Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Nghiên cứu hành vi tiêu dùng bột giặt của sinh viên Khoa Kinh tế - Quản Trị Kinh Doanh Trường Đại học An Giang
PHẦN TÓM TẮT
-------------------------------------

Với nền kinh tế phát triển như hiện nay đã kéo theo sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các doanh nghiệp, do đó để có thể tồn tại và đứng vững trên thị trường thì phải luôn theo sát xu hướng phát triển của thị trường. Vì vậy, việc nghiên cứu hành vi người tiêu dùng là việc làm cần thiết và có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các nhà sản xuất đưa ra thị trường những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Nó cũng giúp cho các doanh nghiệp hiểu được tâm lý khách hàng để đưa ra những chiến lược marketing đúng đắn và hiệu quả.
Quá trình nghiên cứu của đề tài dựa trên cơ sở lý thuyết về hành vi người tiêu dùng, bao gồm: quá trình thông qua quyết định mua hàng và những yếu tố tác động đến hành vi mua hàng.
Đề tài được tiến hành theo 2 bước:
+ Nghiên cứu sơ bộ: phỏng vấn trực tiếp 10 sinh viên bằng bản câu hỏi đã phác thảo trước để làm cơ sở cho việc hoàn chỉnh bản câu hỏi chính thức.
+ Nghiên cứu chính thức: dùng bản câu hỏi chính thức để phỏng vấn, với cỡ mẫu là 80 sinh viên.
Dữ liệu sau khi thu thập sẽ được mã hoá làm sạch, xử lý bằng phần mềm Excel, sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích.
Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số sinh viên đều mua bột giặt khi hết bột giặt cũ. Nguồn thông tin tham khảo chủ yếu là do kinh nghiệm bản thân. Địa điểm mua thường là chợ, siêu thị, tiệm tạp hóa. Phần đông sinh viên cho rằng chất lượng bột giặt đang dùng là tốt và họ hài lòng với loại bột giặt đó.












MỤC LỤC

Chương 1. Giới thiệu 1
1.1. Cơ sở hình thành đề tài 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1
1.3. Phạm vi nghiên cứu 1
1.4. Phương pháp nghiên cứu 2
1.5. Ý nghĩa nghiên cứu 2
1.6. Kết cấu đề tài 2
Chương 2. Cơ sở lý thuyết về hành vi người tiêu dùng 3
2.1. Định nghĩa hành vi người tiêu dùng 3
2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng 3
2.2.1. Những yếu tố trình độ văn hóa 4
2.2.2. Những yếu tố mang tính chất xã hội 5
2.2.3. Các yếu tố mang tính chất cá nhân 5
2.2.4. Các yếu tố mang tính chất tâm lý 6
2.3. Quá trình thông qua quyết định mua hàng 7
2.3.1. Nhận thức nhu cầu 8
2.3.2. Tìm kiếm thông tin 8
2.3.3. Đánh giá các phương án 8
2.3.4. Quyết định mua 8
2.3.5. Hành vi sau mua 8
2.4. Mô hình nghiên cứu 9
Chương 3. Phương pháp nghiên cứu 10
3.1. Thiết kế nghiên cứu 10
3.2. Thang đo 10
3.3. Mẫu 10
3.4. Quy trình nghiên cứu 11
Chương 4. Kết quả nghiên cứu 12
4.1. Thông tin mẫu 12
4.2. Hành vi tiêu dùng 13
4.2.1. Nhận thức nhu cầu 13
4.2.2. Tìm kiếm thông tin 14
4.2.3. Đánh giá các phương án 16
4.2.4. Quyết định mua 19
4.2.5. Hành vi sau mua 22
Chương 5. Kết luận và kiến nghị 24
5.1. Kết luận 24
5.1.1. Nhận thức nhu cầu 24
5.1.2. Tìm kiếm thông tin 24
5.1.3. Đánh giá các phương án 24
5.1.4. Quyết định mua 24
5.1.5. Hành vi sau mua 24
5.2. Kiến nghị 24
Tài liệu tham khảo 26
Phụ lục: Bản câu hỏi phỏng vấn i






















DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 – Mô hình chi tiết hành vi của người mua 3
Hình 2.2 – Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của người mua 4
Hình 2.3 – Quá trình thông qua quyết định mua hàng 7
Hình 2.4 – Mô hình nghiên cứu 9
Hình 2.5 – Quy trình nghiên cứu của đề tài 11

