daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, trong lao động kinh doanh chúng ta không chỉ có một lực lượng hùng
hậu các doanh nghiêp, mà còn có đội ngũ doanh nhân tài năng, và đầy trí tuệ. Những
con người đó chính là những người có vai trò quan trọng, to lớn và trực tiếp trong việc
thay đổi bộ mặt của cuộc sống xã hội. Không chỉ am hiểu công nghệ, tích cực học hỏi,
không ngừng sáng tạo mà doanh nhân còn phải là những người am hiểu sâu sắc về văn
hóa. Chính vì thế, những đề tài về văn hóa doanh nhân là những điều quan trọng và
cần thiết. Có rất nhiều người có những quan niệm sai về văn hóa doanh nhân, không
hiểu được bản chất của văn hóa doanh nhân, dẫn đến những việc làm không đúng,
không đánh giá được tầm quan trọng của văn hóa doanh nhân. Văn hóa doanh nhân
đóng vai trò quan trọng tạo nên văn hóa doanh nghiệp, có thể nói, đó là linh hồn của
văn hóa doanh nghiệp. Có sự tỷ lệ thuận giữa văn hóa doanh nhân, đặc biệt là văn hóa
của người lãnh đạo doanh nghiệp với văn hóa doanh nghiệp. Các doanh nhân có khả
năng thay đổi tư duy, truyền niềm tin, cảm hứng cho các thành viên khác, tạo nên sức
sống mới, đổi mới văn hóa doanh nghiệp. Để hướng tới sự phát triển bền vững, thì
việc xây dựng văn hóa doanh nhân càng cần được chú trọng và đầu tư.
Đề tài “Phân tích những khía cạnh văn hóa doanh nhân của một doanh nhân mà
bạn biết” là một đề tài rất rộng, bởi nước ta có vô số những doanh nhân thành đạt.
Trong bài này, tui xin được phân tích về “Nữ hoàng Sữa” Mai Kiều Liên - người phụ
nữ mang lại nhiều động lực, lấy đi bao sự ngưỡng mộ của tất cả mọi người đặc biệt là
giới trẻ, là người tạo ra nhiều bước đột phá cho nền kinh tế Việt Nam.
Bài tiểu luận phân tích này gồm 3 phần chính: Phần một là phân tích cơ sở lý
thuyết về văn hóa doanh nhân, phần 2 đi sâu phân tích các khía cạnh của văn hóa
doanh nhân Mai Kiều Liên, và phần cuối là đề xuất những giải pháp có thể phát huy
được văn hóa doanh nhân.


PHẦN 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ VĂN HÓA DOANH NHÂN.

1.1. Khái quát về văn hóa doanh nhân:
1.1.1. Khái niệm về doanh nhân:
Hiện nay, khái niệm doanh nhân có rất nhiều cách hiểu và cách định nghĩa khác
nhau. Doanh nhân (Homme d`affaires; Bisinisement) là một từ xuất hiện đã lâu gắn với
các nền kinh tế thị trường; ở miền Nam trước năm 1975 từ này cũng đã khá phổ biến
và được giải thích là người kinh doanh. Từ khi Đảng ta khởi xướng công cuộc đổi mới
đất nước và xác định nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường theo định hướng
XHCN1 thì khái niệm này mới được dùng và ngày càng trở nên phổ biến.
− Theo cách hiểu chung nhất, doanh nhân là người có xu hướng và khát vọng
làm giàu bằng việc tổ chức các hoạt động kinh doanh nhằm không ngừng tạo
ra giá trị thặng dư tối đa, làm gia tăng tài sản cho mình, góp phần tăng trưởng
tài sản cho xã hội
− Theo Joseph Schumpeter – nhà Kinh tế học và Chính trị học người Áo khá
hay: "Doanh nhân là những con người Đổi mới sáng tạo sử dụng một quá trình
phá hủy hiện trạng của các sản phẩm và dịch vụ hiện có, xây dựng sản phẩm,
dịch vụ mới."
− Peter Drucker cũng đưa ra định nghĩa tương tự vào năm 1964: "Doanh nhân là
người tìm kiếm sự thay đổi, đáp ứng nó, và khai thác các cơ hội. Đổi mới là
một công cụ của một doanh nhân; do đó, một doanh nhân làm việc hiệu quả sẽ
chuyển đổi nguồn thành tài nguyên."
− Nhà nghiên cứu Vũ Quốc Tuấn, trong bài "Doanh nhân - một góc nhìn" trên
báo Doanh nhân Sài Gòn (13/10/2007), viết: "Nói một cách chặt chẽ, doanh
nhân là những người chủ doanh nghiệp trực tiếp kinh doanh doanh nghiệp của
mình, những người được cử hay được thuê để quản lý doanh nghiệp, thực
hiện nhiệm vụ kinh doanh; trách nhiệm và lợi ích của họ gắn liền với kết quả
kinh doanh của doanh nghiệp, mà yêu cầu đầu tiên của họ là phải có đủ điều
kiện để sáng tạo, không ngừng phát triển doanh nghiệp".
− Sách Bài giảng Văn hóa Kinh doanh của Đại học Kinh tế quốc dân viết:
"Doanh nhân là người làm kinh doanh, là chủ thể lãnh đạo, chịu trách nhiệm
trước xã hội và pháp luật. Doanh nhân có thể là chủ một doanh nghiệp, là

