Mika

New Member

Download miễn phí Những quan niệm khác nhau trong lịch sử triết học về bản chất, con đường nhận thức và tiêu chuẩn của chân lý





Ở phương Tây hiện đại, truyền thống kinh nghiệm chủ nghĩa cũng
được các nhà triết học thuộc trường phái chủ nghĩa thực chứng mới,
như B.Rátxen (1872 -1970), L.Wittgenstein (1889 -1951) và
R.Cácnáp (1891 -1970) phát triển và vận dụng. Trong Tri thức
của chúng ta về thế giới bên ngoài(1926) và Tìm hiểu về ý nghĩa và
chân lý(1962), Rátxen giải thích rằng: mọi tri thức thực sự của
chúng ta đều được xây dựng từ những kinh nghiệm trực tiếp(3).
Các nhà triết học thuộc trường phái chủ nghĩa thực dụng ở Mỹ cũng
là những người vận dụng chủ nghĩa kinh nghiệm trong lý luận nhận
thức. W.James đã gọi hệ thống triết học của mình là chủ nghĩa kinh
nghiệm triệt để(radical empiricism) và J.Dewey gọi triết học của
mình là chủ nghĩa kinh nghiệm trực tiếp(immediate empiricism)(4)



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

NHỮNG QUAN NIỆM KHÁC NHAU TRONG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC VỀ
BẢN CHẤT, CON ĐƯỜNG NHẬN THỨC VÀ TIÊU CHUẨN CỦA CHÂN