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 4.1 – Cơ cấu giới tính 12
Biểu đồ 4.2 – Cơ cấu thu nhập 12
Biểu đồ 4.3 – Cơ cấu loại bột giặt đang dùng 13
Biểu đồ 4.4 – Lý do chọn loại bột giặt đang dùng 13
Biểu đồ 4.5 – Thời điểm mua bột giặt 14
Biểu đồ 4.6 – Nguồn thông tin tham khảo 15
Biểu đồ 4.7 – Phương tiện thông tin để quảng cáo bột giặt 15
Biểu đồ 4.8 – Các tiêu chí đánh giá một loại bột giặt 16
Biểu đồ 4.9 – Mức độ ảnh hưởng của bột giặt đến da tay 17
Biểu đồ 4.10 – Mức độ quan tâm của sinh viên khi mua bột giặt 17
Biểu đồ 4.11 – Mức độ đồng ý của sinh viên về bột giặt 18
Biểu đồ 4.12 – Trọng lượng gói bột giặt thường được sử dụng 19
Biểu đồ 4.13 – Địa điểm mua bột giặt 19
Biểu đồ 4.14 – Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua 20
Biểu đồ 4.15 – Tiêu chí ưu tiên khi mua bột giặt 21
Biểu đồ 4.16 – Người quyết định mua bột giặt 21
Biểu đồ 4.17 – Mức độ hài lòng của sinh viên 22
Biểu đồ 4.18 – Hành vi của sinh viên khi chất lượng bột giặt
không đáp ứng kỳ vọng 23
Biểu đồ 4.19 – Trường hợp thay đổi loại bột giặt 23




Chương 1. GIỚI THIỆU

1.1. Cơ sở hình thành đề tài
Trong quá trình hội nhập hiện nay nền kinh tế Việt Nam ngày càng năng động và phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, thu nhập cũng cao hơn. Từ đó, nhu cầu của họ cũng ngày càng cao hơn, với những đòi hỏi về những sản phẩm có chất lượng tốt hơn, đặc biệt là các sản phẩm được xem là những mặt hàng thiết yếu trong sinh hoạt hàng ngày. Trước những nhu cầu, đòi hỏi và xu hướng thay đổi tiêu dùng của người dân, các nhà sản xuất đã không ngừng tung ra thị trường những sản phẩm mới, kiểu dáng đẹp, bao bì và đóng gói hấp dẫn, chất lượng sản phẩm được nâng cao để bắt kịp với xu hướng của thị trường.
Bột giặt là một trong những sản phẩm thiết yếu không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi gia đình. Đối tượng sử dụng bột giặt chủ yếu là những người nội trợ, bên cạnh đó phải kể đến đối tượng là sinh viên. Trong cuộc sống xa nhà, đa số sinh viên đều sống tự lập, từ việc ăn, mặc, ở cho đến việc giặt giũ hàng ngày đều phải tự làm.
Trên thị trường hiện nay không chỉ có một loại bột giặt duy nhất mà có rất nhiều loại bột giặt khác nhau như: OMO, TIDE, NET, LIX, VISO,…, mỗi loại có chất lượng, mẫu mã, giá cả khác nhau. Như vậy người tiêu dùng sẽ có nhiều lựa chọn hơn khi mua hàng. Bên cạnh việc có nhiều lựa chọn khi mua thì người tiêu dùng còn gặp phải một số vấn đề trong quyết định mua bột giặt như: nên chọn mua nhãn hiệu nào là có chất lượng tốt, giá cả phải chăng? Mua ở đâu? Mua khi nào? Như vậy, người tiêu dùng nói chung và sinh viên nói riêng sẽ chọn mua bột giặt theo những tiêu chí nào? Tiến trình ra quyết định mua ra sao? Các yếu tố nào ảnh hưởng đến tiến trình ra quyết định mua? Tìm hiểu hành vi của người tiêu dùng sẽ giúp cho doanh nghiệp biết được nhu cầu cũng như xu hướng tiêu dùng của họ, từ đó mà doanh nghiệp có thể đưa ra những chiến lược, những kế hoạch marketing hợp lý để thu hút khách hàng. Chính vì thế, việc tìm hiểu hành vi của người tiêu dùng là một việc làm cần thiết nên tui quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu hành vi tiêu dùng bột giặt của sinh viên Khoa Kinh tế - Quản Trị Kinh Doanh Trường Đại học An Giang” để nghiên cứu.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mô tả hành vi tiêu dùng bột giặt của sinh viên Khoa Kinh tế - Quản Trị Kinh Doanh Trường Đại học An Giang.
- Tìm hiểu những yếu tố tác động đến việc lựa chọn và tiêu dùng bột giặt của sinh viên.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: sinh viên khóa 8 Khoa Kinh tế - Quản Trị Kinh Doanh Trường Đại học An Giang.
- Thời gian thực hiện đề tài: từ 24/02/2010 đến 24/05/2010
- Không gian nghiên cứu: Khoa Kinh tế - Quản Trị Kinh Doanh Trường Đại học An Giang.


