 Những đề xuất, kiến nghị cụ thể 69
3.3.1 Nâng cao hiệu lực của văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt
động CTTC
69
3.3.2 Những vấn đề cụ thể liên quan đến hợp đồng CTTC 71
3.3.3 Một số kiến nghị khác 79
Kết luận 82
Danh mục tài liệu tham khảo 84
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiLỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cho thuê tài chính (CTTC) là một loại hoạt động tín dụng hữu hiệu bổ sung
cho các loại hình tín dụng khác như tín dụng thương mại, tín dụng đầu tư,… góp
phần đa dạng hoá các cách tài trợ vốn cho các doanh nghiệp. CTTC giúp
cho các nguồn vốn luân chuyển một cách dễ dàng và có tính an toàn cao, tăng
cường độ vận động của thị trường tài chính. Trong đó, các định chế tài chính như
công ty tài chính, Công ty CTTC có mối quan hệ ngày càng mật thiết với nhau và
với các doanh nghiệp khác. So với các loại hình tài trợ khác, CTTC có vai trò to lớn
trong việc hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp cũng như thúc đẩy sự phát triển của nền
kinh tế.
Hoạt động CTTC từ hàng chục năm nay đã vô cùng sôi động ở rất nhiều nước
trên thế giới và trong khu vực, trở thành “kênh” dẫn vốn hiệu quả cho nền kinh tế.
Chính thức xuất hiện ở Việt Nam từ năm 1995, đến nay hoạt động CTTC đang dần
khẳng định vai trò, nhưng rất chậm chạp. Điều này có nguyên nhân trực tiếp từ việc
cơ chế, chính sách về lĩnh vực này vẫn chưa thật sự đầy đủ, hoàn thiện. Đặc biệt là
những quy định về hợp đồng CTTC – “xương sống” của toàn bộ hoạt động CTTC,
chưa thật sự phù hợp, chưa tạo ra được sức cuốn hút, cũng như sự yên tâm cần thiết
đối với cả các định chế tài chính, cũng như giới doanh nghiệp khi cân nhắc việc
tham gia vào hoạt động này.
Được biết đến như một “kênh” tài trợ vốn hiệu quả, nhưng đến nay hoạt động
cho thuê tài chính ở nước ta vẫn mới chỉ có Nghị định 16/2001/NĐ-CP ngày
02/5/2001 của Chính phủ điều chỉnh trực tiếp – sau này được sửa đổi, bổ sung một
số điều bởi Nghị định 65/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2005 (Luật các tổ chức tín dụng
cũng có đề cập với tư cách là một hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng) cùng
một số Thông tư của Ngân hàng Nhà nước như: Thông tư 08/2001/TT-NHNN,
Thông tư 07/2004/TT-NHNN, Thông tư 03/2005/TT-NHNN,... hướng dẫn thi hành.Được điều chỉnh trực tiếp bởi các nghị định – là những văn bản chuyên ngành có
giá trị pháp lý không cao, đồng thời những quy định của các văn bản pháp luật này
về hợp đồng CTTC vẫn chưa thật sự linh hoạt về hình thức, chưa đầy đủ về nội
dung, chưa đa dạng về đối tượng cho thuê, hạn hẹp về chủ thể tham gia hợp đồng và
quá trình tiến hành các giao dịch cho thuê tài chính trên thực tế đã bộc lộ một số
vướng mắc, những điểm chưa phù hợp giữa các quy định của pháp luật với thực tiễn
kinh doanh của các doanh nghiệp và chưa phù hợp với thông lệ quốc tế, việc thực
hiện hợp đồng còn tiềm ẩn khá nhiều rủi ro, còn những vướng mắc trong việc thu
hồi tài sản thuê khi bên thuê vi phạm hợp đồng, vấn đề đăng ký tài sản thuê, đăng
ký giao dịch cho thuê tài chính,… Những bất cập, vướng mắc này đặt ra yêu cầu về
việc tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện pháp luật về hợp đồng cho thuê tài chính, tạo
môi trường pháp lý đầy đủ, an toàn và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, giúp
cho hoạt động cho thuê tài chính diễn ra an toàn, hiệu quả, đạt được mục tiêu, yêu
cầu của các bên tham gia giao dịch.
