daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Nghiên cứu thành phần hóa học của cây dây thần thông (Tinospora Cordifollia)
Lời cam đoan................................................................................................................. 2
Lời cảm ơn..................................................................................................................... 3
Mục lục.......................................................................................................................... 4
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt......................................................................... 6
Danh mục các bảng ....................................................................................................... 7
Danh mục các hình vẽ, đồ thị........................................................................................ 8
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 9
Chương 1- TỔNG QUAN...........................................................................................12
1.1. Tổng quan về cây dây thần thông (Tinospora cordifolia)..................................12
1.1.1. Giới thiệu về cây dây thần thông..................................................................12
1.1.2. Công dụng và tác dụng dược lý của cây dây thần thông..............................13
1.1.3. Thành phần hóa học của cây dây thần thông ...............................................14
1.1.4. Một số cấu trúc hóa học của loài Tinospora cordifolia ...............................15
1.2. Giới thiệu về một số hợp chất thiên nhiên .........................................................22
1.2.1. Terpenoid .....................................................................................................22
1.2.1.1.Các loại terpenoid....................................................................................23
1.2.1.2. Tác dụng của terpenoid ..........................................................................30
1.2.2. Glucorid........................................................................................................33
1.2.3. Saponin.........................................................................................................34
1.2.4. Alcaloid ........................................................................................................36
1.2.5. Flavonoid......................................................................................................37
1.2.6. Phenol...........................................................................................................39
1.2.7. Tinh dầu........................................................................................................40
Chương 2- NGUYÊN LIỆU, THIẾT BỊ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......42
2.1. Nguyên liệu ........................................................................................................42
2.2. Hóa chất, công cụ và thiết bị..............................................................................42
2.2.1. Hóa chất........................................................................................................42
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi5
2.2.2. công cụ và thiết bị .......................................................................................42
2.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................42
2.3.1. Phương pháp phân lập các hợp chất.............................................................43
2.3.1.1. Sắc ký lớp mỏng (TLC)..........................................................................43
2.3.1.2. Sắc ký lớp mỏng điều chế (PTLC).........................................................43
2.3.1.3. Sắc ký cột (CC) ......................................................................................44
2.3.1.4. Sắc ký lỏng hiệu năng cao áp (HPLC)...................................................44
2.3.2. Phương pháp xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất...........................45
2.3.2.1. Điểm nóng chảy (mp).............................................................................45
2.3.2.2. Độ quay cực [α]D....................................................................................45
2.3.2.3. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân (NMR)......................................................45
2.3.2.4. Phổ khối lượng (MS)..............................................................................45
2.4. Phân lập các hợp chất từ cây dây thần thông (Tinospora cordifolia) ................46