người sở hữu và điều hành, Chủ tịch công ty, Giám đốc công ty hay cả hai”.
Ta có thể định nghĩa một cách chung nhất về khái niệm doanh nhân như sau:
Doanh nhân có thể là cá nhân, hay là pháp nhân, cũng có thể là một nhóm kinh doanh
hay là một tổ hợp tác. Họ thực hiện các hàng vi thương mại, tiến hành hoạt động
1 XHCN: viết tắt của cụm từ “Xã Hội Chủ Nghĩa”

3


thương mại một cách độc lập, thường xuyên, liên tục và họ coi đó là nghề nghiệp của
mình. Họ thực hiện các hoạt động thương mại vì mục tiêu tạo ra lợi nhuận cho chính
công ty, doanh nghiệp của mình.
1.1.2. Khái niệm về văn hóa doanh nhân:
Trước đây, trong một thời gian dài người ta quan niệm Văn hóa và Kinh doanh là
hai lĩnh vực khác biệt, giữa chúng không có mối quan hệ nào cả. Người ta cho rằng,
Văn hóa hướng tới các giá trị của Chân - Thiện - Mỹ, còn Kinh doanh không có mục
đích nào khác ngoài việc kiếm tiền, tạo ra lợi nhuận. Tuy nhiên, trong những năm gần
đây, quan niệm trên không còn phù hợp nữa. Văn hóa không chỉ là thứ phúc lợi tinh
thần, là cái đẹp để thưởng thức mà còn có mối quan hệ hữu cơ với kinh doanh. Văn
hóa gắn bó chặt chẽ với các hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ.
− Nhà nghiên cứu văn hóa Bùi Thiết: “Văn hóa doanh nhân là khái niệm chỉ
những doanh nhân có tổ chức lao động làm ra nhiều của cải vật chất và tinh
thần cho xã hội. Nhằm nâng cao hơn nữa nhu cầu sống và hạnh phúc cho xã
hội, không phá hoại môi trường tự nhiên và môi trường sống xã hội. Những
lao động sáng tạo đó đảm bảo cho sự phát triển bền vững mà xã hội cần có,
không ngại cản trở và phương hại cho xã hội.”
− Tiến sỹ Võ Quang Trọng – Viện nghiên cứu văn hóa: “Nói đến văn hóa doanh
nhân là đề cập đến cái đẹp, cái đúng, cái tốt, cái lợi. Mục đích kiếm tiền phải
hướng tới các giá trị văn hóa. Hay nói cách khác thì ngoài lợi ích kinh tế còn
có sự giao tiếp ứng xử giữa con người với con người. Khi nói văn hóa doanh