Xuất phát từ những lý do nêu trên nên tui quyết định chọn đề tài: “Pháp luật
về hợp đồng cho thuê tài chính ở Việt Nam” làm đề tài Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ
luật của mình, nhằm góp phần vào quá trình hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực
này, thúc đẩy sự phát triển hoạt động CTTC ở Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu
Ở Việt Nam đã có một số công trình khoa học, bài viết nghiên cứu, tìm hiểu
cơ chế điều chỉnh của pháp luật đối với hoạt động CTTC ở Việt Nam như: Luận văn
Thạc sĩ Luật học "Cơ sở pháp lý cho hoạt động thuê mua ở Việt Nam thực trạng và
giải pháp hoàn thiện" của tác giả Doãn Hồng Nhung; Luận văn Thạc sĩ Luật học
"Điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động thuê mua tài chính ở Việt Nam" của tác giả
Lê Hoàng Oanh ; Luận văn Thạc sĩ Luật học "Pháp luật về công ty cho thuê tài
chính trực thuộc của tổ chức tín dụng" của tác giả Đinh Tiểu Khuê; cùng một số bài
viết: “Về quy định đăng ký tài sản cho thuê tài chính” của tác giả Nguyễn Hữu
Thanh; "Rủi ro trong hoạt động cho thuê tài chính” của tác giả Hoàng Ngọc Tiến ;
"Cho thuê tài chính ở Việt Nam tại sao chưa phát triển" của tác giả Hoàng Quý
Vương và Phạm Tuấn Long,… Tuy nhiên, các công trình và bài viết nói trên chưa
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiđi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống về cơ sở lý luận và thực tiễn các quy định
của pháp luật về hợp đồng cho thuê tài chính.
Thực tế cũng đã có công trình khoa học nghiên cứu về pháp luật về hợp đồng
cho thuê tài chính như Luận văn Thạc sĩ Luật học "Một số vấn đề pháp lý về hợp
đồng CTTC ở Việt Nam" của tác giả Lê Thị Thảo. Nhưng công trình này được hoàn
thành trong năm 2003, trong khi từ đó đến nay pháp luật về cho thuê tài chính đã có
một số thay đổi và những yêu cầu của thực tiễn cũng đã thay đổi, nên vấn đề này
vẫn cần được tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Việc hoàn thiện pháp luật về hợp đồng CTTC là một yêu cầu cấp thiết và thời
sự góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về hoạt động CTTC, “khơi thông” kênh
dẫn vốn đầy hiệu quả này. Mục đích của luận văn là tìm hiểu thực trạng pháp luật
về hợp đồng CTTC ở Việt Nam, qua đó đề ra những định hướng hoàn thiện pháp
luật về hợp đồng CTTC, góp phần hoàn thiện khung pháp luật về hoạt động CTTC
ở Việt Nam.
