nhok_xu_iu_anh

New Member
Cho mình hỏi: (Nguyễn Thị Thơ) 26/04/2013:
Công ty A ký hợp đồng bán hàng độc quyền với công ty B từ năm 2009. Trong hợp đồng có quy định rõ hàng năm công ty B có quyền hoàn trả lại 2% Doanh số và không quá10.000 USD.Trong năm 2012,cônng ty A vẫn đồng y cho công ty B xuất trả lại 15.000 USD của các lô hàng mua về từ năm 2009 đến năm 2011. Công ty A ghi nhận giảm doanh thu, giá vốn của năm 2012 có đúng hay không? Nếu hàng năm, công ty A trích lập một khoản dự phòng cho hàng trả lại, ghi nhận vào chi phí bán hàng trong kỳ có đúng hay không?
 

baocaosu4love

New Member
Mục III, Phần thứ nhất của Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính, phần giải thích nội dung, kết cấu và phương pháp ghi chép tài khoản 531 – Hàng bán bị trả lại có hướng dẫn như sau: 

 

“1. Khi doanh nghiệp nhận lại sản phẩm, hàng hóa bị trả lại, kế toán phản ánh giá vốn của hàng bán bị trả lại:

- Trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, ghi:

Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Nợ TK 155 - Thành phẩm

Nợ TK 156 - Hàng hóa

Có TK 632 - Giá vốn hàng bán.

- Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ, ghi:

Nợ TK 611 - Mua hàng (Đối với hàng hóa)

Nợ TK 631 - Giá thành sản xuất (Đối với sản phẩm)

Có TK 632 - Giá vốn hàng bán.

2. Thanh toán với người mua hàng về số tiền của hàng bán bị trả lại:

- Đối với sản phẩm, hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ và doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, ghi:

Nợ TK 531 - Hàng bán bị trả lại (Giá bán chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 3331- Thuế GTGT phải nộp (33311) (Số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại)

Có các TK 111, 112, 131,...

- Đối với sản phẩm, hàng hóa không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hay thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, số tiền thanh toán với người mua về hàng bán bị trả lại, ghi:                                     

Nợ TK 531 - Hàng bán bị trả lại

Có các TK 111, 112, 131,...

3. Các chi phí phát sinh liên quan đến hàng bán bị trả lại (nếu có), ghi:

Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng

Có các TK 111, 112, 141, 334,...

4. Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ doanh thu của hàng bán bị trả lại phát sinh trong kỳ vào tài khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ hay tài khoản doanh thu bán hàng nội bộ, ghi:

Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5111,5112)

Nợ TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ

Có TK 531 - Hàng bán bị trả lại.”

 

Như vậy, Công ty A như trường hợp bạn nêu, khi nhận lại hàng Công ty B trả lại sẽ ghi giảm doanh thu và giá vốn theo đúng trình tự như nêu trên.

 

Mục 2.2.2, Phần II, Thông tư số 20/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ tài chính Hướng dẫn kế toán thực hiện sáu (06) chuẩn mực kế toán ban hành theo Quyết định số 12/2005/QĐ-BTC ngày 15/02/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính có hướng dẫn “Nếu các sự kiện không cần điều chỉnh phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm là trọng yếu, việc không trình bày các sự kiện này có thể ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng khi dựa trên các thông tin của báo cáo tài chính. Vì vậy doanh nghiệp phải trình bày đối với các sự kiện trọng yếu không cần điều chỉnh về: Nội dung và số liệu của sự kiện; ước tính ảnh hưởng về tài chính, hay lý do không thể ước tính được các ảnh hưởng này.

Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm không cần điều chỉnh cần trình bày trên báo cáo tài chính, như:

- Việc hợp nhất kinh doanh theo quy định của Chuẩn mực kế toán "Hợp nhất kinh doanh" hay việc thanh lý công ty con của tập đoàn;

- Việc công bố kế hoạch ngừng hoạt động, việc thanh lý tài sản hay thanh toán các khoản nợ liên quan đến ngừng hoạt động; hay việc tham gia vào một hợp đồng ràng buộc để bán tài sản hay thanh toán các khoản nợ;

- Hàng bán bị trả lại;

- ...”

Theo đó, nếu giá trị hàng bán bị trả lại như trường hợp bạn nêu là trọng yếu, Công ty A cần trình bày trên BCTC về sự kiện này về nội dung và số liệu; ước tính ảnh hưởng về tài chính. Nếu lượng hàng bán bị trả lại đó là hàng trả lại của nhiều năm trước thì phải nêu ảnh hưởng đến từng kỳ kế toán có liên quan.

 

Chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành không quy định việc trích lập dự phòng cho hàng bán bị trả lại mà hướng dẫn cách hạch toán cho trường hợp này tại thời điểm phát sinh như nêu trên. Bạn cần tham chiếu quy định hiện hành để thực hiện.

CVH
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top