Chương 3 - KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................48
3.1. Xác định cấu trúc hóa học của hợp chất TC2D:polypodine B20, 22-acetonide.......48
3.2. Xác định cấu trúc hóa học của hợp chất TC3A2: Angelicoidenol 2-O-β-Dapiofuranosyl-(1→6)-β-D-glucopyranoside ...............................................................53
3.3. Xác định cấu trúc hóa học của hợp chất TC3C3: Secoisolariciresinol-9’-O-β-Dglucopyraniside ...........................................................................................................58
3.4. Xác định cấu trúc hóa học của hợp chất TC3C3: Secoisolariciresinol-9’-O-β-Dglucopyraniside TC3C1: Pinoresinol diglucoside ............................................................63
KẾT LUẬN .................................................................................................................68
TAI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................696
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
TLC Sắc ký lớp mỏng
PTLC Sắc ký lớp mỏng điều chế
CC Sắc ký cột
HPLC Sắc ký hiệu năng cao áp
NMR Phổ cộng hưởng từ hạt nhân
13C-NMR Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 13C
MS Phổ khối lượng
ESI-MS Khối phổ ion hóa bụi điện tử
DEP Distortionless Enhancement by Polarisation Transfer
HSQC Heteronuclear Single Quantum Correhence
HMBC Heteronuclear Multiple Bond Correlation
TLTK Tài liệu tham khảo
TC2D Polypodine B 20,22-acetonide
TC3A2 Angelicoidenol2-O-β-D-apiofuranosyl-(1->6)-β-D-glucopyranoside
TC3C3 Secoisolariciresinol-9'-O-β-D-glucopyraniside
TC3C3 Secoisolariciresinol-9'-O-β-D-glucopyraniside TC3C1: pinoresinol
diglucoside
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi7
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Một số cấu trúc hóa học của loài Tinospora cordifolia ................................15
Bảng 1.2: Một số loài thực vật chứa Saponin nhóm olean............................................28
Bảng 3.1: Số liệu phổ NMR của TC2D.........................................................................52
Bảng 3.2: Số liệu phổ NMR của TC3A2.......................................................................578
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1: Cây dây thần thông (Tinospora cordifolia)...................................................12
Hình 2.1: Sơ đồ tách chiết các chất từ cây dây thần thông (Tinospora cordifolia) ......47
Hình 3.1.a: Phổ ESI- MS của TC2D .............................................................................48
Hình 3.1.b: Phổ 1NMR của TC2D.................................................................................49
Hình 3.1.c: Cấu trúc hóa học của TC2D .......................................................................49
Hình 3.1.d: Phổ 13C NMR của TC2D............................................................................50
Hình 3.1.e: Phổ DEP của TC2D....................................................................................50
Hình 3.1.f: Phổ HSQC của TC2D .................................................................................51
Hình 3.1.g: Phổ HMBC của TC2D. ..............................................................................51
Hình 3.2.a: Phổ 1H NMR của TC3A2 ...........................................................................54
Hình 3.2.b: Cấu trúc hóa học của TC3A2 .....................................................................54
Hình 3.2.c: Phổ 13C NMR của TC3A2..........................................................................55
Hình 3.2.d: Phổ DEPT của TC3A2 ...............................................................................55
Hình 3.2.e: Phổ HSQC của TC3A2...............................................................................56
Hình 3.2.f: Phổ HMBC của TC3A2 ..............................................................................56
Hình 3.2.g: Phổ ESI-MS của TC3A2 ............................................................................58
Hình 3.3.a: Phổ 1H NMR của TC3C3 ...........................................................................59
Hình 3.3.b: Phổ 13C NMR của TC3C3..........................................................................60
Hình 3.3.c: Cấu trúc hóa học của TC3C3......................................................................60
Hình 3.3.d: Phổ DEPT của TC3C3 ...............................................................................61
Hình 3.3.e: Phổ HSQC của TC3C3...............................................................................61