- Nội dung nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu hành vi tiêu dùng bột giặt của sinh viên khóa 8 Khoa Kinh tế - Quản Trị Kinh Doanh Trường Đại học An Giang và tìm hiểu các yếu tố tác động đến quyết định mua hàng của sinh viên.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu sẽ được thực hiện qua hai bước:
+ Nghiên cứu sơ bộ: phỏng vấn trực tiếp 10 sinh viên bằng bản câu hỏi đã phác thảo trước để làm cơ sở cho việc hoàn chỉnh bản câu hỏi chính thức.
+ Nghiên cứu chính thức: dùng bản câu hỏi chính thức để phỏng vấn, với cỡ mẫu là 80 sinh viên.
- Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu thuận tiện.
- Phương pháp phân tích: dữ liệu sau khi thu thập sẽ được mã hoá làm sạch, xử lý bằng phần mềm Excel, sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích.
1.5. Ý nghĩa nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu của đề tài là nguồn thông tin tham khảo cho các doanh nghiệp trong việc tìm hiểu hành vi tiêu dùng bột giặt của người tiêu dùng nói chung và của sinh viên nói riêng. Từ đó doanh nghiệp có thể đưa ra những chiến lược phù hợp để người tiêu dùng ngày càng biết đến nhãn hiệu bột giặt của mình và sử dụng nhiều hơn.
1.6. Kết cấu đề tài
Nội dung nghiên cứu của đề tài gồm có 5 chương:
Chương 1. Giới thiệu
Trong chương này giới thiệu về cơ sở hình thành đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa nghiên cứu của đề tài.
Chương 2. Cơ sở lý thuyết về hành vi người tiêu dùng
Chương này sẽ trình bày khái niệm về hành vi người tiêu dùng, những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng, quá trình thông qua quyết định mua hàng và mô hình nghiên cứu.
Chương 3. Phương pháp nghiên cứu
Trong chương này sẽ trình bày các nội dung: thiết kế nghiên cứu, thang đo, cỡ mẫu, phương pháp chọn mẫu và quy trình nghiên cứu của đề tài.
Chương 4. Kết quả nghiên cứu
Trình bày kết quả nghiên cứu được về hành vi tiêu dùng bột giặt của sinh viên Khoa Kinh tế - Quản Trị Kinh Doanh Trường Đại học An Giang.
Chương 5. Kết luận và kiến nghị
Rút ra kết luận từ kết quả nghiên cứu và đưa ra kiến nghị.




Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG

2.1. Định nghĩa hành vi người tiêu dùng
Hành vi người tiêu dùng là một tiến trình cho phép cá nhân hay một nhóm người chọn lựa, mua, sử dụng hay loại bỏ đi một sản phẩm hay một dịch vụ, những suy nghĩ đã có hay kinh nghiệm tích lũy, nhằm thỏa mãn những nhu cầu và ước muốn của họ.












Hình 2.1 - Mô hình chi tiết hành vi của người mua

2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua
Người tiêu dùng thông qua các quyết định của mình không phải ở trong chân không. Các yếu tố văn hóa, xã hội, cá nhân và tâm lý có ảnh hưởng lớn đến hành vi mua hàng mà họ thực hiện.
























