xXx_xXx

New Member
Chia sẻ miễn phí cho các bạn tài liệu: Phân tích và định giá cổ phiếu công ty cổ phần thép Việt-Ý
Chỉ trong vòng 4 năm kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO – thời điểm nền kinh tế chuyển biến mạnh mẽ theo hướng hội nhập, chúng ta đã chứng kiến những biến đổi đa dạng. Trong tất cả những biến chuyển đó, từ lĩnh vực xuất nhập khẩu, cổ phần hóa, thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán, các chính sách về tỷ giá và lãi suất,… càng ngày càng nhận thấy rõ vai trò của đầu tư tài chính với tư cách vừa là động lực, vừa là sự thụ hưởng từ sự phát triển và suy thoái của nền kinh tế.
Kể từ ngày chính thức khai trương Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (nay là Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh) vào 07/2000, thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua gần 11 năm hoạt động. Quy mô thị trường ngày càng được mở rộng với số lượng công ty niêm yết ngày càng tăng trên cả hai sàn giao dịch Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Trong mấy năm gần đây, chúng ta đã chứng kiến thị trường có nhiều thăng trầm, với rất nhiều cơ hội cho các chủ thể tham gia vào thị trường nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro khó lường. Việc thị trường chứng khoán tăng giá cực mạnh vào cuối năm 2006 và đầu năm 2007 đã gây ra nhiều luồng nhận định về giá trị các tài sản đầu tư này. Trong cơn phấn khích của thị trường, nhiều nhà đầu tư đã bỏ qua những thông báo của các chuyên gia phân tích về giá trị cổ phiếu, thậm chí còn cho rằng không có giá trị ảo, chỉ có giá trị thật đang được giao dịch trên thị trường, và mọi phân tích là xa rời thực tế. Thế nhưng, sự suy thoải của thị trường chứng khoán đã khiến nhà đầu tư mất đến 70% - 80% tài sản, rồi sự phát nổ của bong bóng của thị trường vào năm 2008. Trước bối cảnh đó, các nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường chứng khoán cũng tỏ ra lo ngại và dè dặt hơn. Nếu như trước đây phần lớn các nhà đầu tư cá nhân chạy theo tâm lý bày đàn là chính thì hiện nay họ quan tâm nhiều hơn tới các chỉ số cơ bản, các biểu đồ kĩ thuật, các mô hình định giá hay chỉ đơn giản là những nhận định, phân tích thị trường,... Điều này càng chứng tỏ rằng các nhà đầu tư dường như đã thận trọng hơn và chuyên nghiệp hơn trước rất nhiều.

Xuất phát từ tầm quan trọng của việc định giá, chuyên đề thực tập này được thực hiện với đề tài : “Phân tích và định giá cổ phiếu công ty cổ phần thép Việt-Ý”
Chuyên đề thực tập này gồm có 2 chương:
Chương 1: Lý thuyết về phân tích và định giá cổ phiếu
Chương này trình bày tổng quan về phân tích và định giá cổ phiếu trong đó nêu ra các khái niệm, các bước phân tích trong phân tích cơ bản và các phương pháp định giá cổ phiếu nói chung. Qua đó giúp người đọc có được những hình dung sơ bộ về những việc có thể làm xoay quanh việc phân tích và định giá cổ phiếu.
Chương 2: Phân tích và định giá cổ phiếu công ty cổ phần thép Việt-Ý
Chương này sẽ áp dụng lý thuyết ở chương I để phân tích và định giá cổ phiếu công ty cổ phần thép Việt-Ý. Nhằm có cái nhìn tổng quát về tình hình kinh tế, thị trường chứng khoán cũng như tình hình tài chính và sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thép Việt-Ý. Từ đó, các nhà đầu tư quan tâm có thể phần nào hiểu rõ công ty hơn và đưa ra chiến lược đầu tư hợp lý vào cổ phiếu VIS.
tui xin gửi lời Thank chân thành nhất đến Th.S Trần Chung Thủy, cô giáo Nguyễn Thị Liên đã tận tình giúp đỡ tui hoàn thiện chuyên đề này và các thầy cô trong Khoa Toán Kinh tế đã tận tình giảng dạy tui trong suốt bốn năm học tại trường đại học Kinh Tế Quốc Dân.
tui cũng xin gửi lời Thank tới các anh chị, đặc biệt là anh Đỗ Ngọc Bách – Trưởng nhóm phân tích dữ liệu phòng thông tin thị trường (phòng MI), anh Nguyễn Đình Quang – Trưởng phòng tư vấn đầu tư của công ty cổ phần chứng khoán VNDIRECT đã tạo điều kiện trong suốt thời gian tui thực tập tại quý công ty.

tui xin chân thành cám ơn!