Hình 3.3.f: Phổ HMBC của TC3C3 ..............................................................................62
Hình 3.3.g: Phổ ESI-MS của TC3C3 ............................................................................63
Hình 3.4.a: Phổ 1H NMR của TC3C1 ...........................................................................64
Hình 3.4.b: Phổ 13C NMR của TC3C1..........................................................................65
Hình 3.4.c: Cấu trúc hóa học của TC3C1......................................................................65
Hình 3.4.d: Phổ DEPT của TC3C1 ...............................................................................66
Hình 3.4.e: Phổ ESI-MS của TC3C1.............................................................................66
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi9
MỞ ĐẦU
Trên thế giới, xu hướng nhân loại ngày càng ưa thuốc có nguồn gốc từ các hợp
chất thiên nhiên có hoạt tính sinh học. Trung Quốc hàng năm sử dụng 700.000 tấn
dược liệu, tách chiết các hoạt chất để sản xuất khoảng 7.000 mặt hàng, doanh thu trên
18 tỷ USD. Ấn Độ buôn bán dược liệu để tách chiết các hợp chất thiên nhiên dùng làm
thuốc đạt khoảng 60 tỷ Rupi/năm, cung cấp 12% nhu cầu dược liệu thế giới. Các nước
châu Âu và châu Mỹ dùng thuốc có các hợp chất thiên nhiên cũng ngày càng nhiều [1]
Việt Nam là một nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa
nhiều. Với điều kiện thuận lợi như vậy nên hệ thực vật Việt Nam phát triển rất đa dạng
và phong phú với khoảng 12.000 loài thực vật bậc cao, ngoài ra còn có các loài tảo, rêu
và nấm. Nhiều loài trong số đó từ xa xưa đến nay đã được sử dụng trong y học cổ
truyền, trong thực phẩm và các mục đích khác phục vụ trong đời sống của con người
[3]. Ở Việt Nam số lượng thuốc có nguồn gốc dược liệu gồm các hợp chất thiên nhiên
giàu hoạt tính sinh học chiếm từ 30 đến 40% số thuốc sản xuất trong nước vào những
năm tới. Như vậy trên thế giới cũng như ở trong nước nhu cầu sản xuất thuốc từ các
hợp chất thiên nhiên ngày càng tăng [1]
Những năm gần đây, việc nghiên cứu các hợp chất thiên nhiên có hoạt tính sinh
học đã có những bước phát triển mạnh mẽ nhờ sử dụng những phương pháp nghiên
cứu hiện đại như các phương pháp sắc ký điện di, sắc ký khí, sắc ký lỏng cao áp, phối
phổ, quang phổ tử ngoại, hồng ngoại, cộng hưởng từ hạt nhân, điện tử để có thể tách
chiết được các hợp chất từ nguyên liệu sinh vật, xác định cấu trúc hóa học các hợp chất
đó và thử tác dụng sinh học của chúng một cách nhanh chóng, trên cơ sở đó cung cấp
cho y học nhiều loại thuốc mới có giá trị và góp phần hiện đại hóa y học Đông phương
hàng nghìn năm trước đây.
Vì vậy nghiên cứu các hợp chất có nguồn gốc thiên nhiên có hoạt tính sinh học
cao để ứng dụng trong y học, thực phẩm, nông nghiệp và các mục đích khác trong đời
sống của con người là một trong những nhiệm vụ quan trọng đã và đang được các nhà
khoa học trong và ngòai nước đặc biệt quan tâm.10
Với việc phát hiện ra nhiều chất có hoạt tính sinh học có giá trị từ thiên nhiên, các
nhà khoa học đã có những đóng góp đáng kể trong việc tạo ra các loại thuốc điều trị
những bệnh nhiệt đới và bệnh hiểm nghèo, đặc biệt là những bệnh lây nhiễm gây nên
bởi vi khuẩn, vi rút, nấm... để kéo dài tuổi thọ và nâng cao chất lượng cuộc sống của
con người. Thiên nhiên không chỉ cung cấp các hoạt chất quý hiếm để tạo ra dược
phẩm mà còn dẫn đường để tổng hợp ra các loại thuốc mới. Cũng từ những tiền chất
được phân lập từ thiên nhiên, các nhà khoa học đã chuyển hóa chúng thành những hoạt
chất có khả năng trị bệnh cao. Mặc dù các nhà khoa học ngày nay đã gặt hái được
nhiều thành công mới, tăng cường các điều kiện sống của con người nhưng các bệnh
lây nhiễm vẫn là mối đe dọa thường trực đối với sức khỏe của con người.
Những vấn đề này đặc biệt quan trọng ở các nước đang phát triển do môi trường
sống, vệ sinh an toàn thực phẩm và các điều kiện về y tế chưa được thực hiện tốt.
Thiên nhiên không chỉ là nguồn nguyên liệu cung cấp các hoạt chất quý hiểm để tạo ra
các biệt dược mà còn cung cấp các chất dẫn đường để tổng hợp các loại thuốc mới.
Cũng từ những tiền chất được phân lập từ thiên nhiên, các nhà khoa học đã chuyển hóa
thành những hoạt chất có khả năng trị bệnh rất cao.
Với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 150C
đến 270C, lượng mưa lớn (trung bình từ 1200 đến 1800 mm), độ ẩm tương đối cao
(trên 80%). Điều kiện như vậy rất thuận lợi cho sự phát triển của các loài thực vật nói
chung và các cây dược liệu nói riêng. Theo số liệu thống kê gần đây, hệ thực vật Việt
Nam có khoảng 10500 loài, trong đó có khoảng 3200 loài cây được sử dụng trong y
học dân tộc [3].