nhân cũng có nghĩa là người kinh doanh có văn hóa. Và bản chất của văn hóa
trong kinh doanh gắn với văn hóa đạo đức. Kinh doanh phải trung thực, không
chạy theo lợi ích cá nhân để dối trá, lừa đảo, kinh doanh phải có trách nhiệm
với xã hội.”
Như vậy, ta có thể hiểu một cách chung nhất về khái niệm văn hóa doanh nhân.
Văn hóa doanh nhân là toàn bộ các nhân tố văn hóa mà các doanh nhân chọn lọc, tạo
ra và sử dụng trong hoạt động kinh doanh của mình – Tâm, Tài, Trí, Đức. Đồng thời,
văn hóa doanh nhân còn là một hệ thống các giá trị, các chuẩn mực, các quan niệm và
hành vi của doanh nhân trong quá trình lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp.
1.1.3. Vai trò của doanh nhân đến sự phát triển của văn hóa doanh nghiệp:
Trong một nền kinh tế, một doanh nghiệp, hay một tổ chức kinh doanh theo hộ
gia đình thì doanh nhân luôn có vai trò là người lãnh đạo, là lực lượng nòng cốt, luôn
là người đi đầu trong hoạt động kinh doanh của tổ chức. Doanh nhân giống như là
người cầm mái chèo trên con thuyền lớn trong mặt trận kinh tế. Có thể nói không có
4


doanh nhân thì không có văn hóa doanh nghiệp. Vì vậy, có thể nói rằng doanh nhân là
hạt nhân, là bộ phận quan trọng nhất của văn hóa kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp.
− Yếu tố tạo nên hệ thống văn hóa kinh doanh mang đậm bản sắc cá nhân của
từng người lãnh đạo tố chức kinh doanh đó, từ ý chí, ý tưởng, triết lý kinh
doanh của họ, đạo đức và thị hiếu thẩm mỹ cá nhân của doanh nhân đó. Cho
nên, những doanh nhân sáng lập ra và lãnh đạo doanh nghiệp thường chính là
người tạo lập nên văn hóa của doanh nghiệp đó.
− Một doanh nhân có nếp sống và phong cách phù hợp, sẽ góp phần tạo nên một
văn hóa doanh nghiệp phù hợp. Ngược lại, nếu người chủ doanh nghiệp có
cách sống, cách hành xử phi văn hóa, cả doanh nghiệp cũng sẽ bị ảnh hưởng
và rất khó có hy vọng xây dựng được một văn hóa doanh nghiệp lành mạnh.
− Không thể xây dựng văn hóa doanh nghiệp khi chưa có một văn hóa doanh
nhân lành mạnh, phù hợp với các giá trị của xã hội, đất nước, dân tộc.

Nội dung và bản sắc của văn hóa doanh nghiệp không thể không chịu ảnh hưởng
bởi tầm nhìn, triết lý kinh doanh, những giá trị cốt lõi và phong cách hoạt động của
người lãnh đạo trong doanh nghiệp. Có ý kiến từng cho rằng, văn hóa doanh nghiệp
chính là văn hóa của người lãnh đạo hay là văn hóa của doanh nhân. Có thể người
doanh nhân không phải lúc nào cũng liên tục có mặt, tham gia trực tiếp vào tất cả các
hoạt động của doanh nghiệp. Nhưng khi cần thiết, đặc biệt là những lúc khó khăn thì
họ luôn là chỗ dựa cả tinh thần lẫn công việc của toàn bộ doanh nghiệp. Do đó không
thể phủ nhận tác động tỷ lệ thuận giữa văn hóa doanh nhân và văn hóa doanh nghiệp.
Qua cả một quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp, văn hóa người lãnh
đạo sẽ phản chiếu lên văn hóa doanh nghiệp. Tất cả những suy nghĩ, hành vi của nhà
lãnh đạo được thể hiện qua những hành động như quan tâm, khuyến khích thực hiện,
cách họ đánh giá, khen thưởng hay khiển trách từng cá nhân trong doanh nghiệp.
Chính điều đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi của toàn bộ nhân viên dưới quyền,
điều đó mô hình chung tạo nên văn hóa trong doanh ngiệp.
1.1.4. Những nhân tố tác động tới sự phát triển của văn hóa doanh nhân:
a. Nhân tố văn hóa:
Văn hóa được tạo ra khi và chỉ khi có mối quan hệ giữa người với người. Vì vậy
cá nhân doanh nhân - một cá thể tồn tại trong xã hội không thể tự hình thành nên văn
hóa doanh nhân của chính mình (hay nói cách khác, văn hóa doanh nhân không thể tự
nhiên có sẵn), mà nó được hình thành khi doanh nhân được “nuôi dưỡng” trong một
môi trường văn hóa xã hội, lĩnh hội những được các nhân tố văn hóa ấy vào trong hoạt
động kinh doanh của bản thân.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top