CHƯƠNG I
LÝ THUYẾT PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU

1.Giá hợp lý và giá thị trường của cổ phiếu
1.1.Giá thị trường của cổ phiếu
Cổ phiếu phổ thông của công ty niêm yết là một loại tài sản tài chính được giao dịch trên thị trường nên có “ giá “ do thị trường xác định tại từng thời điểm. Các mức giá của cổ phiếu biểu hiện trên thị trường tại các thới điểm khác nhau gọi là giá thị trường (thị giá).
Thị giá của cổ phiếu phụ thuộc vào nhiều yếu tố, tuy nhiên nhân tố tác động chính tới thị giá là quan hệ cung cầu cổ phiêu trên thị trường.
1.2.Giá hợp lý của cổ phiếu
1.2.1.Khái niệm
Giá hợp lý của cổ phiếu còn được gọi là “giá nội tại” là mức giá thể hiện một bộ phận giá trị của công ty niêm yết. Công ty có giá trị cao thì cổ phiếu có giá trị cao và ngược lại.
1.2.2.Đo lường giá hợp lý của cổ phiếu
Khi nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu, họ kỳ vọng vào thu nhập trong tương lai mà cổ phiếu đó mang lại, do đó giá cổ phiếu phải thể hiện luồng thu nhập tương lai đó. Để xác định giá cổ phiếu tại một thời điểm hiện tại cần xác định giá trị hiện tại của luồng thu nhập tương lại từ cổ phiếu. Đây cũng là nguyên tắc chung cho mọi mô hình định giá.
Thông thường hai mức giá: thị giá và giá hợp lý sai lệch nhau. Nếu thị giá cao (thấp) hơn giá hợp lý thì cổ phiếu đang được thị trường định giá cao (thấp). Nếu mà hai mức giá trùng nhau thì cổ phiếu được thị trường định giá đúng.
2.Phương pháp phân tích cổ phiếu
2.1.Khái niệm
Phân tích cổ phiếu là quá trình hình thành và diễn biến của giá cổ phiếu. Nội dung bao gồm:
• Phân tích, xác định quy luật diễn biến của giá cổ phiếu.
• Xác định cổ phiếu có được định giá đúng hay không?
• Từ đó xây dựng mô hình phân tích, định giá nhằm đưa ra chiến lược đầu tư.
2.2.Phương pháp phân tích cơ bản
2.2.1.Khái niệm
Là phương pháp phân tích cổ phiếu dựa vào các nhân tố mang tính chất nền tảng có tác động hay dẫn tới sự thay đổi giá cả của cổ phiếu nhằm chỉ ra giá trị nội tại (intrinsic value) của cổ phiếu trên thị trường.
2.2.2.Những yếu tố cần quan tâm trong phân tích cơ bản
2.2.2.1.Các yếu tố vĩ mô – môi trường kinh doanh của công ty
 Môi trường chính trị, xã hội và pháp luật
Môi trường chính trị luôn có tác động không nhỏ tới thị trường chứng khoán.Đặc biệt là những ngành kinh tế thuộc sở hữu của nhà nước sẽ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi trong chính sách của nhà nước. Môi trường chính trị ổn định là điều kiện để các công ty yên tâm sản xuất kinh doanh và ổn định chung cho cả nền kinh tế vĩ mô.
 Ảnh hưởng kinh tế vĩ mô
Các điều kiện kinh tế vĩ mô sẽ quyết định rủi ro chung của toàn bộ thị trường mà trong lý thuyết gọi là rủi ro hệ thống. Rủi ro này tác động đến toàn bộ thị trường và bản thân doanh nghiệp hay từng ngành không thể tránh được. Các chính sách của chính phủ có tác động đến tất cả các ngành nghề và công ty trong nền kinh tế, nhưng tùy vào đặc thù của từng công ty mà chịu ảnh hưởng khác nha. Một vài yếu tố vĩ mô quan trọng như:
-Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
-Chính sách lãi suất và lạm phát
-Tỷ giá hối đoái
-Việc làm
 Phân tích ngành
Các ngành có khả năng phản ứng khác nhau với những thay đổi của các yếu tố vĩ mô. Triển vọng của ngành trong nền kinh tế quyết định kết quả của mỗi công ty trong ngành có thể đạt được. Do đó, việc phân tích ngành diễn ra trước việc phân tích công ty. Phân tích ngành cần tính toán các chỉ số trung bình ngành làm mốc so sánh với chỉ số của từng công ty trong ngành và so sánh với các ngành khác trong quốc gia hay trong khu vực kinh tế đó.
2.2.2.2.Các yếu tố vi mô – phân tích công ty
Trong phân tích công ty, ta phân tích các yếu tố tài chính và phi tài chính của công ty. Việc phân tích tài chính công ty nhằm đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp, đánh giá rủi ro, mức độ và chất lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó, khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp, giúp người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định tài chính, quyết định quản lý phù hợp. Phân tích tài chính tiếp tục nghiên cứu và đưa ra những đoán về kết quả hoạt động nói chung và mức doanh lợi nói riêng của doanh nghiệp trong tương lai. Nói cách khác, phân tích tài chính là cơ sở để đoán tài chính - một trong các hướng đoán doanh nghiệp. Ngoài ra, khi phân tích chúng ta cần chú ý tới các yếu tố phi tài chính.Việc nghiên cứu các yếu tố này giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan hơn nữa về công ty. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những nền kinh tế đang phát triển, khi mà thông tin không được minh bạch trong các báo cáo tài chính. Trên cơ sở đó, chúng ta có thể điều chỉnh những nhận định của mình về tiềm lực cũng như khả năng của doanh nghiệp. Sau đây là các tiêu thức quan trọng trong việc phân tích:
 Nghành nghề kinh doanh
Doanh nghiệp đó đang sản xuất kinh doanh sản phẩm hay dịch vụ nào là chủ yếu, thể hiện qua tỷ trọng doanh thu và lợi nhuận của sản phẩm đó trên doanh thu và lợi nhuận của toàn doanh nghiệp. Biết được lĩnh vực kinh doanh chính của công ty giúp NĐT có cái nhìn rõ nét hơn về những ảnh hưởng có thể tác động tới doanh nghiệp như môi trường kinh tế vĩ mô, luật pháp, thiên tai, đối thủ cạnh tranh... .
 Cơ cấu sở hữu vốn
Những ai đang nắm giữ số lượng lớn cổ phiếu công ty? Hiện nay công ty có bao nhiêu cổ phiếu lưu hành, số lượng cổ phiếu bị hạn chế chuyển nhượng? Thông thường, một công ty có nhiều cổ đông chiến lược thì tốt trong dài hạn và kỳ vọng về nó tăng cao. Ngoài ra, khi doanh nghiệp có tỷ lệ sở hữu của Nhà nước và cổ đông chiến lược lớn thì số cổ phiếu đang giao dịch trên thị trường ít hơn nhiều so với tổng số cổ phiếu, khi đó lượng cung cổ phiếu ra thị trường bị hạn chế, điều này thường có lợi cho giá cổ phiếu.
 Hội đồng quản trị, ban giám đốc và ban kiểm soát
Hội đồng quản trị (HĐQT) bao gồm những ai, tỷ lệ vốn góp của họ, chiến lược đề ra có vì quyền lợi của cổ đông không? Liệu có sự phân biệt đối xử giữa cổ đông lớn và cổ đông nhỏ lẻ? Liệu có mâu thuẫn giữa các thành viên trong ban lãnh đạo?... .Ngoài ra cần quan tâm số lượng cổ phiếu nắm giữ của các thành viên trong HĐQT, trong Ban giám đốc, trong Ban kiểm soát và những người liên quan. Nếu số lượng nắm giữ cổ phiếu càng lớn thì rõ ràng là họ đều đặt niềm tin vào khả năng tăng trưởng của công ty và đó là tín hiệu tốt.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:



Phân tích và định giá cổ phiếu KMR
Bài giảng Phân tích tài chính: Định giá cổ phiếu và trái
Định giá cổ phiếu và ứng dụng vài mô hình toán trong việc
Phân tích và định giá cổ phiếu của Tập đoàn Hà Đô - Lời trích
Phân tích thị trường chứng khoán: Định giá cổ phiếu – Mô
Phân tích ưu nhược điểm và điều kiện áp dụng của từng
Định giá trị cổ phiếu và trái phiếu
Định giá cổ phiếu – Mô hình chiết khấu dòng tiền
Phân tích mã chứng khoán SJS - Phần 3: Định giá cổ phiếu
 

dc801

New Member
Re: [Free] Phân tích và định giá cổ phiếu công ty cổ phần thép Việt-Ý

Mod có thể gửi giúp mình link download tài liệu này với. Thanks
email: "[email protected]"
 

chuyendoan

New Member
Mod có thể cho mình xin đường link download tài liệu : Phân tích và định giá cổ phiếu công ty cổ phần thép Việt Ý với. Thank Mod nhiều
Emai: [email protected]
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phân tích nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập và vận dụng quy luật đó Môn đại cương 0
D PHÂN TÍCH CHƯƠNG TRÌNH IMC của bột GIẶT OMO và PHÁC THẢO CHƯƠNG TRÌNH IMC Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích môi trường Singapore và phương thức xâm nhập cho cà phê hạt Việt Nam Nông Lâm Thủy sản 0
D Kỹ thuật phân tích và kiểm soát chất Bia thành phẩm Nông Lâm Thủy sản 0
D Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ an toàn thực phẩm và các khuyến cáo cho chuỗi cung ứng thủy sản tại Việt Nam Ngoại ngữ 0
D Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích tình hình tài chính và kết quả HĐKD của CTCP Thủy Sản Bạc Liêu năm 2018 Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích liên minh chiến lược của apple: case study với microsoft và paypal Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích và định giá cổ phiếu công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp sông đà Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu, phân tích giải pháp mobile backhaul và ứng dụng triển khai trên mạng viễn thông của VNPT tuyên quang Công nghệ thông tin 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top