Hình 2.2 - Các yếu tố có ảnh hưởng đến hành vi của người mua

2.2.1. Những yếu tố trình độ văn hoá
Những yếu tố về trình độ văn hoá có ảnh hưởng to lớn và sâu sắc nhất đến hành vi của người tiêu dùng. Bao gồm: nền văn hoá, nhánh văn hoá và địa vị xã hội của người tiêu dùng.
Văn hoá
Văn hóa là nguyên nhân đầu tiên, cơ bản quyết định nhu cầu và hành vi của con người. Hành vi của con người là một sự vật chủ yếu được tiếp thu từ bên ngoài. Ví dụ: đứa trẻ học tập được những điều cơ bản về giá trị, sự cảm thụ, sự ưa thích, tác phong và hành vi đặc trưng cho gia đình của mình và những thể chế cơ bản của xã hội.
Nhánh văn hoá
Bất kỳ nền văn hoá nào cũng bao gồm những bộ phận cấu thành nhỏ hơn hay nhánh văn hoá đem lại cho các thành viên của mình khả năng hoà đồng và giao tiếp cụ thể hơn với những người giống mình. Nhánh văn hoá bao gồm: các dân tộc, các tôn giáo, các nhóm chủng tộc và các vùng địa lý. Nhiều nhánh văn hoá tạo nên những khúc thị trường quan trọng và những người làm marketing thường thiết kế các sản phẩm và chương trình marketing theo nhu cầu của các nhánh văn hoá.



Địa vị xã hội
Là những bộ phận tương đối ổn định trong khuôn khổ xã hội, được sắp xếp theo thứ bậc đẳng cấp và được đặc trưng bởi những quan điểm quan trọng, lợi ích và hành vi đạo đức giống nhau ở các thành viên.
2.2.2. Những yếu tố mang tính chất xã hội
Hành vi của người tiêu dùng cũng được quy định bởi những yếu tố mang tính chất xã hội như những nhóm, gia đình, vai trò xã hội và các quy chế xã hội chuẩn mực.
Các nhóm tiêu biểu
Rất nhiều nhóm chuẩn mực có ảnh hưởng đặc biệt mạnh mẽ đối với hành vi của con người.
Các nhóm tiêu biểu là những nhóm có ảnh hưởng trực tiếp (tức là khi tiếp xúc trực tiếp) hay gián tiếp đến thái độ hay hành vi của con người.
- Những nhóm có ảnh hưởng trực tiếp đến con người được gọi là những tập thể các thành viên. Đó là những nhóm mà cá nhân nằm trong đó và tác động qua lại với chúng
- Cá nhân cũng chịu ảnh hưởng của cả những nhóm mà nó không phải là thành viên.
Các nhóm tiêu biểu ảnh hưởng đến mọi người ít nhất là theo ba cách:
- Thứ nhất, cá nhân đụng chạm với những biểu hiện hành vi và lối sống mới đối với nó.
- Thứ hai, nhóm tác động đến thái độ của cá nhân và quan niệm của nó về bản thân mình.
- Thứ ba, nhóm thúc ép cá nhân ưng thuận, do đó có thể ảnh hưởng đến việc cá nhân lựa chọn hàng hóa và nhãn hiệu cụ thể.
Gia đình
Là một tổ chức tiêu dùng quan trọng nhất trong xã hội. Các thành viên trong gia đình có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành vi của người mua.
Vai trò và địa vị
Cá nhân là một thành viên của rất nhiều nhóm trong xã hội, vị trí của mỗi người trong mỗi nhóm có thể xác định căn cứ vào vai trò và địa vị của người đó. Người tiêu dùng thường chọn các sản phẩm nói lên vai trò và địa vị của họ.
2.2.3. Các yếu tố mang tính chất cá nhân
Những nét đặc trưng bề ngoài của con người đặc biệt là tuổi tác giai đoạn của chu trình đời sống gia đình, nghề nghiệp, tình trạng kinh tế, kiểu nhân cách và ý niệm về bản thân.
Tuổi tác và giai đoạn của chu trình đời sống gia đình
Cùng với tuổi tác cũng diễn ra những thay đổi trong chủng loại và danh mục những mặt hàng và dịch vụ được mua sắm.

