Link tải luận văn miễn phí cho ae
Lời mở đầu 1
Nội dung 2 I. Cơ sở hình thành và phát triển cũng như các loại nguồn cơ bản 2
của pháp luật phong kiến Trung Quốc
II. Những đặc trưng cơ bản của pháp luật phong kiến Trung Quốc 2 1. Pháp luật phong kiến Trung Quốc kết hợp lễ và hình 2
2. Pháp luật phong kiến Trung Quốc là sự kết hợp giữa đức trị 3
và pháp trị
III. Đánh giá chung về tầm ảnh hưởng của pháp luật phong kiến 5 Trung Quốc
Kết luận 6
Tài liệu tham khảo 7 Mục lục 8
LỜI MỞ ĐẦU
Lịch sử phong kiến Trung Quốc (thời kỳ trung đại) được xác định từ năm 221 tr.cn đến năm 1840, mở đầu là mốc lịch sử Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc và kết thúc bằng sự kiện chiến tranh thuốc phiện giữa Trung Quốc và Anh, Trung Quốc trở thành một nước nửa phong kiến thuộc địa. Đây là thời kỳ thống trị của các vương triều phong kiến lớn, Trung Quốc cường thịnh và phát triển về mọi mặt. Xuyên suốt hơn hai ngàn năm, tư duy chính trị- pháp lý Trung Quốc không ngừng được bổ sung, phát triển để định hình nên hệ thống pháp luật đặc sắc Trung Hoa.

NỘI DUNG
1. Pháp luật phong kiến Trung Quốc là sự kết hợp giữa lễ và hình
Lễ là nguyên tắc xử sự của con người thuộc các đẳng cấp khác nhau trong các quan hệ xã hội. Lễ là nội dung trọng tâm của nho giáo. Lễ giáo phong kiến xác lập và củng cố mối quan hệ tam cương, ba mối quan hệ cơ bản trong xã hội, quan hệ vua tôi, quan hệ cha mẹ – con cái, quan hệ chồng -vợ. Đó là trật tự của xã hôi phong kiến. Hình là hình phạt hay nói rộng ra là pháp luật.
Từ thời Tây Chu, lễ dần dần trở thành một thể chế chính trị, hỗ trợ cho hình luật. Tuy nhiên, do đặc điểm tình hình lúc bấy giờ và do sự xuất hiện các tư tưởng chính trị khác, đặc biệt là thuyết pháp trị- phù hợp với tình hình xã hội nên việc áp dung lễ giáo chưa giữ vai trò chủ đạo. Đặc biệt trong triều đại nhà Tần, Tần thủy Hoàng chủ trương chỉ sử dụng pháp luật, không dùng lễ giáo nhân nghĩa để cai trị. Do đó, lễ giáo trong thời kì này rất mờ nhạt.
Luật từ lễ mà ra là một trong những nguyên tắc căn bản của hệ thống pháp luật phong kiến Trung Quốc. Từ khi Hán Vũ Đế bãi truất bách gia, độc tôn Nho thuật, đề cao tư tưởng Nho gia là chính thống, thì việc định ra pháp luật, giải thích pháp luật của nhà nước đều lấy nguồn gốc lễ giáo tam cương ngũ thường nho gia làm nguyên tắc chỉ đạo. Thời Ngụy-Tấn-Nam Bắc triều (220-581), việc biên soạn pháp luật do các Nho thần chấp bút, pháp luật được xây dựng kế thừa nhau trong việc thể chế hóa các chế định bát nghị, quan đương, chuẩn ngũ phục dĩ chế tội, trọng tội thập điều…đã đẩy mạnh việc đưa lễ vào luật. Lễ kết hợp với hình luật để chủ trương xây dựng và thực thi pháp luật. Trong mối quan hệ giữa lễ và hình thì các nguyên tắc của lễ làm sự chỉ đạo, còn lễ mượn sự cưỡng chế của hình để duy trì. Thực hiện chủ trương kết hợp lễ và hình, nhà nước phong kiến Trung Quốc áp dụng các nguyên tắc: Đức chủ hình phụ -Lễ pháp tịnh dụng
Nhà nước phong kiến Trung Quốc còn sử dụng nguyên tắc “tam cương ngũ thường”của nho gia làm chủ đạo. Tam cương là nội dung cơ bản trong giáo lí của đạo nho và được pháp luật bảo vệ bằng việc quy định 10 trọng tội ( thập ác). Trong đó các tội trái với đạo hiếu có 6 tội( ác nghịch, bất đạo, bất hiếu, bất mục, bất nghĩa, nội loạn). Các tội bất trung với hoàng đế phong kiến có 4 tội( mưa phản quốc, mưa đại nghịch, mưa phản loạn, đại bất kính).Trong quan hệ hôn nhân theo giáo lí đạo Nho và cũng là theo luật pháp quy định, người chồng có quyền li dị vợ nếu người vợ chỉ cần phạm một trong 7 điều sơ suất( thất suất): không con, dâm dật, không phụng sự cha mẹ chồng, miệng lưỡi nói năng lung tung, trộm cắp, ghen tuông, ác tật. Luât pháp từ Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh đều “nhất chuẩn hồ lễ”.
Lễ và hình hỗ trợ nhau, bổ sung cho nhau là nguyên tắc căn bản của chính sách xét xử. Thời Đường, pháp luật qui định: Đức lễ là cái gốc của chính giáo, hình phạt là sự vận dụng của chính giáo. Đầu đời Minh, pháp luật theo thể của Hán-Đường, cũng khẳng định: làm sáng tỏ lễ để dẫn dắt dân, định ra pháp luật để ràng buộc kẻ bướng bỉnh. Tuy nhiên, đối với những kẻ phạm tội, giáo hóa không được, pháp luật đương nhiên phải là biện pháp được áp dụng. Song, việc dùng lễ đã gây ra việc áp dụng pháp luật không thống nhất. Xuất hiện hiện tượng “tội đồng luận dị” ( tội giống nhau nhưng lí luận khác đi dẫn đến hình phạt cũng khác nhau). Các quan lại tùy tiện trong cách xét xử, có điều kiện phát sinh tiêu cực. Điển hình là Đổng Trọng thư chủ trương dùng sách “Xuân thu” của Khổng tử để làm cơ sở cho việc xử án
Nhận xét: Đường lối cai trị kết hợp lễ và hình đã đem lại cho nhà nước phong kiến Trung Quốc những biện pháp cai trị linh hoạt: vừa mềm dẻo đủ để thu phục nhân tâm, điều hoà mâu thuẫn xã hội; vừa cứng rắn, tàn bạo để trấn áp sự phản kháng của những người bị trị và mọi thế lực chống đối khác. Thực chất đó là sự kết hợp giữa hai thủ đoạn đàn áp và xoa dịu quần chúng đã được giai cấp phong kiến vận dụng, phát huy để phục vụ nhu cầu thống trị nhân dân. tuỳ từng trường hợp vào yêu cầu phải tăng cường đàn áp hay tranh thủ nhân tâm mà trong lịch sử công quyền phong kiến Trung Quốc, trong những hoàn cảnh khác nhau, mỗi triều đại có thể hay chú trọng lễ trị hay pháp trị hơn suy cho cùng cũng là để củng cố và bảo vệ lễ giáo phong kiến, trật tự của đẳng cấp của xã hội phong kiến, chính thể quân chủ chuyên chế phong kiến.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

