rica17

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

Trang
MỞ ĐẦU.........................................................……………..3
I. THỰC TIỄN VÀ NHẬN THỨC................……………..4
1.THỰC TIỄN.................................................……………..4
a. Khái niệm................................................……………..4
b. Các hình thức cơ bản của thực tiễn........……………..5
c. Mối quan hệ giũa các hoạt động thực tiễn……………5
2. NHẬN THỨC.............................................……………..6
a. Khái niệm................................................……………..6
b. Các cấp độ của quá trình nhận thức.......……………..6
c. Chân lý và quá trình nhận thức chân lý..……………..9
II. MỐI LIÊN HỆ GIỮA THỰC TIỄN VÀ NHẬN THỨC
1. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức…………….....15
................................................................
2. Vai trò của chân lý đối với thực tiễn.....………………16
III. LIÊN HỆ VÀO VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN CÁC HOẠT
ĐỘNG VẬT CHẤT VÀ NÂNG CAO NHẬN THỨC CỦA
CON NGƯỜI............................................……………….18
KẾT LUẬN.....................................................………………...19

2


MỞ ĐẦU
Sự

thống nhất giữa nhận thức và thực tiễn là một trong những

nguyên tắc cơ bản, là linh hồn của triết học Mác-Lênin. Lần đầu tiên
trong lịch sử triết học C.Mác đã phát hiện ra sức mạnh của lý luận chính
là mối liên hệ của nó với thực tiễn cũng như sức mạnh của thực tiễn là ở
mối quan hệ của nó với nhận thức. Sự thống nhất giữa nhận thức và thực
tiễn là sự thống nhất biện chứng và cơ sở chính của sự tác động ấy là thực
tiễn. Thực tiễn luôn luôn vận động biến đổi do đó lý luận cũng không
ngừng đổi mới, phát triển, sự thống nhất biện chứng giữa chúng vì thế
cũng có những nội dung cụ thể và những khác biệt khác nhau trong mỗi
thời đại, mỗi giai đoạn lịch sử. Để vận dụng kiến thức đã học vào thực
tiễn góp phần nghiên cứu mặt lý luận của vấn đề này bằng những kiến
thức đã học từ môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin,
đặc biệt là nội dung về nhận thức và thực tiễn, em xin trình bày bài tiểu

luận với đề tài: Mối quan hệ giữa thực tiễn và nhận thức và liên hệ vào
vấn đề phát triển các hoạt động vật chất và nâng cao nhận thức của con
người.
Đề tài được nghiên cứu nhằm mục đích vận dụng những kiến thức
đã học nêu lên mối liên hệ giữa nhận thức và thực tiễn, từ đó đưa ra mối
liên hệ để phát triển hoạt động vật chất và nâng cao nhận thức. Đồng thời
đề tài góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho bản thân, và
giúp em hiểu sâu hơn về phần kiến thức này trong môn học Những
nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin.

3


Để đạt được mục tiêu đó đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu
chung là phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin và các phương
pháp cụ thể như phương pháp phân tích, tổng hợp…
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, bố cục của đề tài bao gồm những
nội dung chính sau:
Chương I: Nhận thức và Thực tiễn.
Chương II: Mối liên hệ giữa thực tiễn và nhận thức.
Chương III: Liên hệ vào vấn đề phát triển các hoạt động vật chất
và nâng cao nhận thức của con người.

CHƯƠNG I: THỰC TIỄN VÀ NHẬN THỨC
Trước hết muốn hiểu rõ về mối quan hệ giữa thực tiễn và nhận thức ta
cần hiểu rõ về thực tiễn và nhận thức dựa trên tìm hiểu về khái niệm
và bản chất của chúng.

1.THỰC TIỄN.
a. Khái niệm.
Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch
sử - xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội.
Khác với các hoạt động khác, hoat động thực tiễn là loại hoạt động
mà con người sử dụng các công cụ vật chất tác động vào những đối tượng