Nghề nghiệp
Nghề nghiệp có ảnh hưởng nhất định đến tính chất của hàng hoá và dịch vụ được chọn mua. Nhà hoạt động thị trường cố gắng tách ra những nhóm khách hàng nhập theo nghề nghiệp quan tâm nhiều đến hàng hoá và dịch vụ của mình. Công ty có thể chuyên sản xuất những mặt hàng cần thiết cho một nhóm nghề nghiệp cụ thể nào đó.
Tình trạng kinh tế
Tình trạng kinh tế của cá nhân có ảnh hưởng rất lớn đến cách lựa chọn hàng hoá của họ. Nó được xác định căn cứ vào phần chi trong thu nhập, phần tiết kiệm và phần có khả năng vay và những quan điểm chi đối lập với tích luỹ.
Lối sống
Những người thuộc cùng một nhánh văn hoá, cùng một giai tầng xã hội và thậm chí cùng một nghề nghiệp có thể có lối sống hoàn toàn khác nhau.
Lối sống là những hình thức tồn tại bền vững của con người trong thế giới được thể hiện ra trong hoạt động, sự quan tâm và niềm tin của nó. Lối sống phác hoạ bức dáng toàn diện của con người trong sự tác động qua lại giữa nó với môi trường xung quanh.
Kiểu nhân cách và ý niệm về bản thân
Mỗi người đều có một kiểu nhân cách hết sức đặc thù, có ảnh hưởng đến hành vi mua hàng của người đó.
Kiểu nhân cách là một tập hợp những đặc điểm tâm lý của con người đảm bảo sự phản ứng đáp lại môi trường xung quanh của anh ta có trình tự tương đối và ổn định.
Biết kiểu nhân cách có thể có ích khi phân tích hành vi của người tiêu dùng nếu tồn tại mối liên hệ nhất định giữa kiểu nhân cách và việc lựa chọn hàng hoá hay nhãn hiệu.
2.2.4. Các yếu tố có tính chất tâm lý
Hành vi lựa chọn mua hàng của cá thể cũng chịu ảnh hưởng của bốn yếu tố cơ bản có tính chất tâm lý sau: động cơ, tri giác, lĩnh hội, niềm tin và thái độ.
Động cơ
Động cơ là nhu cầu đã trở thành khẩn thiết đến mức độ buộc con người phải tìm cách và cách thoả mãn nó.
Tuỳ theo mức độ quan trọng các nhu cầu được sắp xếp theo thứ tự như sau: những nhu cầu sinh lý, những nhu cầu tự vệ, những nhu cầu xã hội, những nhu cầu được tôn trọng và những nhu cầu tự khẳng định mình. Con người sẽ cố gắng thoả mãn trước hết là những nhu cầu quan trọng nhất. Khi mà nó đáp ứng được một nhu cầu quan trọng nào đó thì lập tức trong một thời gian nào đó không còn là động cơ thúc đẩy nữa. Đồng thời lại xuất hiện sự thôi thúc thoả mãn nhu cầu tiếp sau được xếp theo mức độ quan trọng.
Tri giác
Tri giác là một quá trình thông qua đó cá thể tuyển chọn, tổ chức và giải thích thông tin đến để tạo ra một bức tranh có ý nghĩa về thế giới xung quanh.
Qua biểu đồ trên cho thấy, đa số sinh viên cho rằng chính bản thân là người quyết định mua, ý kiến này chiếm tỷ lệ rất cao 80,0%. Bên cạnh đó, người thân là người quyết định mua chiếm 18,8% và bạn bè chỉ là 1,2%. Điều này là tất nhiên khi đa phần sinh viên đều sống tự lập nên hầu hết mọi chuyện đều phải tự làm lấy.
4.2.5. Hành vi sau mua
Đây là bước cuối cùng trong quá trình thông qua quyết định mua hàng. Trong bước này sẽ trình bày về mức độ hài lòng của sinh viên về loại bột giặt đang dùng và xu hướng hành vi của họ trong tương lai.
 Mức độ hài lòng của sinh viên

Biểu đồ 4.17 - Mức độ hài lòng của sinh viên









Qua biểu đồ cho thấy phần lớn sinh viên đều cảm giác hài lòng về loại bột giặt đang sử dụng. Có tới 88,8% ý kiến hài lòng; 10% giữ ý kiến trung hòa và chỉ có 1,2% là rất không hài lòng, một tỷ lệ rất thấp. Nguyên nhân hài lòng là do, qua biểu đồ 4.10 thì đa số sinh viên đều quan tâm đến những tiêu chí liên quan đến chất lượng bột giặt như: độ tẩy trắng, hương thơm và tiêu chí giá cả cũng được quan tâm, đến biểu đồ 4.11 thì phần đông sinh viên đều đồng ý với ý kiến cho rằng giá cả bột giặt hợp lý, hương thơm dễ chịu và độ tẩy trắng cao.