NGUYỄN TẤN HÙNG (*)
Trong bài viết này, tác giả đã phân tích một số quan niệm khác nhau
trong lịch sử triết học về bản chất, con đường nhận thức và tiêu
chuẩn của chân lý. Đồng thời, tác giả cũng khẳng định rằng, trên cơ
sở kế thừa những giá trị và khắc phục những hạn chế của các trào
lưu triết học trước đó, triết học Mác - Lênin đã xây dựng quan niệm
đúng đắn, khoa học về các vấn đề trên. Đặc biệt, với việc khẳng định
nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách quan bởi con người, chỉ
rõ con đường biện chứng của nhận thức và thực tiễn là tiêu chuẩn
của chân lý…, triết học Mác - Lênin thực sự có những đóng góp
quan trọng vào sự phát triển lý luận nhận thức.
Vấn đề bản chất, con đường nhận thức và tiêu chuẩn của chân lý là
một trong những đề tài tranh luận gay gắt trong suốt lịch sử phát
triển của tư duy nhân loại.
1. Về vấn đề bản chất và con đường nhận thức
Về bản chất của nhận thức, tựu trung có ba cách hiểu khác nhau: a)
Quan điểm duy vật cho rằng, nhận thức là sự phản ánh hiện thực
khách quan; b) Quan điểm duy tâm chủ quan cho rằng, nhận thức là
sự phản ánh trạng thái chủ quan (như cảm giác, biểu tượng, xúc cảm
...), hay cho rằng, tri thức có tính chất tiên nghiệm, tức có sẵn trong
đầu óc con người và c) Quan điểm duy tâm khách quan và tôn giáo
cho rằng, tri thức có bản chất siêu tự nhiên, con người có được nhờ sự
hồi tưởng, sự hòa nhập, sự đốn ngộ, sự mặc khải, niềm tin, v.v..
Từ các cách hiểu khác nhau về bản chất của nhận thức, hình thành
những quan niệm khác nhau về con đường nhận thức.
Các quan điểm duy vật trong lịch sử đều khẳng định rằng, tri thức
không phải là cái có sẵn trong đầu óc con người; nhận thức là quá
trình con người phản ánh thế giới khách quan; nhận thức xuất phát
từ nhận thức cảm tính (nhận thức bằng giác quan) và phát triển lên
trình độ, giai đoạn cao hơn là nhận thức lý tính (nhận thức bằng tư
duy trừu tượng).
Ở Hy Lạp cổ đại, Hêraclít thừa nhận cảm giác là điểm xuất phát của
nhận thức, nhưng theo ông, nhận thức cảm tính chỉ cho ta biết cái bề
ngoài, vì “giới tự nhiên thích giấu mình”; do đó, tư duy phải tiến lên
nhận thức được cái logos của vũ trụ. Đêmôcrít, đại biểu xuất sắc của
trường phái nguyên tử luận, cũng thừa nhận nhận thức bắt nguồn từ
cảm tính, nhưng nhận thức cảm tính là “sự nhận thức mờ tối”, chỉ có
nhận thức lý tính mới cho ta biết được nguyên tử.
Tuân Tử ở Trung Hoa cổ đại coi cảm giác là nguồn gốc của tri thức,
nhưng theo ông, cảm giác có thể sai lầm; do đó, con người phải có
cái “tâm” (khái niệm “tâm” được các nhà duy vật hiểu là tư duy)
sáng suốt thì mới đạt được tri thức đúng đắn.
Phật giáo Ấn Độ cổ đại lại phủ nhận vai trò của nhận thức cảm tính
và nhận thức lý tính; cho rằng, cả hai loại nhận thức này chỉ cho ta
những mê kiến. Để nhận thức được chân lý, người tu hành phải dứt
bỏ mọi ham muốn, dục vọng đời thường, để cho tâm hồn thật sự
thanh tịnh, yên tĩnh. Niết bàn (Nirvana trong tiếng Phạn có nghĩa
đen là sự dập tắt) là một trạng thái bên trong của tư duy khi ngọn lửa
tham, sân, si đã hoàn toàn bị dập tắt. Khi đó, con người mới thật sự
thoát ra khỏi trạng thái vô minh (sự ngu dốt, sự che lấp bởi những
mê kiến) và đạt đến sự bừng sáng của tư duy (sự giác ngộ), sự nhận
thức trực tiếp bản chất của sự vật (sự đốn ngộ).
Ở phương Tây, trong truyền thống Do Thái - Kitô, Kinh Thánh (Cựu
ước và Tân ước) được coi là toàn bộ tri thức được Chúa Trời mặc
khải cho con người thông qua Môxe (Moses), Giêxu (Jesus)... Trong
sách Khải huyền (Revelation), kinh cuối cùng trong Kinh thánh trọn
bộ Cựu ước và Tân ước, chương 22 điều 18 và 19 có viết: “Ai mà
thêm điều gì vào đó, thì Thiên Chúa sẽ thêm cho người ấy tai ương
mô tả trong sách này!.
Ai mà bớt điều gì trong các lời ở sách sấm ngôn này, thì Thiên Chúa
sẽ bớt phần người ấy được hưởng về cây Trường sinh và Thành
thánh đã được mô tả trong sách này!”(1).