Để thực hiện mục đích này, người thực hiện luận văn có nhiệm vụ: Nghiên
cứu một cách có hệ thống những quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về hợp
đồng CTTC; quy định của pháp luật của một số quốc gia có hoạt động CTTC phát
triển. Đồng thời, nghiên cứu các quy định về hợp đồng nói chung, hợp đồng tín
dụng và các quy định liên quan đến hợp đồng CTTC để từ đó đưa ra các định hướng
và đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng CTTC ở Việt
Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quy định của pháp luật về hợp
đồng CTTC. Đây là các quy định điều chỉnh những vấn đề liên quan đến hợp đồng
CTTC như chủ thể, đối tượng của hợp đồng CTTC; quyền – nghĩa vụ của các chủ
thể hợp đồng CTTC; nội dung của hợp đồng CTTC và các quy định giải quyết
những vấn đề phát sinh từ hợp đồng CTTCLuận văn không đi sâu vào nghiên cứu pháp luật điều chỉnh về hợp đồng nói
chung mà tập trung nghiên cứu, tìm hiểu các quy định của pháp luật điều chỉnh
những vấn đề liên quan đến việc ký kết, thực hiện hợp đồng CTTC và giải quyết
tranh chấp từ hợp đồng CTTC.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin về Nhà nước và
pháp luật, những quan điểm của Đảng và Nhà nước về hoạt động tiền tệ – ngân
hàng. Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử được sử dụng làm cơ
sở để nghiên cứu và thực hiện luận văn này.
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng kết hợp những phương pháp trên với nhiều
phương pháp nghiên cứu khác nhau như phương pháp tổng hợp và phân tích,
phương pháp luật học so sánh, phương pháp quy nạp và diễn giải,… để giải quyết
một số nhiệm vụ đặt ra trong quá trình nghiên cứu, để giải thích, đánh giá và kết
luận về một số vấn đề cụ thể của pháp luật về hợp đồng CTTC.
6. Ý nghĩa của luận văn
- Đây là một trong số ít luận văn thạc sĩ luật học nghiên cứu chuyên sâu về
những vấn đề của pháp luật về hợp đồng CTTC.
- Luận văn nghiên cứu cụ thể về tình hình áp dụng thực tế các quy định pháp
luật về hợp đồng CTTC trong thời gian qua ở Việt Nam; đưa ra đánh giá khoa học
về thực trạng pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực này, trên cơ sở so sánh với pháp
luật các nước và trên cơ sở điều kiện tình hình KT – XH hiện nay.
- Đề xuất phương hướng và kiến nghị cụ thể đối với việc hoàn thiện pháp luật
về hợp đồng CTTC ở Việt Nam.
7. Bố cục của Luận văn
Ngoài Lời nói đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn bao
gồm 3 chương, với kết cấu như sau:
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi- Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về hợp đồng CTTC.
- Chương 2: Thực trạng pháp luật về hợp đồng CTTC ở Việt Nam
- Chương 3: Định hướng hoàn thiện pháp luật về hợp đồng CTTC ở Việt
Nam
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HỢP ĐỒNG
CHO THUÊ TÀI CHÍNH
1.1 Khái niệm cho thuê tài chính
Ngày nay, thuật ngữ cho thuê tài chính (CTTC) đã trở nên quen thuộc trong
lĩnh vực kinh doanh. Tuy nhiên, cho tới nay không phải quốc gia nào cũng có một
khái niệm chuẩn về CTTC. Theo công bố của Công ty tài chính Quốc tế (IFC), chỉ
có 19/37 quốc gia được điều tra thăm dò có định nghĩa về CTTC. Đồng thời, mỗi
quốc gia cũng có những quy định riêng về CTTC tuỳ từng trường hợp vào điều kiện, hoàn
cảnh kinh tế của mình.
Từ khi ra đời cho đến nay, thuật ngữ “Leasing” được hầu hết các quốc gia
trên thế giới sử dụng nhằm chỉ hoạt động cho thuê tài sản được các định chế tài
chính (trong đó nhất thiết phải có Công ty CTTC) mua theo yêu cầu của bên thuê.Hết thời hạn, bên thuê được phép chuyển quyền sở hữu, mua lại hay tiếp tục thuê
tài sản đó theo các điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng CTTC.
