missyou7389

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tìm hiểu tư tưởng triết học nói chung, tư tưởng mỹ học nói riêng có vai trò to lớn giúp cho chúng ta nhận thức được rằng quy luật tiến hóa của lịch sử xã hội có sự đóng góp rất lớn của sự nhận thức về cái Đẹp, về Nghệ thuật. Sự nhận thức này luôn gắn liền với sự sinh thành lý tưởng thẩm mỹ-lý tưởng bao hàm những giá trị nhân văn của dân tộc và thời đại-định hướng cho chúng ta xác lập nội dung cơ bản về mục đích sống, ý nghĩa sống và tạo nguồn năng lực sống cho con người.
Đất nước đang trong tiến trình đổi mới gắn liền với tiến trình hội nhập. Trong tiến trình này, với những tri thức từ lịch sử tư tưởng mỹ học sẽ giúp chúng ta dễ dàng nhận diện những giá trị và phản giá trị của các trào lưu văn hóa nghệ thuật đang diễn ra trong nước và trên thế giới để có sự sàng lọc làm phong phú cho hệ giá trị văn hóa thẩm mỹ của Việt Nam.
Mỹ học giúp cho người học có được những kiến thức cơ bản về các qui luật chung nhất quan hệ thẩm mỹ và quan trọng hơn là kiến thức về cái đẹp, về thị hiếu, về lý tưởng thẩm mỹ, về nghệ thuật. Và như vậy, trên cơ sở những kiến thức cơ bản đó nhằm nâng cao trình độ thẩm mỹ, năng lực cảm thụ, đánh giá cái đẹp trong cuộc sống và trong nghệ thuật, năng lực sáng tạo “theo những qui luật của cái đẹp” của người học cũng không ngoài mục đích này. Không những thế nó còn góp phần rèn luyện phương pháp tư duy biện chứng cho người học.
Triết học phương Tây nói chung và Mỹ học phương Tây nói riêng là một trong những kho tàng tri thức của tư tưởng nhân loại. Việc tìm hiểu những giá trị tư tưởng “cái đẹp” trong Mỹ học phương Tây có ý nghĩa không chỉ với lịch sử Mỹ học mà còn có ý nghĩa to lớn đối với việc nhận diện những giá trị và phản giá trị của các trào lưu văn hóa nghệ thuật. Chính vì vậy, học viên chọn đề tài “Phạm trù “cái đẹp” trong Mỹ học phương Tây trước Mác”.
2. Tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu về “cái đẹp” trong lịch sử tư tưởng Mỹ học đã có nhiều công trình khoa học đề cập đến:
Tác phẩm “Mỹ học” của Denis Humain do Nhà xuất bản Văn hóa, Hà Nội năm 1995. Nhưng công trình này chỉ mang tính khái quát nhằm giới thiệu cho người đọc hiểu được tinh thần cơ bản của một số nhà tư tưởng mỹ học tiêu biểu.
Tác phẩm Mỹ học Hegel-những văn bản chọn lọc, do Nhà xuất bản Khoa học Xã hội xuất bản năm 1996 cũng đề cập tới các vấn đề trong Mỹ học của Hegel thông qua những văn bản và tác phẩm chọn lọc của ông. Ngoài ra có nhiều công trình đề cập và lý giải các vấn đề mỹ học như: Mỹ học cơ bản và nâng cao của M.F Ốp-xi-an-nhi-kốp, Nhà xuất bản Văn hóa-Thông tin 2001; Mỹ học của Hegel (Phan Ngọc giới thiệu và dịch), Nxb Văn học, 2005; Mỹ học của Diderot (Phùng Văn Tửu giới thiệu và dịch), Nxb Khoa học Xã hội, 2006, Phê phán năng lực phán đoán của Immanuel Kant (Bùi Văn Nam Sơn dịch và chú giải), Nxb Tri thức, 2007.
Nhìn chung, các nhà nghiên cứu đã đề cập tới “cái đẹp” trong lịch sử Mỹ học với tư cách một phạm trù và dừng lại ở cấp độ lý luận. Việc nghiên cứu “cái đẹp” trong từng giai đoạn phát triển của Mỹ học phương Tây còn ít công trình đề cập cụ thể.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ
- Mục đích:
Đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu làm rõ quan điểm về cái đẹp trong Mỹ học phương Tây trước Mác hiện qua các tư tưởng và trường phái Mỹ học, qua lối sống và văn hóa của người phương Tây.
- Nhiệm vụ:
Để đạt được mục tiêu trên, đề tài phải thực hiện những nhiệm vụ sau:
* Làm rõ điều kiện lịch sử, kinh tế, xã hội, văn hóa phương Tây qua các giai đoạn phát triển của Mỹ học;
* Các giai đoạn phát triển của Mỹ học phương Tây thể hiện quan điểm về “cái đẹp”;
* Nội dung của phạm trù “cái đẹp” qua các nhà tư tưởng;
* Đánh giá vai trò, ý nghĩa của phạm trù “cái đẹp” đối với sự phát triển của Mỹ học nói chung và Mỹ học Mác-Lênin nói riêng.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận:
Đề tài được thực hiện trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp chung nhất mà đề tài sử dụng là phương pháp biện chứng duy vật, ngoài ra, đề tài sử dụng các phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp lịch sử, phương pháp logic, v.v.
5. Giới hạn của đề tài
Đề tài nghiên cứu phạm trù “cái đẹp” trong Mỹ học phương Tây qua ba giai đoạn: giai đoạn Hy Lạp và La Mã cổ đại, thời kỳ Trung cổ và Phục hưng, thời kỳ Mỹ học Cổ điển Đức.