Đối lập với Kitô giáo, Hồi giáo lại coi Kinh Côran - ra đời vào thế
kỷ thứ VII là lời tiên tri cuối cùng, chính xác nhất, đầy đủ nhất do
Chúa Trời mặc khải cho nhà tiên tri Môhamét (Muhammad), còn các
kinh sách khác được các nhà tiên tri (như Môxe, Giêxu, v.v..) truyền
đạt trước đó đều thiếu sót và có nhiều điều nhầm lẫn.
Suốt thời Trung cổ, các nhà thần học Kitô giáo coi niềm tin là cội
nguồn cao nhất của tri thức con người. Con người phải có lòng tin
tuyệt đối vào tất cả những tín điều, ngay cả khi chúng trái với lý tính
thông thường. Téctuliêng (160-230) nói: “tui tin, bởi vì điều đó là
phi lý”. Ôguýtxtanh, Tômát Đacanh,… đều cho rằng, niềm tin cao
hơn lý trí; triết học (theo cách hiểu lúc bấy giờ là khoa học nói
chung) phải phục tùng tôn giáo, là “đầy tớ” của tôn giáo.
Sau đêm trường Trung cổ, đến thời kỳ Phục hưng, các nhà triết học
và khoa học như Côpecníc, Brunô, Galilê bắt đầu tuyên chiến với
niềm tin tôn giáo bằng việc đưa ra và phát triển thuyết nhật tâm để
chống lại thuyết địa tâm. Đến thế kỷ XVII – XVIII, do sự phát triển
của cách sản xuất tư bản chủ nghĩa và nhu cầu của cuộc
cách mạng tư sản, các học giả của giai cấp tư sản đang lên dựa vào
thành tựu của khoa học thực nghiệm để bác bỏ con đường nhận thức
bằng niềm tin. Một số nhà triết học, như Ph.Bêcơn, R.Đêcáctơ đã lấy
nghi ngờ làm nguyên tắc xuất phát cho nhận thức khoa học. Các nhà
triết học Anh, như Ph.Bêcơn, T.Hốpxơ, G.Lốccơ coi quan sát, thực
nghiệm khoa học và phương pháp quy nạp là con đường duy nhất để
đạt được tri thức khoa học, từ đó hình thành một truyền thống trong
triết học Anh: chủ nghĩa kinh nghiệm.
Chủ nghĩa kinh nghiệm (Empiricism) có hạt nhân hợp lý của nó
trong việc chống lại quan niệm cổ truyền rút tri thức từ kinh sách,
hay từ đầu óc chủ quan thuần túy bằng phương pháp tư biện. Tuy
nhiên, chủ nghĩa kinh nghiệm có thiếu sót cơ bản khi coi quan sát và
thực nghiệm là cơ sở, nguồn gốc duy nhất của mọi tri thức, phủ nhận
độ tin cậy của những tri thức có được bằng tư duy lý luận. Chủ nghĩa
kinh nghiệm thường có hệ quả là chủ nghĩa duy tâm chủ quan.
Những nhà triết học Anh, như G.Béccơli, Đ.Hium coi cảm giác là
thực tại duy nhất, phủ nhận thực tại khách quan, phủ nhận chân lý
khách quan và tri thức rút ra bằng con đường suy luận. Đ.Hium bác
bỏ quan niệm về hai giai đoạn nhận thức của các nhà duy vật, chỉ
thừa nhận tri giác cảm tính và coi lý trí chỉ là “nô lệ của những đam
mê” mà thôi(2).
Ở phương Tây hiện đại, truyền thống kinh nghiệm chủ nghĩa cũng
được các nhà triết học thuộc trường phái chủ nghĩa thực chứng mới,
như B.Rátxen (1872 - 1970), L.Wittgenstein (1889 - 1951) và
R.Cácnáp (1891 - 1970)… phát triển và vận dụng. Trong Tri thức
củ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H Những nội dung cơ bản trong quan niệm của Nho giáo về xã hội lý tưởng Kinh tế chính trị 0
K Những quan niệm và thực hành trong nghi lễ giải hạn của người Tày (Nghiên cứu trường hợp xã Nghĩa Đô Văn hóa, Xã hội 0
S 现代汉语中与汉民族传统家庭观念有关的汉字考察= Khảo sát những chữ Hán có liên quan tới quan niệm gia đình truyền thống của Ngoại ngữ 0
T Trình bày quan niệm về nội dung của câu ngạn ngữ phương Tây: Không có nghề nào hèn cả, chỉ có những Văn học 0
N Bất ngờ với những quan niệm sai lầm về ăn kiêng Nghệ thuật sống 0
A Tiểu luận: Những quan niệm về con người trong triết học và sự liên hệ với con người Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
N Tiểu luận Những nhận thức và quan niệm của Đảng cộng sản Pháp và Hy Lạp về chủ nghĩa xã hội hiện nay Tài liệu chưa phân loại 0
D Chính sách của việt nam với mỹ và quan hệ việt mỹ những năm đầu thế kỷ XXI, thực trạng và triển vọng Văn hóa, Xã hội 0
P Những lưu ý quan trọng khi đầu tư bất động sản quốc tế Hỏi đáp, chia sẻ kiến thức kinh tế 0
P Màu sắc và chất liệu - Những yếu tố quan trọng trong thiết kế bao bì Luận văn Kinh tế 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top