Các hợp chất thiên nhiên có hoạt tính sinh học đã và đang đóng góp một vai trò
hết sức quan trọng trong đời sống của con người. Các hợp chất thiên nhiên được dùng
làm thuốc chữa bệnh, thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu, hương liệu trong chế biến
thực phẩm và hương liệu trong mỹ phẩm. Đặc biệt là trong lĩnh vực làm thuốc, nguồn
dược liệu phong phú và đa dạng đã cung cấp cho ngành dược cả nước một khối lượng
nguyên liệu lớn để làm thuốc chữa bệnh và xuất khẩu có giá trị kinh tế cao.
Việc nghiên cứu các thành phần hóa học của các loài động, thực vật, đặc biệt là
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi11
các loài động, thực vật có các hoạt tính sinh học cao và có khả năng ứng dụng trong
sản xuất dược liệu và thực phẩm chức năng đang được các nhà khoa học quan tâm. Với
tinh thần đó chúng tui đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu thành phần hóa học của cây
dây thần thông (Tinospora cordifolia ) ” với những nội dung chính như sau:
1. Chiết tách và phân lập các hợp chất trong cây dây thần thông
2. Xác định cấu trúc hóa học các hợp chất phân lập từ cây dây thần thông12
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về cây dây thần thông (Tinospora cordifolia)
1.1.1. Giới thiêu về cây dây thần thông
Tên Khoa học: Tinospora cordifolia
Tên Việt Nam: Dây thần thông
Dây thần thông, (rễ gió)- Tinospora cordifolia (Willd.) Miers, thụôc họ Tiết dê-
Menispermaceae.
Hình 1.1: Cây dây thần thông ( Tinospora cordifolia)
Mô tả
Dây leo gần như là cây thảo, có thân xốp, có khía, ít sần sùi (không có mụn
nhiều như cây cóc). Lá có cuống, có màng và giống hình trái tim, hình trái xoan- tim,
gần hình mắt chim, với một mũi nhọn rất nhẵn, dài 8cm, rộng 7cm, gân sơ cấp 5- 7,
gân giữa với một lưới hình đa giác, cuống mảnh, nhẵn, ngắn hơn phiến. Hoa từng
nhóm 3- 4 cái xếp thành 1-2 chùm ở nách lá. Hoa có màu vàng nhỏ, màu vàng hoặc
xanh. Qủa đỏ, hình trứng, chứa một hạt dẹp [2]. Vỏ cây màu xám nâu
Bộ phận dùng: Thân và rễ
Nơi sống và thu hái
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi13
Cây phân bố ở vùng Đông Dương và Ấn Độ, mọc hoang ở vùng rừng núi, có khi
thấy trên đất mùn núi đá. Cây cũng thường được trồng ở một số nơi. Người ta thu hái
thân và rễ quanh năm, có thể dùng tươi hay cắt ngắn phơi khô để dùng dần. Khi dùng
có thể ngâm nước vo gạo hay nước tiểu trẻ em. Ở Việt Nam, cây phân bố chủ yếu ở
các tỉnh miền Nam như Thừa Thiên- Huế, Quảng Nam, Lâm Đồng... [2].
1.1.2. Công dụng và tác dụng dược lý của cây dây thần thông
Cây có vị rất đắng, tính hàn, không độc, có tác dụng tiêu ứ huyết, tán ung độc, lợi
tiểu, hạ nhiệt, thông kinh, lợi tiêu hoá…Cây thường được dùng làm thuốc bổ đắng,
chữa sốt rét mới phát hay kinh niên, chữa viêm họng, no hơi đầy tức, đại tiện, táo bón,
bế kinh, kinh nguyệt không đều. Ngoài ra cây còn được dùng để trị thấp khớp, đái tháo
đường. Ở Ấn Độ người ta dùng dây chữa sốt rét có chu kỳ, dùng giải nhiệt do sốt, bột
rễ và thân làm thuốc bổ dưỡng dùng trị ỉa chảy và lỵ mãn tính. Dây tán thành bột rồi
hãm uống dùng làm thuốc giải khát và kích dục. Dịch lá tươi có tác dụng lợi tiểu được
dùng để trị bệnh lậu. Thân cây này còn được sử dụng trong các rối loạn tiêu hóa, tiết
niệu, ăn mất ngon và sốt ở trẻ em. Cây Tinospora cordifolia có thể làm tăng hệ thống
miễn dịch. Ở Thái Lan và PhilipPine, người ta còn sử dụng cây này trong việc ngăn
chặn các nhiễm độc gan một cách hiệu quả.
