daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, môi trường đang là vấn đề mang tính thời sự
không chỉ ở Việt Nam mà còn trên cả thế giới. Nó bắt nguồn từ việc suy thoái
môi trường ngày càng tăng như chất thải, thủng tầng ozone, ấm lên toàn cầu
và ô nhiễm không khí. Các hoạt động khác nhau của các tổ chức doanh nghiệp
như tìm nguồn cung ứng, quá trình sản xuất, vận chuyển đã có những tác động
tiêu cực đến môi trường và được xem là nguồn gây ô nhiễm môi trường nhất
(Dasari.Pandurangarao, Shaik.Chand Basha and K.V.R.SaTyakumar, 2011).
Ngày 5-6-1972 tại Stockhom, Thụy Điển, các nhà khoa học và thay mặt chính
phủ nhiều nước đã họp Hội nghị môi trường thế giới lần đầu tiên để nhắc nhở
“Con người hãy cứu lấy cái nôi của chúng ta” và coi ngày 5-6 hàng năm là
ngày môi trường thế giới. Tháng 6 năm 1992 tại Brazil, Hội nghị thượng đỉnh
về môi trường thế giới diễn ra với tham gia của hơn 100 quốc gia và tổ chức
quốc tế, một lần nữa khẳng định tình trạng suy thoái môi trường nghiêm trọng,
kêu gọi mọi quốc gia hãy hợp tác hiệp lực có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ
môi trường. Thứ trưởng Bộ khoa học – Công nghệ môi trường Phạm Nguyên
Khôi đã khẳng định tại Hội nghị môi trường toàn quốc (10/1998) tại Hà Nội:
“Bảo vệ môi trường đã trở thành vấn đề sống còn của nhân loại. Mọi quá trình
phát triển sẽ trở nên không bền vững nếu như chúng ta không quan tâm bảo vệ
môi trường”.
Từ các nhận định trên, khách hàng nhận thức hơn bao giờ hết về vấn đề
môi trường, kết quả mang lại nhiều sự quan tâm về các sản phẩm sinh thái, ý
thức mua sản phẩm và dịch vụ thân thiện ưu tiên các doanh nghiệp thân thiện
môi trường (Roberts 1996; Kalafatis et al., 1999; Laroche et al., 2001) (Trích
Afzaal Ali, Athar Ali Khan and Isar Ahmed (2011)). Người tiêu dùng của các
quốc gia có vấn đề môi trường cao sẽ có hành vi khác người tiêu dùng của các
quốc gia có vấn đề môi trường ít. Mua hàng xanh trở thành một xu hướng của
nhiều nước như: Anh, Mỹ, Canada, Đức, Nhật Bản và Hàn Quốc. Tuy nhiên,
nó là một khái niệm khá mới mẻ ở Việt Nam. Người tiêu dùng thông minh
không chỉ mong muốn được sử dụng một sản phẩm tốt mà còn phải an toàn,
thân thiện với môi trường. Theo Báo Sài Gòn Giải Phóng ngày 20/09/2010 thì
doanh thu sản phẩm xanh đã tăng 30%-40% so với tuần bình thường sau khi
tuần phát động chiến dịch Tiêu dùng xanh kết thúc. Theo Công ty nghiên cứu
thị trường Định hướng (FTA), tiêu dùng xanh là một trong 12 xu hướng của
năm 2012. Tiêu dùng xanh là xu hướng thời thượng mặc dù nền kinh tế vừa
trải qua cuộc khủng hoảng nghiêm trọng. Tổ chức tư vấn Boston (BCG), Mỹ
đã tổ chức một cuộc khảo sát 9.000 người tiêu dùng tại chín quốc gia trên thế
giới và xác định: ngày càng nhiều người tiêu dùng mua các sản phẩm xanh và
số lượng người sẵn sàng trả thêm tiền để mua các sản phẩm cũng tăng cao.
Tiêu dùng tiết kiệm, sử dụng các sản phẩm xanh thân thiện môi trường trong
nước để góp phần bảo vệ môi trường, giảm chi phí nhập hàng hóa.
