Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

Do vị trí địa lí của mình, Việt Nam có một vị thế địa văn hóa, địa chính trị khá đặc biệt. Vị thế ấy tạo điều kiện cho văn hóa Việt Nam đón nhận nhiều luồng giao lưu văn hóa khác nhau. Có thể đó là luồng văn hóa đến từ lục địa Trung Hoa, có thể đó lại là luồng văn hóa đến từ Ấn Độ, nhưng cũng có khi là luồng văn hóa đến từ trời Tây hay bên kia bờ biển Thái Bình Dương xa xôi. Tuy vậy, nét đặc biệt của văn hóa Việt Nam lại là “sự không chối từ”- chữ dung của J.Fray. Cởi mở trong việc tiếp nhận văn hóa nước ngoài, tiếp thu tinh hoa của mọi nền văn hóa làm giàu cho văn hóa của mình, đó là một hằng số của văn hóa Việt Nam. Nhìn ở phương diện xã hội, nông dân, nông nghiệp lúa nước và xóm làng là ba nhân tố cơ bản của nền văn minh thôn dã Việt Nam, bên cạnh đó ngôn ngữ cũng là một nhân tố tạo nên các nét đặc sắc của văn hóa Việt. Ngôn ngữ và văn hóa có mối quan hệ mật thiết với nhau, bổ trợ cho nhau. Mà chúng ta biết Việt Nam là một quốc gia đa tộc người. Nền văn hóa của Việt Nam được tạo ra từ nền văn hóa của 54 tộc người trên đất nước Việt Nam, trong đó Huế là một nơi có những nét văn hóa rất đặc sắc, độc đáo. Điều này được tạo ra là nhờ ngôn ngữ rất riêng của vùng đất Huế cố đô. Cố đô Huế mang trong mình di sản văn hóa độc đáo với một quần thể kiến trúc kinh đô Huế, con người Huế và những nét văn hóa ấn tượng, đặc trưng hấp dẫn của ẩm thực Huế. Vì vậy, rất nhiều người khi đến Huế phải thốt lên rằng Huế thật đẹp với những con đường xanh ngắt, những ngôi nhà cổ kính, những di tích lịch sử lâu đời, những món ăn rất cay- rất Huế… Và một thứ “đặc sắc” để lại ấn tượng trong long mỗi du khách chính là chất giọng trọ trẹ của miền Trung, là những “chi, mô, răng, rứa” khiến ai đi xa cũng nhớ mãi. Khúc ruột miền Trung- vùng đất sóng biển vỗ bờ đá núi, với điệp trùng núi non ghềnh thác. Không bị trói buộc lề thói một cách quá chặt chẽ như quê cha cội nguồn Bắc Kỳ, cũng không quá thoáng đạt như xứ sở sông nước phù sa Nam Kỳ, chất trầm lắng, tính chịu thương, chịu khó dường như ăn sâu vào giọng nói. Cho nên, làm sao cảm nhận được cuộc sống đầy thơ mộng và đầy thú vị trong cảm giác ở Huế khi ta lưu lại đó ít ngày. Bởi Huế đẹp với dáng vẻ duyên dáng riêng của nó, một cái đẹp được kết hợp giữa thiên nhiên với những hứng khởi của con người trong sự tĩnh lặng siêu nhiên, đem lại sự thư thái trong tâm hồn của ta. Qua đó, chúng ta thấy ngôn ngữ thể hiện rất rõ nét trong văn hóa của Huế, nó thể hiện qua phong cảnh, con người, ẩm thực và phong tục, lễ hội.














PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG
1.1.Các khái niệm
1.1.1 Ngôn ngữ
Việt Nam là đất nước đa dân tộc, đa ngôn ngữ nên có rất nhiều người nghiên cứu về vấn đề ngôn ngữ dân tộc. Trong đó, có nhà văn Tô Hoài đã nói về ngôn ngữ dân tộc như sau: Lời ăn tiếng nói nước ta giàu có, rất bản lĩnh với một cung cách phát triển riêng. Cả trăm năm, ngàn năm mất nước, dẫu cho bộ máy cai trị và tầng lớp trên có nhất thiết phải nói, phải viết tiếng nước khác thì đâu đâu từ Nam chí Bắc nước ta vẵn chỉ sử dụng tiếng nước nhà. Cho tới năm 1945 tiếng và chữ Việt đã hoàn toàn và thực sự là Quốc ngữ. Đó là nói về ngôn ngữ dân tộc, nhưng khi đưa ra khái niệm ngôn ngữ nói chung thì có rất nhiều ý kiến khác nhau, mỗi ý kiến có một ý nghĩa riêng của nó. Tuy nhiên, có một khái niệm nó tổng hợp tất cả các ý kiến đó là: “Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu âm thanh đặc biệt, là phương tiện giao tiếp cơ bản và quan trọng nhất của các thành viên trong một cộng đồng người. Ngôn ngữ cũng là phương tiện phát triển tư duy, truyền đạt, truyền thông văn hóa, lịch sử từ thế hệ này sang thế hệ khác”.
Hiểu một cách đơn giản nhất, ngôn ngữ chính là tiếng nói và chữ viết của các cộng đồng người để giao tiếp và phát triển xã hội. Ngôn ngữ rất đa dạng, phức tạp nhưng đều có chung chức năng là giao tiếp và làm phương tiện tư duy. Nó còn có các đơn vị ngôn ngữ như sau: âm vị, hình vị, từ ngữ, mệnh đề, câu, văn bản để làm nên một hệ thống ngôn ngữ thống nhất.
1.1.2 Văn hóa
Văn hóa là sản phẩm do con người sáng tạo, có từ thưở bình minh của xã hội loài người. Ở phương Đông, từ văn hóa đã có trong đời sống ngôn ngữ từ rất sớm. Tuy vậy, việc xác định và sử dụng khái niệm văn hóa không đơn giản và thay đổi theo thời gian thuật ngữ văn hóa với nghĩa “canh tác tinh thần” được sử dụng vào thế kỷ XVII-XVIII bên cạnh nghĩa gốc là quản lí, canh tác nông nghiệp.
Vào thế kỷ XIX thuật ngữ “văn hóa” được những nhà nhân loại học phương Tây sử dụng như một danh từ chính. Những học giả này cho rằng văn hóa (văn minh) thế giới có thể phân loại ra từ trình độ thấp nhất đến cao nhất, và văn hóa của họ chiếm vị trí cao nhất, thay mặt là E.B Taylo. Theo ông, văn hóa là toàn bộ phức thể bao gồm hiểu biết, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục, những khả năng và tập quán khác mà con người có được với tư cách là một thành viên của xã hội.
Trong ý nghĩa rộng nhất, “Văn hóa” hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng. Văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân. Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lí tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lí. Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình vượt trội lên bản thân.
Như vậy, văn hóa không phải là một lĩnh vực riêng biệt. Văn hóa là một tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra. Văn hóa là chìa khóa của sự phát triển. Từ ý nghĩa như trên, theo định nghĩa của UNESCO ta có thể hiểu: “Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát sống động mọi mặt của cuộc sống đã diễn ra trong quá khứ cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ, nó đã cấu thành nên một hệ thống các giá trị truyền thống, thẩm mỹ và lối sống dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình.

1.1.3 Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa
Văn hóa và ngôn ngữ có mối liên hệ chặt chẽ không thể tách rời. Ngôn ngữ là phương tiện chuyên chở văn hóa, văn hóa chứa đựng trong ngôn ngữ. Người ta nói rằng ngôn ngữ và văn tự là kết tinh của văn hóa dân tộc, nhờ ngôn ngữ và văn tự để được lưu truyền và trong tương lai, nền văn hóa cũng nhờ vào ngôn ngữ để phát triển. Sự phát triển và biến đổi của ngôn ngữ lại luôn đi song song với phát triển và biến đổi của văn hóa. Vậy muốn nghiên cứu sâu về văn hóa phải nghiên cứu ngôn ngữ, và tất nhiên muốn đi sâu vào ngôn ngữ thì phải chú tâm đến văn hóa. Điều đó được thể hiện trong trường hợp tiếp xúc văn hóa mà hai bên (khác dân tộc, khác quốc gia) có bối cảnh văn hóa khác nhau.
Yếu tố văn hóa có vai trò quan trọng trong giao thiệp, tiếp xúc đặc biệt là giao thiệp văn hóa. Đây cũng là vấn đề ngôn ngữ và vấn đề bối cảnh văn hóa. Chú tâm đến khía cạnh văn hóa khi nghiên cứu ngôn ngữ là cần thiết và là cách tìm hiểu mới,một địa hạt mới trong ngôn ngữ học.
Bởi vậy, bảo vệ ngôn ngữ các dân tộc chính là bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
1.2.Giới thiệu chung về Huế
1.2.1 Vùng đất Huế
Thừa Thiên Huế, khúc ruột miền Trung của Tổ quốc, nằm từ dãi đất sông Ô Lâu đến đèo Hải Vân , là một vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng: sông Hương, núi Ngự. Thiên Thai, Bạch Mã… cũng là nơi có nhiều di tích lịch sử cách mạng trường tồn mãi mãi với thời gian nên Huế trở thành một vùng đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top