Cây Tinospora cordifolia còn được dùng chữa tổn thương, chảy máu, ứ máu, phụ
nữ kinh nguyệt không đều, bụng to, da vàng, phù thũng, phong thấp, nhức mỏi, tê bại,
mụn nhọt, ghẻ lở, sâu bọ độc cắn. Ở Campuchia, cây này dùng làm thuốc lợi niệu,
chữa ho và viêm phế quản. Ở Angieri, cây Tinospora cordifolia đựơc dùng trong y học
dân gian trị loét và rối lọan chức năng gan. Ở Ả Rập Xêut, được dùng trị đau, sốt, thấp
khớp.
Ngoài tác dụng chữa bệnh, cây Tinospora cordifolia còn giúp chăm sóc, làm đẹp
tóc và giúp tóc chắc khoẻ. Đặc biệt nó còn giúp ngăn ngừa gàu, giúp mọc tóc, mang lại
sức sống cho mái tóc mỏng manh, dễ gãy và tạo màu cho tóc. Trong dân gian, cây
thường dùng sắc uống hay ngâm rượu uống, có thể còn được dùng dưới dạng cồn
thuốc. Ngâm 100g thân cây trong 500 cc rượu 20 độ trong lọ kín một tuần, sau đó chiết14
ra và thêm rượu cho đủ 500cc rồi lọc lấy phần nước, mỗi ngày dùng khoảng 30-90 cc
[2].
1.1.3. Thành phần hóa học của cây dây thần thông [2], [11-26]
Các nghiên cứu đã công bố cho thấy thành phần hóa học chính của cây dây thần
thông là các hợp chất tinosporin và berberin, thân cây chứa một lượng glucosid là
giloin, giloinin và gino-stereol. Ngoài ra còn có tinosporine, tinosporide,
tinosporaside, cordifolide, cordifol, cordifol, heptacosanol, diterpene furano clerodane,
tinosparidine furanolactone diterpenoid, columbin và bsitosterol, Tinosporin và
berberin; thân tươi chứa glucosid là giloin, giloinin và gino-stercol [2].
Năm 1985 Vijay D. Gangan, Padmanava Pradhan, Arjun T. Sipahimalani và Asoke
Banerji đã phân lập từ loài Tinospora cordifolia: Norditerpene furan glycosides,
Menispermaceae. Đến năm 1987. P. K. Bhatt, Jampani B. Hanuman và B. K. Sabata
cũng phân lập từ loài Tinospora cordifolia được chất Clerodane diterpenoid. Cũng từ
loài này năm 1988 các tác giả Mushataq A. Khan, Alexanderi, Gray và Peter G.
Waterman đã xác định được: Diterpene, 18-norelerodane glucoside, tinosporaside,
1,17-dioxo-8β,10α,12α,19α,20β-18- norelered- 2,13,14-trien-4α-β-D-glucopyranoside-12,17,15,16-dioxide. Trong năm 1989 các tác giả R.K.Bhatt và B.K.Sabath đã
phân lập từ loài Tinospora cordifolia được các chất hovelfuranoid, diterpene glucoside.
Năm 1994 Versha Wazir, Rakesh Maurya và Randhirs Kapil đã nghiên cứu về loài
Tinospora cordifolia và tìm được Cordioside, diterpene glucoside. Cũng trong năm đó
các tác giả Rakesh Maurya và Sukhdev. Handa cũng phân lập từ loài cây này và tìm
được Menispermaceae, tinocordifolin, sesquiterpene. Năm 1994 các nhà khoa học Drs.