buituan9x

New Member
Re: [Free] Tiểu luận Phân tích đặc trưng cơ bản của pháp luật phong kiến Trung Quốc

hay
 

tctuvan

New Member
Re: [Free] Phân tích đặc trưng cơ bản của pháp luật phong kiến Trung Quốc

link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa? Liên hệ thực tiển nước ta hiện nay? Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích tính tất yếu khách quan, đặc điểm của kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam Môn đại cương 0
B Tìm hiểu phương pháp phân tích các thành phần chính, ứng dụng trích chọn các đặc trưng cho bài toán Luận văn Kinh tế 0
R Đặc điểm Công ty Kiểm toán Việt Nam với việc vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán Báo cáo tài Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích cơ sở khoa học của đặc điểm tâm lý( tính khí cá nhân) và chứng minh hiệu quả của việc ứng Luận văn Kinh tế 0
B Phân tích các đặc điểm cơ bản và thành lập bản đồ thảm thực vật Vườn Quốc gia Tam Đảo phục vụ công t Luận văn Sư phạm 0
T phân tích đặc điểm về cấu tạo, nguyên lý làm việc và mô phỏng sự hoạt động của hệ thống nhiên liệu c Khoa học kỹ thuật 0
T Đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính sử dụng trong ngành giao thông (theo quan điểm phân tích diễn n Văn hóa, Xã hội 0
T Phân tích đặc điểm sử dụng thuốc trong điều trị nhồi máu não cấp tại bệnh viện Trung ương Huế Y dược 0
N Nghiên cứu một số đặc trưng của tương tác bức xạ Gamma mềm với vật chất và ứng dụng trong phân tích Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top