 Hành vi của sinh viên khi chất lượng bột giặt không đáp ứng kỳ vọng

Biểu đồ 4.18 - Hành vi của sinh viên khi chất lượng bột giặt
không đáp ứng kỳ vọng











Khi loại bột giặt đang dùng không đáp ứng được kỳ vọng thì đa phần sinh viên sẽ chuyển sang sử dụng một loại bột giặt khác, có tới 80,0% sinh viên được hỏi trả lời như vậy. Trong khi chỉ có 5,0% là sẽ đổi lại bột giặt.
 Trường hợp thay đổi loại bột giặt

Biểu đồ 4.19 - Trường hợp thay đổi loại bột giặt










Mức độ thay đổi loại bột giặt của sinh viên đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: giá tăng, chất lượng giảm, khó tìm mua, có một loại bột giặt mới,…Kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng giảm là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc thay đổi bột giặt chiếm tỷ lệ 71,2% và giá tăng cũng góp phần làm thay đổi bột giặt chiếm 23,8%.

Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận
Nghiên cứu hành vi tiêu dùng là một việc làm hết sức cần thiết. Nó giúp cho các nhà sản xuất hiểu rõ hơn tâm lý khách hàng cũng như vị thế của mình trên thị trường. Qua kết quả khảo sát nhà sản xuất có thể biết được khách hàng đánh giá thế nào về chất lượng, giá cả của sản phẩm cũng như các hoạt động marketing. Từ đó nhà sản xuất có thể so sánh với đối thủ cạnh tranh về nhiều mặt và đưa ra những chiến lược hợp lý cả trong hiện tại và tương lai.
5.1.1. Nhận thức nhu cầu
Đối với người tiêu dùng nói chung và sinh viên nói riêng, bột giặt là một mặt hàng thiết yếu không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày. Chính vì vậy, mặt hàng này được bán rất rộng rãi và phổ biến trên thị trường. Do đó, đa số sinh viên mua bột giặt khi đã hết bột giặt cũ. Không có trường hợp nào sinh viên mua bột giặt khi có một loại bột giặt mới, điều này chứng tỏ người tiêu dùng nói chung và sinh viên nói riêng khá trung thành với loại bột giặt mà họ đã chọn.
5.1.2. Tìm kiếm thông tin
Trước khi mua hàng sinh viên sử dụng nhiều nguồn thông tin khác nhau để tham khảo, trong đó nguồn thông tin được sinh viên sử dụng chủ yếu là kinh nghiệm bản thân và quảng cáo trên tivi.
5.1.3. Đánh giá các phương án
Bột giặt là mặt hàng thiết yếu nên được sinh viên khá quan tâm. Chất lượng sản phẩm là tiêu chí được sinh viên quan tâm hàng đầu. Đa số sinh viên khi được hỏi đều cho rằng chất lượng của loại bột giặt mà họ đang dùng là tốt và giá cả hợp lý.
5.1.4. Quyết định mua
Địa điểm sinh viên thường mua bột giặt là chợ, siêu thị và tiệm tạp hóa. Khi quyết định mua họ ưu tiên tiêu chí chất lượng nhiều nhất. Giá cả là yếu tố ảnh hưởng phát triển nhất đến quyết định mua bột giặt của họ.
5.1.5. Hành vi sau mua
Đa số sinh viên đều hài lòng với loại bột giặt mà họ đang sử dụng, họ chỉ thay đổi loại bột giặt khi chất lượng bột giặt mà họ đang dùng bị giảm hay giá bột giặt tăng lên.
5.2. Kiến nghị
Chất lượng là yếu tố quan tâm hàng đầu của sinh viên nói riêng và người tiêu dùng nói chung khi mua sản phẩm. Vì vậy, các nhà sản xuất cần duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu khách hàng.
Tăng cường hình thức quảng cáo nhất là các video clip quảng cáo trên tivi vì đa phần người tiêu dùng cho rằng quảng cáo bột giặt trên tivi là phù hợp nhất.
Người tiêu dùng đều cảm giác hài lòng về chất lượng cũng như giá cả của loại bột giặt mà họ đang dùng. Tuy nhiên, cũng có một số người cho rằng loại bột giặt mà họ


đang dùng ảnh hưởng đến da tay. Các nhà sản xuất cần xem xét yếu tố này và có những giải pháp hợp lý để người tiêu dùng an tâm khi sử dụng bột giặt.