Y. Shizuri và S. Nishiyama- khoa Hóa học- trường Đại học Keio Yokohama- Nhật
Bản, Mrs. T. T. Chong- khoa Hóa học- trường Đại học khoa học và công nghệ Hồng
Kông đã tìm thấy sitasterol, pentadecaroic acid ethyl ester và palmitic acid ethyl ester.
Trong năm 1994 Rakesh Maurya, Versha Wazir, Anjulika Tyagi, Randhir. S. Kapil đã
phân lập được tinosponone, tinocordioside, furano diterpene glycosides từ loài
Tinospora cordifolia
ađo trong MeOD, b125 MHz, c500 MHz, số liệu của polypodine B 20,22-acetonide 27]
Phổ 13C NMR và DEPT chứng tỏ sự có mặt của 30 carbon trong cấu trúc của
TC2D gồm 7 nhóm CH3, 8 CH2, 6 nhóm CH và 9 nhóm C bậc 4. Tín hiệu carbonyl tại
δC 202.3 (C-6) cùng với hai tín hiệu tại δC 167.2 (C-8) và 120.5 (C-7) chứng tỏ đây là
một mạch liên kết xeton α, β không no. Một nhóm acetonide được xác định qua tín
hiệu C bậc 4 dịch chuyển về phía trường thấp δC 108.0 (C-28) cùng với hai nhóm CH3
δC 1.33 (C-29) và 1.40 (C-30). Ngoài ra 3 tín hiệu oximethyl tại δC 68.4 (C-2), 70.2 (C-
3) và 83.3 (C-22) cùng với 4 tín hiệu nhóm oxygenated C bậc 4 tại δC 71.1 (C-25),
80.2 (C-5), 85.1 (C-14) và 85.8 (C-20) cũng được xác nhận. So sánh các dữ kiện phổ
này với tài liệu tham khảo, hợp chất TC2D được xác định là Polypodine B 20,22-
acetonide, một ecdysteroid đã được phân lập từ cây Leuzea carthamoindes [27].
3.2. Xác định cấu trúc hóa học của hợp chất TC3A2: Angelicoidenol 2-O-β-
D-apiofuranosyl-(1->6)-β-D-glucopyranoside
Hợp chất TC3A2 thu được là một chất rắn màu trắng, nhiệt độ nóng chảy: 268-
2700C, độ quay cực: [α]25C: +72,0 (c, 1,0: MeOH). Phổ ESI-MS của TC3A2 cho thấy
pic ion m/z 487 [M + Na]+. Trên phổ 1H NMR của TC3A2 xuất hiện tín hiệu của 3
nhóm tert-methyl tại δH 0.88, 0.97 và 1.09. Hai doublet tại δH 4.25 (1H, d, J = 8.0 Hz,
H-1') và 5.04 (1H, d, J = 2.5 Hz, H-1'') cùng với các tín hiệu trong vùng δH 3.17-3.98
chứng tỏ sự có mặt của hai nhóm đường.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Lựa chọn căn hộ chung cư khu vực đô thị - Nghiên cứu trên địa bàn Thành phố Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu thành phần hóa học và đánh giá tác dụng diệt tế bào ung thư của lá Xạ đen Y dược 0
D Nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành sức khỏe sinh sản vị thành niên của học sinh trung học phổ thông Y dược 0
D Nghiên cứu quá trình đô thị hóa ở thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến của giới trẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh ở kênh thương mại điện tử Shopee, 2021 Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu chế biến, thành phần hoá học và tác dụng sinh học của phụ tử từ cây Ô đầu trồng ở Sa Pa Y dược 1
D Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến tính kháng thuốc của vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis tại thành phố Cần Thơ Y dược 0
D Nghiên cứu các yếu tố cấu thành giá trị thương hiệu sữa chua Vinamilk tại TPHCM Luận văn Kinh tế 0
D nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của ba loài thuộc chi bách bộ (stemona) mọc ở lào Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên Cứu Thành Phần Hóa Học Và Hoạt Tính Sinh Học Cây Na Biển Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top