4


vật chất nhất định , làm biến đổi chúng theo mục đích của mình. Đó là
những hoạt động đặc trưng và bản chất của con người. Nó được thực hiện
một cách tất yếu khách quan và không ngừng phát triển bởi con người
qua các thời kỳ lịch sử.Chính vì vậy, hoạt động thực tiễn bao giờ cũng là
hoạt động mang tính chất sáng tạo và có tính mục đích, tính lịch sử - xã
hội.
b. Các hình thức cơ bản của thực tiễn.
Thực tiễn biểu hiện rất đa dạng với nhiều hình thức ngày càng
phong phú, song có ba hình thức cơ bản là: hoạt động sản xuất vật chất,
hoạt động chính trị - xã hội và hoạt động thực nghiệm khoa học.
Hoạt động sản xuất vật chất là hình thức hoạt động cơ bản, đầu tiên
của thực tiễn. Đây là hoạt động mà trong đó con người sử dụng những
công cụ lao động tác động vào thế giới tự nhiên để tạo ra của cải vật chất,
các điều kiện cần thiết nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của mình.
Hoạt động chính trị - xã hội là hoạt động của các cộng đồng người ,
các tổ chức khác nhau trong xã hội nhằm cải biến những quan hệ chính
trị-xã hội để thúc đẩy xã hội phát triển.
Thực nghiệm khoa học là một hình thức đặc biệt cảu hoạt động
thực tiễn. Đây là hoạt động được tiến hành trong những điều kiện do con
người tạo ra, gần giống, giống hay lặp lại những trạng thái của tự nhiên
và xã hội nhằm xác định những quy luật biến đổi, phát triển của đối
tượng nghiên cứu. Dạng hoạt động này có vai trò quan trọng trong sự
phát triển của xã hội, đặc biệt là trong thời kỳ cách mạng khoa học và
công nghệ hiện đại.
c. Mối quan hệ giữa các hoạt động thực tiễn
Mỗi hình thức hoạt động cơ bản của thực tiễn có một chức năng
quan trọng khác nhau, không thể thay thế cho nhau, song chúng có mối
5


quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau. Trong mối quan hệ đó, hoạt
động sản xuất vật chất là hoạt động có vai trò quan trọng nhất, đóng vai
trò quyết định đối với các hoạt động khác. Bởi vì, nó là hoạt động nguyên
thủy nhất và tồn tại một cách khách quan, thường xuyên nhất trong đời
sống của con người và nó tạo ra những điều kiện của cải thiết yếu nhất,
có tính quyết định đối với sự sinh tồn và phát triển của con người. không
có hoạt động sản xuát vật chất thì không thể có các hình thức thực tiễn
khác. Các hình thức thưc tiễn khác suy đến cùng cũng xuất phát từ thực
tiễn sản xuất vật chất và nhằm phục vụ thực tiễn sản xuất vật chất.
2.NHẬN THỨC
a. Khái niệm
Nhận thức là một quá trình phản ánh tích cực sáng tạo và tự giác thế
giới khách quan vào bộ óc con người trên cơ sở thực tiễn, nhằm sáng
tạo ra những tri thức về thế giới khách quan đó. Đó là quan điểm duy
vật biện chứng về nhận thức. Quan điểm này xuất phát từ những
nguyên tắc cơ bản sau đây:
Một là, thừa nhận thế giới vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý
thức của con người.
Hai là, thừa nhận con người có khả năng nhận thức được thế giới
khách quan, coi nhận thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào
trong bộ óc của con người, là hoạt động tìm hiểu khách thể của chủ
thể, thừa nhận không có cái gì là không thể nhận thức được mà chỉ có
những cái con người chưa nhận thức được.
Ba là, khẳng định sự phản ánh đó là một quá trình biện chứng, tích
cực, tự giác và sáng tạo. Quá trình phản ánh đó diễn ra theo trình tự từ
chưa biets đến biết, từ biết ít đến biết nhiều, từ chưa sâu sắc và chưa
toàn diện đến sâu sắc và toàn diện hơn,…

6


Bốn là,coi thực tiễn là cơ sở chủ yếu và trực tiếp nhất của nhận thức ,
là động lực là mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn để kiểm tra
chân lý.
b.Các cấp độ của nhận thức
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, nhận thức là một
quá trình. Đó là quá trình đi từ trình độ nhận thức kinh nghiệm đến
trình độ nhận thức lý luận, từ trình độ nhận thức thông thường trình độ
nhận thức khoa học;…
Nhận thức kinh nghiệm là trình độ nhận thức hình thành từ sự
quan sát trực tiếp các sự vật hiện tượng trong giới tự nhiên, xã hội
hay qua các thí nghiệm khoa học. Kết quả của nhận thức kinh nghiệm
là những tri thức kinh nghiệm. Tri thức này có hai loại là tri thức kinh
nghiệm thông thường và những tri thức kinh nghiệm khoa học. Hai
loại tri thức đó có thể bổ sung cho nhau làm phong phú lẫn nhau.