6. Ý nghĩa của đề tài
Đề tài góp phần làm rõ hơn phạm trù “cái đẹp” trong quan điểm Mỹ học trước Mác và ảnh hưởng của nó tới văn hóa phương Tây.
Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm tới vấn đề “cái đep” trong quan điểm Mỹ học phương Tây.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài Phần Mở đầu, Kết luận và danh mục Tài liệu tham khảo, đề tài được chia làm hai chương và năm mục. Trong đó: chương 1 trình bày “Tiền đề hình thành và phát triển của phạm trù “cái đẹp” trong Mỹ học phương Tây trước Mác”, chương 2 trình bày “Phạm trù “cái đẹp” trong Mỹ học phương Tây trước Mác”.
KẾT LUẬN
Khởi đầu của dòng lịch sử tư tưởng mỹ học phương Tây, tư tưởng mỹ học cổ đại Hy Lạp đã in đậm bóng hình Socrates, Plato và Aristotle. Trở về sự nhận thức ngay chính bản thân con người, Socrates đã mở hướng đi không chỉ cho Plato và Aristotle về sự tìm kiếm khuôn mẫu của Nghệ thuật trong cái Đẹp phổ quát, tất yếu, tuyệt đối và lý tưởng.
Bàn về cái đẹp, ô chỉ nói một tư tưởng ngắn gọn: cần xây dựng được một khái niệm (ý niệm) về cái Đẹp và một cái Đẹp được coi là lý tưởng. Ông chỉ nói có vậy. Nhưng có thể nói toàn bộ nền mỹ học phương Tây cả trong quá khứ và trong tương lai nữa đều chỉ nằm trong câu nói rất ngắn ấy.
Khi bàn về nghệ thuật, Aristote đã đưa ra khái niệm "Trật tự". Theo ông cái Đẹp là sự sắp xếp, cấu trúc của một thế giới được hình dung ra dưới mặt tốt nhất của nó. Đó không phải là việc nhìn thấy cái đang có, mà là phải nhìn thấy những cái lẽ ra phải có-tức là phải có một trật tự, một cấu trúc tối ưu nhất trong các tác phẩm nghệ thuật được sáng tạo ra. Sự tìm kiếm của Plato trong ý niệm về cái Đẹp - tự - nó như là một nguyên lý siêu việt ở cái tui và ở thế giới, một mẫu gốc vĩnh hằng, một hình thức thuần túy bên ngoài lý trí và đòi hỏi lý trí phải nhận thức về nó đã định hình cho mỹ học duy tâm. Sự xác định của Aristotle về cái Đẹp như là cái lý tưởng không thể thoát ly bản thân con người. Nhưng con người có thể xác định cơ sở khách quan của cái Đẹp trong tính trật tự, tính thống nhất thông qua sự biểu hiện đa dạng của cái Đẹp trong đời sống thực tại của con người đã định hình cho mỹ học duy vật.
Thời Phục Hưng, với mục đích khôi phục quyền của con người là được hưởng hạnh phúc trên trần thế mà những nhà nhân văn chủ nghĩa đã đề lên hàng đầu những vấn đề về cái Đẹp, về hòa điệu, về sự tương xứng, v.v. Những vấn đề, theo quan niệm của họ, thuộc bản chất chân chính của thế giới và của con người.
Thời Cận đại, trong sự đi tìm bản chất chân chính của thế giới và của con người gần như tất cả các nhà tư tưởng đều có sự nỗ lực lớn lao trong quá trình đi tìm sự luận chứng về nội dung và bản chất của cái đẹp và của nghệ thuật, thủ pháp sáng tác nghệ thuật như Boileau, Hutcheson, Burke, Voltaire, Diderot, v.v, để đi đến sự tổng quan mỹ học mở ra chiều hướng mới trong mỹ học cổ điển Đức với sự bắt đầu từ Kant qua sự tiếp nối của Fichte và Schelling và Hegel.
Cùng với sự phát triển của hiện thực cuộc sống, phạm vi nghiên cứu của mỹ học ngày càng được mở rộng. Nhưng càng mở rộng phạm vi nghiên cứu, lại cần có sự tìm hiểu trở lại lịch sử tư tưởng mỹ học để khai phóng cho những nguyên lý của mỹ học hiện đại. Vì lịch sử tư tưởng mỹ học là lịch sử con người xác lập những bước đi về thế giới quan và phương pháp luận tiếp cận giá trị cái Đẹp cũng như những “biến thái từ giá trị” của cái Đẹp trong đời sống cũng như trong nghệ thuật. Những bước đi đó có lúc vững vàng khi những nhà tư tưởng luôn trở về với hiện thực, song cũng có lúc chông chênh khi nhà tư tưởng muốn thoát ly hoàn toàn khỏi hiện thực, đưa trí tuệ của mình đi tìm cái Đẹp nội tâm thuần túy hay săn lùng vô vọng cái Đẹp siêu nhiên.
Tagore - nhà thơ lớn không chỉ của Ấn Độ mà của cả nhân loại - trong Sonet 17 đã nói rằng: Dòng sông chân lý chảy qua những con kênh lầm lỗi. Thời gian cứ qua đi, giờ đây trong sự nhìn nhận lại thì không chỉ những bước đi vững vàng mà ngay cả những bước đi chông chênh trong dòng chảy của lịch sử tư tưởng mỹ học vẫn có những giá trị riêng của chúng. Vì thế nào đi chăng nữa, chúng cũng giúp cho lý luận mỹ học hiện đại dù phát triển theo những khuynh hướng khác nhau đều có được những tiền đề tư tưởng để thẩm định lại những luận cứ của mình.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top