Quận Ninh Kiều là trung tâm của Thành phố Cần Thơ, là quận có dân số
đông và tập trung nhiều tầng lớp tri thức. Vậy người dân nơi đây sẽ có hành vi
tiêu dùng sản phầm xanh như thế nào? Nhận thấy sự cấp thiết của đề tài này
tác giả quyết định chọn đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hành
vi tiêu dùng xanh của người dân quận Ninh Kiều Thành phố Cần Thơ”
nhằm tìm ra các nhân tố tác động đến hành vi tiêu dùng xanh của người dân
Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ và từ đó đề ra các giải pháp nhằm thúc đẩy
hành vi tiêu dùng sản phẩm xanh của người dân.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích các nhân tố tác động đến hành vi tiêu dùng xanh của người dân
Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ, từ đó đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy hành vi
tiêu dùng xanh của người dân nơi đây.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
(1) Phân tích thực trạng tiêu dùng xanh của người dân Quận Ninh Kiều, TP.
Cần Thơ trong thời gian qua.
(2) Phân tích các nhân tố tác động đến hành vi tiêu dùng xanh của người dân
Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
(3) Đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy hành vi tiêu dùng xanh
của người dân Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
(1) Thực trạng tiêu dùng xanh của người dân Quận Ninh Kiều, TP. Cần
Thơ hiện nay như thế nào?
(2) Những nhân tố nào tác động đến hành vi tiêu dùng xanh của người
dân Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ?
(3) Làm thế nào để người tiêu dùng TP. Cần Thơ ngày càng ưa chuộng
các sản phẩm xanh?
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh
của người dân Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ” được tiến hành nghiên cứu tại
địa bàn Quận Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ. Quận Ninh Kiều là trung tâm của
Thành phố Cần Thơ, là quận có dân số đông, đa phần dân cư hoạt động chủ
yếu là buôn bán và kinh doanh dịch vụ. Đồng thời, đa số dân cư thuộc tầng lớp
tri thức vì thế đối tượng nghiên cứu trên địa bàn này khá đa dạng và tập trung,
điều này giúp cho quá trình thu thập số liệu thuận lợi hơn nhưng vẫn đảm bảo
tính đại diện.
Đối tượng nghiên cứu là các nhân tố tác động ảnh hưởng đến hành vi tiêu
dùng xanh của người dân Quận Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ.
Đối tượng khảo sát là người tiêu dùng sống trên địa bàn Quận Ninh Kiều,
TP. Cần Thơ, đã từng hay đang sử dụng sản phẩm xanh.
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.5.1 Lược khảo tài liệu trong nước
[1] Nguyễn Thu Huyền và Nguyễn Thị Ngọc Ánh (2012), “Phát triển
và kiểm định mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh”,
Tài năng khoa học trẻ Việt Nam 2012 . Mục tiêu của nghiên cứu này là tìm
hiểu các yếu tố có ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng,
từ đó phát triển mô hình lý thuyết và kiểm định mô hình đó và đề đưa ra
những khuyến nghị phù hợp nhằm thúc đẩy tiêu dùng xanh Việt Nam. Tác giả
dựa trên Lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) của Ajzen (1985), tổng quan tài
liệu và phỏng vấn sâu với các nhóm đối tượng người tiêu dùng, nhà cung cấp
sản phẩm xanh và các chuyên gia trong lĩnh vực, mô hình giả định các yếu tố
ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh được phát triển và hoàn thiện với các
biến dự báo là nhân khẩu học, thái độ, chuẩn mực chủ quan và kiểm soát hành
vi nhận thức, các yếu tố của sản phẩm xanh, các biến hành vi tiêu dùng là mua
sản phẩm xanh (gồm ý định mua và hành vi mua), sử dụng xanh (tiết kiệm, tái
chế, tái sử dụng, sử dụng bao bì xanh và xử lý rác xanh) và tuyên truyền cho
tiêu dùng xanh. Mẫu khảo sát được thực hiện với 221 người tiêu dùng sống tại
Hà Nội từ 6 tháng và tuổi từ 18 trở lên. Kết quả kiểm định cho thấy ngoại trừ
tác động của biến nhân khẩu học không có ý nghĩa thống kê trong hầu hết các
trường hợp, các biến dự báo là thái độ, chuẩn mực chủ quan, kiểm soát hành vi
nhận thức, và các yếu tố sản phẩm xanh đều có tác động tích cực đối với các
hành vi tiêu dùng xanh. Đồng thời, kết quả cũng chỉ ra những tác động tích
cực giữa các hành vi khác nhau trong tiêu dùng xanh.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top