Ở Việt Nam, các văn bản pháp luật như Luật các Tổ chức tín dụng có hiệu
lực ngày 01/10/1998; Nghị định số 64/1995/NĐ-CP ngày 01/10/1995 ban hành
“Quy chế tạm thời về tổ chức và hoạt động của công ty CTTC Việt Nam” sử dụng
thuật ngữ “Cho thuê tài chính” đối với hoạt động nêu trên. Bên cạnh thuật ngữ “Cho
thuê tài chính”, hiện nay còn tồn tại nhiều thuật ngữ khác như “Tín dụng thuê mua”,
“thuê mua tài chính”,… Thuật ngữ “Tín dụng thuê mua” nhìn dưới góc độ tín dụng
là một cách tài trợ vốn, cấp vốn được thực hiện dưới hình thức tài sản đem
cho thuê. Còn “Cho thuê tài chính”, theo quan điểm của các nhà nghiên cứu hiện
nay thì thuật ngữ này chưa thể hiện đầy đủ nội dung của khái niệm “Leasing”, vì
CTTC thì thiên về việc đem tài sản của mình để “cho người khác thuê” hơn là việc
“thuê để mua”. Trong hoạt động CTTC, ngoài yếu tố thuê tài sản, thì việc thoả
thuận chuyển quyền sở hữu, mua lại tài sản khi kết thúc hợp đồng thường được các
bên đặt ra. Do vậy, nếu dùng thuật ngữ “Thuê mua tài chính” sẽ thể hiện đầy đủ bản
chất của hoạt động “leasing”. Tuy nhiên, trong bản luận văn này, tác giả xin phép
vẫn dùng cụm từ “Cho thuê tài chính” cho thống nhất với câu chữ trong các văn bản
pháp luật của Việt Nam về lĩnh vực này.
Để có khái niệm tương đối đầy đủ về CTTC, chúng ta cần xem xét các định
nghĩa về CTTC.
Uỷ ban tiêu chuẩn kế toán quốc tế (International Accounting Standards
Committee – IASC) đưa ra định nghĩa về CTTC như sau:
“Thuê mua tài chính (Finacial Lease) là một giao dịch trong đó một bên
(người cho thuê) chuyển giao quyền sử dụng tài sản thuộc sở hữu của mình cho bên
kia (người đi thuê) trong một thời gian nhất định, mà trong thời gian đó, người cho
thuê dự định thu hồi vốn tài trợ cùng các chi phí có liên quan; quyền sở hữu tài sản
có thể được chuyển giao hay không tuỳ theo sự thoả thuận giữa hai bên”. [5]
Theo Từ điển quản lý tài chính ngân hàng, Thuật ngữ thuê mua được định
nghĩa như sau: “Thuê mua là một hợp đồng cho thuê kèm theo lời hứa đơn phương
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phibán cho người thuê theo một giá nhất định, có tính đến số tiền thuê đã trả” [14,
Tr.144]
Theo Điều 1 Công ước Unidroit về cho thuê tài chính quốc tế được ký tại
Ottawa ngày 20/5/1998, hoạt động cho thuê tài chính được xác định là giao dịch,
trong đó một bên (bên cho thuê):
(a) Căn cứ vào yêu cầu được nêu cụ thể của bên kia (bên thuê) thống
nhất một thoả thuận (thoả thuận cung cấp) với một bên thứ ba (nhà
cung cấp). Theo đó, bên cho thuê mua nhà máy, hàng hoá, tư liệu
sản xuất hay các thiết bị khác (gọi chung là thiết bị) theo các điều
kiện đã được (bên đi thuê) chấp thuận;
(b) Cùng thống nhất một thoả thuận (thoả ước cho thuê) với bên đi thuê
cho phép bên đi thuê quyền sử dụng thiết bị để đổi lại bằng việc
thanh toán tiền thuê” [4, Tr.1]
Bộ luật Thương mại Thống nhất Hoa Kỳ ghi nhận: “Cho thuê tài chính” là
loại cho thuê trong đó:
Cho thuê tài chính là một hình thức tài trợ vốn hiệu quả, không thể thiếu đối
với một nền kinh tế hiện đại. Với thủ tục, điều kiện tài trợ đơn giản, cho thuê tài
chính là giải pháp hữu hiệu nhất để tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn giúp các doanh
nghiệp Việt Nam đổi mới máy móc, thiết bị, công nghệ nhằm cơ cấu lại hay mở
rộng sản xuất kinh doanh. Nó đặc biệt quan trọng trong giai đoạn hiện nay ở Việt
Nam vì vấn đề vốn là một trong những vấn đề cấp thiết nhất để đưa toàn bộ nền
kinh tế phát triển vượt bậc, mà trước mắt là mục tiêu tăng trưởng ổn định, bền vững
trong bối cảnh hội nhập.