Tri giác không chỉ phụ thuộc vào tính chất của các tác nhân kích thích vật lý, mà còn phụ thuộc vào mối quan hệ của các tác nhân kích thích đó với môi trường xung quanh và với cá thể.
Con người có thể có những phản ứng khác nhau đối với cùng một tác nhân kích thích do sự tri giác có chọn lọc, sự bóp méo có chọn lọc và sự ghi nhớ có chọn lọc.
Lĩnh hội
Con người lĩnh hội tri thức trong quá trình hoạt động. Lĩnh hội là những biến đổi nhất định diễn ra trong hành vi của cá thể dưới ảnh hưởng của kinh nghiệm mà họ tích luỹ được.
Hành vi của con người chủ yếu là do tự mình tiếp nhận được, tức là lĩnh hội. Các nhà lý luận cho rằng lĩnh hội là kết quả của sự tác động qua lại của sự thôi thúc, các tác nhân kích thích mạnh và yếu, những phản ứng đáp lại và sự củng cố.
Niềm tin và thái độ
Thông qua hành động và sự lĩnh hội con người có được niềm tin và thái độ, đến lượt chúng lại có ảnh hưởng đến hành vi mua hàng của con người.
Niềm tin là sự nhận định trong thâm tâm về một cái gì đó.
Thái độ là sự đánh giá tốt hay xấu của cá thể, được hình thành trên cơ sở những tri thức hiện có và bền vững về một khách thể hay ý tưởng nào đó, những cảm giác do chúng gây ra và phương hướng hành động có thể có.
Thái độ cho phép cá thể xử sự tương đối ổn định đối với những vật khác nhau. Con người không phải giải thích lại từ đầu một điều gì đó và mỗi lần lại phản ứng theo một cách. Thái độ cho phép tiết kiệm sức lực và trí óc. Chính vì thế, rất khó thay đổi được chúng, những thái độ khác nhau của cá thể tạo nên một cấu trúc liên kết lôgic, trong đó sự thay đổi một yếu tố có thể đòi hỏi phải xây dựng lại một loạt các yếu tố khác rất phức tạp.
2.3. Quá trình thông qua quyết định mua hàng
Quyết định mua hàng của người tiêu dùng không đơn giản chỉ là một hành động mua hàng, quyết định mua hàng gồm 5 giai đoạn, tuy nhiên trên thực tế người tiêu dùng có thể bỏ qua một trong năm giai đoạn hay không theo trình tự của các giai đoạn.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành sức khỏe sinh sản vị thành niên của học sinh trung học phổ thông Y dược 0
D Phân tích môi trường kinh doanh Công ty nghiên cứu Công ty Lữ hành Hanoitourist Văn hóa, Xã hội 0
D Nghiên cứu đặc điểm của hệ thống gạt mưa rửa kính,thiết lập các bài tập thực hành và thí nghiệm trên mô hình hệ thống gạt mưa rửa kính Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên cứu hành vi mua sắm quần áo của sinh viên khóa 8 khoa Kinh Tế Luận văn Kinh tế 0
D Giáo trình thực hành nghiên cứu trong kinh tế và quản trị kinh doanh PDF Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu ứng dụng giao thông thông minh (ITS) trong quản lý khai thác, điều hành giao thông và thu phí trên hệ thống đường ô tô cao tốc Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu quản trị chất lượng dịch vụ lữ hành tại Công ty dịch vụ lữ hành Saigontourist Luận văn Kinh tế 0
D Giáo trình thực hành nghiên cứu trong kinh tế và quản trị kinh doanh Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành về các biện pháp tránh thai của sinh viên một số trường Đại học Cao đẳng Y dược 0
D NGHIÊN cứu các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến HÀNH VI TIÊU DÙNG sản PHẨM BIA sài gòn của NGƯỜI TIÊU DÙNG quảng ngãi Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top