Nhận thức lý luận là trình trình trình độ nhận thức gián tiếp,
trừu tượng, có tính hệ thống trong việc khái quát bản chất, quy luật
của các sự vật hiện tượng.
Nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận là hai giai đoạn
nhận thức khac nhau nhưng có mối quan hệ biện chứng lẫn nhau.
Trong mối quan hệ đó, nhận thức kinh nghiệm là cơ sở của nhận thức
lý luận, nó cung cấp cho nhận thức lý luận những tư liệu phong phú,
cụ thể, nó trực tiếp gắn chặt với hoạt động thực tiễn , tạo thành cơ sở
hiện thực để kiểm tra sửa chữa và bổ sung cho lý luận đã có và tổng
kết,khái quát thành lý luận mới. Tuy nhiên, nhận thức kinh nghiệm
còn hạn chế ở chỗ nó chỉ dừng lại ở sự mô tả, phân loại các sự kiện,
các dữ kiện thu được từ sự quan sát và thí nghiệm trực tiếp. Do đó, nó

7


chỉ đem lại những hiểu biết về các mặt riêng rẽ, bề ngoài, rời rạc, chưa
phản ánh được cái bản chất,những mối liên hệ mang tính quy luật của
các sự vật, hiện tượng. Vì vậy, nhận thức kinh nghiệm tự nó không
bao giờ có thể chứng minh được đầy đủ tính tất yếu. Ngược lại, mặc
dù được hình thành từ sự tổng kết những kinh nghiệm nhưng nhận
thức lý luận không hình thành một cách tự phát, trực tiếp từ kinh
nghiệm. Do tính độc lập tương đối của nó, lý luận có thể đi trước
những dữ kiện kinh nghiệm, hướng dẫn sự hình thành những tri thức
kinh nghiệm có giá trị, lựa chọn những kinh nghiệm hợp lý để phục vụ
cho hoạt động trực tiếp, góp phần làm biến đổi đời sống của con
người, thông qua đó mà nâng những tri thức kinh nghiệm từ chỗ là cái
cụ thể, riêng lẻ, đơn nhất thành cái khái quát có tính phổ biến.
Nhận thức thông thường là loại nhận thức được hình thành một
cách tự phát, trực tiếp từ trong hoạt động hằng ngày của con người.
Nó phản ánh sự vật hiện tượng xảy ra với tất cả các đặc điểm chi tiết,
cụ thể và những sắc thái khác nhau của sự vật hiện tượng . vì vậy nhận
thức thông thường mang tính phong phú, nhiều vẻ và gắn liền với
những quan niệm sống thực tế hằng ngày. Vì thế nó có vai trò thường
xuyên và phổ biến chi phối hoạt động của mọi người trong xã hội.
Nhận thức khoa học là loại nhận thức được hình thành một cách
tự giác và gián tiếp từ sự phản ánh trực tiếp đặc điểm, bản chất, những
quan hệ tất yếu của đối tượng nghiên cứu. Sự phản ánh này diễn ra
dưới dạng trừu tượng logic. Đó là các khái niệm, phạm trù và các quy
luật khoa học . Nhận thức khoa học vừa có tính khách quan, trừu
tượng, khái quát, lại vừa có tính hệ thống, có căn cứ và có tính chân
thực. Nó vận dụng một hệ thống các phương pháp nghiên cứu và sử
dụng cả ngôn ngữ thông thường và thuật ngữ khoa học để diễn tả sâu
sắc bản chất và quy luật của đối tượng trong nghiên cứu. Vì thế, nhận

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phân tích nội dung các quyết định truyền thông Marketing và mối quan hệ giữa nó với các quyết định Marketing khác trong Marketing Marketing 0
D BẢNG PHÂN TÍCH mối NGUY và xác ĐỊNH CCP OPRPs Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích mối quan hệ giữa chiến lược kinh doanh và chiến lược quản trị nguồn nhân lực Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích mối quan hệ C - V - P (Chi phí - Khối lượng - Lợi nhuận) tại công ty cổ phần cao su Sài Gò Khoa học Tự nhiên 0
V Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty Angimex Kiến trúc, xây dựng 0
C Phân tích mối liên hệ giữa nâng cao chất lượng dân số và phát triển nguồn nhân lực Luận văn Kinh tế 0
R Phân tích mối quan hệ giữa chuẩn mực pháp luật và chuẩn mực đạo đức thông qua một vài ví dụ cụ thể Văn hóa, Xã hội 0
L Phân tích mối quan hệ giữa các nguồn lực (tài nguyên, dân cư, lao động,…) và các hoạt động kinh tế c Luận văn Kinh tế 0
T Phân tích mối quan hệ hữu cơ giữa các đối tượng của quản lý doanh nghiệp. Tại sao nói quản lý về thự Luận văn Kinh tế 0
P Phân tích vai trò của từng lực lượng bên ngoài thúc đẩy sự thay đổi kinh doanh và quản lý .Mối quan Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top