Hình thành và phát triển ở Việt Nam được hơn 10 năm, cho thuê tài chính đã
có những đóng góp nhất định cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Bước đầu
đã có những quy định pháp lý tạo điều kiện cho hoạt động cho thuê tài chính phát
triển, dần đi vào ổn định. Tuy nhiên, trên thực tế hoạt động cho thuê tài chính ở Việt
Nam cho đến nay vẫn chưa đem lại kết quả như mong đợi, mà nguyên nhân chính là
do hệ thống các quy định pháp luật về cho thuê tài chính và hợp đồng cho thuê tài
chính cho đến nay vẫn chưa hoàn thiện. Những vướng mắc, thiếu sót đó cần
được nhanh chóng tháo gỡ, giải quyết, tạo hành lang pháp lý thông thoáng, thuận lợi
cho sự phát triển của hoạt động này.
Với đề tài “Pháp luật về hợp đồng cho thuê tài chính ở Việt Nam”, tác giả đã
khái quát những quy định của pháp luật và thực trạng hoạt động cho thuê tài chính ở
Việt Nam và trên cơ sở những kết quả nghiên cứu thực tế, những kinh nghiệm thành
công trong hoạt động cho thuê tài chính của một số nước để đưa ra những đánh giá,
chỉ ra những vướng mắc, bất cập của cơ chế pháp luật hiện hành liên quan đến việc
ký kết và thực hiện hợp đồng cho thuê tài chính. Từ đó, tác giả đưa ra một số kiến
nghị, đề xuất về giải pháp tháo gỡ, góp phần hoàn thiện pháp luật về cho thuê tài
chính nói chung và về hợp đồng cho thuê tài chính nói riêng.
Việt Nam đang đặt ra những mục tiêu phát triển rất mạnh mẽ, mà để đạt được
thì mọi nguồn lực phải được huy động tối đa. Trong đó, nếu hoạt động cho thuê tài
chính được khai thông đúng mức sẽ đóng góp được một phần không nhỏ. Muốn
vậy, việc hoàn thiện khung pháp luật về hoạt động cho thuê tài chính phải nhanh
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện và thực tiễn thực hiện tại các doanh nghiệp khí hóa lỏng Luận văn Kinh tế 1
D Pháp luật về xử lý hậu quả của hợp đồng vô hiệu trong lĩnh vực kinh doanh thương mại ở Việt Nam Luận văn Luật 0
D Pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 2
T pháp luật về đăng ký doanh nghiệp qua thực tiễn áp dụng tại tỉnh bình thuận Luận văn Luật 1
D Pháp luật về hợp đồng và thực tiễn thực hiện hợp đồng xây dựng công trình thủy lợi tại công ty cổ phần xây dựng thủy lợi Hải Phòng Nông Lâm Thủy sản 0
H pháp luật về chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong dự án kinh doanh bất động sản Luận văn Luật 0
D Pháp luật về quản lý chất thải y tế ở việt nam Y dược 0
D Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường nước ở Việt Nam hiện nay Luận văn Luật 0
D Pháp luật quốc tế về bảo vệ nguồn nước quốc tế và thực tiễn thực hiện của Việt Nam Luận văn Luật 0
D Pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp thương mại điện tử đáp ứng nhu cầu của hiệp định thương mại tự do EVFTA Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top