dosonlam

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Lời Nói Đầu
Khi chuyển từ nền kinh tế tự cấp tự túc sang nền kinh tế thị trường, chúng ta đã thừa nhận thị trường với các quy luật vốn có của nó, trong đó có quy luật cạnh tranh.
Ngày nay, cạnh tranh luôn là vấn đề nóng bỏng vì nó thường xuyên xảy ra, ảnh hưởng mạnh mẽ tới nền kinh tế, tới các ngành, các tổ chức đơn vị, cá nhân. Trong từng ngành tính chất cạnh tranh khác nhau, trong từng nước cũng khác nhau. Tuy nhiên, các nhà kinh tế cũng khẳng định rằng: Cạnh tranh là động lực phát triển nền kinh tế. Cạnh tranh là con dao hai lưỡi đối với doanh nghiệp: Một mặt nó đẩy các doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả đến chỗ phá sản, mặt khác nó lại tạo ra môi trường tốt cho doanh nghiệp biết nắm vững và thích nghi với cạnh tranh phát triển.
Thực tế cho thấy, từ khi chuyển sang cơ chế mới, có nhiều doanh nghiệp đã và đang khẳng định được khả năng, vị trí của mình trên thị trường; hiểu biết và áp dụng những ưu thế của mình nhằm giành thắng lợi trong cạnh tranh. Bên cạnh đó cũng không ít các doanh nghiệp khác do làm ăn kém hiệu quả đã phải sáp nhập hay phá sản.
Là một doanh nghiệp nhà nước chuyên sản xuất và kinh doanh các sản phẩm bánh kẹo, Công ty bánh kẹo Hải Hà đã không ngừng vươn lên khẳng định mình trong cơ chế mới. Với các sản phẩm bánh kẹo đã có tên tuổi từ lâu trên thị trường, Công ty đã từng bước tạo lập và dần nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên thương trường, sản phẩm của Công ty được nhiều người tiêu dùng chấp nhận. Tuy nhiên, do mức độ cạnh tranh trong nền kinh tế nói chung và trong ngành sản xuất bánh kẹo nói riêng ngày càng gay gắt cho nên nếu Công ty không cố gắng loại bỏ những tồn tại của mình và nâng cao những ưu thế so với đối thủ khác thì sớm muộn cũng sẽ dẫn tới con đường đào thải của quy luật cạnh tranh khắc nghiệt. Do vậy, việc nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty là một tất yếu.
Qua một thời gian ngắn khảo sát thực tế tại Công ty, em quyết định tập trung nghiên cứu thực hiện đề án môn học với đề tài:
" Một vài ý kiến về chính sách phân phối, tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Hải Hà"
Với mong muốn góp phần giúp Công ty nâng cao được khả năng cạnh tranh của mình trong thời gian tới.
Bản đề án môn học gồm ba phần chính:
Phần 1: Cơ sở lý luận về cạnh tranh và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Phần 2: Thực trạng khả năng trong khâu phân phối, tiêu thụ sản phẩm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Hải Hà.
Phần 3: Một số ý kiến xây dựng, củng cố lại hệ thống phân phối, tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty bánh kẹo Hải Hà.
Với khả năng, trình độ hiểu biết còn hạn chế cho nên đề án này chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Em mong nhận được sự thông cảm và giúp đỡ của Thạc sĩ Trần Kim Oanh cùng các cán bộ Công ty bánh kẹo Hải Hà tạo điều kiện để em có thể hoàn thành tốt bản đề án của mình.
Em xin chân thành Thank !
Ph
ần I
Cơ sở lý luận về cạnh tranh và nâng cao khả năng cạnh tranh
của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.

I. Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.
1. Khái niệm về cạnh tranh:
Dưới thời kỳ CNTB phát triển vượt bậc. Mác đã quan niệm rằng: "Cạnh tranh TBCN là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để thu hút lợi nhuận siêu ngạch".
Hiện nay, với cơ chế hoạt động là cơ chế thị trường có sự quản lý, điều tiết của Nhà nước thì khái niệm cạnh tranh đã mất hẳn tính giai cấp và tính chính trị nhưng về bản chất thì nó vẫn không thay đổi: Cạnh tranh vẫn là sự đấu tranh gay gắt, sự ganh đua giữa các tổ chức, các doanh nghiệp nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và kinh doanh để đạt được mục tiêu của tổ chức, doanh nghiệp đó.
Trong nền kinh tế thị trường ngày nay, cạnh tranh là một điều kiện và là yếu tố kích thích kinh doanh; là môi trường và động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng năng xuất lao động, tạo sự phát triển của xã hội nói chung.
2. Vai trò của cạnh tranh:
Thứ nhất, cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải:
- Tối ưu hoá các yếu tố đầu vào của sản xuất kinh doanh.
- Không ngừng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh.
- Nhanh chóng tiếp cận với cơ hội kinh doanh mới.
- Không ngừng phục vụ tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng cuối cùng.
Thứ hai, cạnh tranh làm cho giá cả hàng hoá dịch vụ giảm xuống nhưng chất lượng lại được nâng cao kích thích sức mua, làm tăng tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.
Thứ ba, cạnh tranh là cái nôi nuôi dưỡng và đào tạo các nhà kinh doanh giỏi, chân chính.
Tóm lại, cạnh tranh là sự vươn lên mạnh mẽ của nhà sản xuất để sản xuất một cách dễ dàng các loại sản phẩm hàng hoá, chiếm lĩnh mở rộng thị trường và thu được lợi nhuận cao. Cạnh tranh làm cho nền kinh tế xã hội phát triển, là điều kiện quan trọng để phát triển lực lượng sản xuất tiến bộ kỹ thuật, tạo điều kiện giáo dục chức năng động tháo vát cho các nhà sản xuất kinh doanh. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại cần giải quyết như: cạnh tranh không lành mạnh dẫn đến thiệt hại cho cả người sản xuất lẫn người tiêu dùng, những thủ đoạn lừa bịp, hàng giả, hàng lậu.
II. khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
1. Khái niệm về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng, năng lực mà doanh nghiệp có tự duy trì vị trí của nó một cách lâu dài và có ý chí trên thị trường, bảo đảm thực hiện một tỷ lệ lợi nhuận ít bằng tỷ lệ đòi hỏi cho việc tài trợ những mục tiêu của doanh nghiệp, đồng thời thực hiện được những mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra.
Vì vậy nếu một doanh nghiệp tham gia thị trường mà không có khả năng cạnh tranh hay khả năng cạnh tranh yếu hơn các đối thủ của nó thì sẽ không thể tồn tại được quá trình duy trì sức cạnh tranh của doanh nghiệp phải là quá trình lâu dài và liên tục. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là cơ sở để đảm bảo khả năng duy trì lâu dài sức cạnh tranh đó của doanh nghiệp. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp được xác định dựa vào các ưu thế cạnh tranh của nó.
Ưu thế cạnh tranh lên trong đạt được do doanh nghiệp có năng suất cao hơn và do đó doanh nghiệp này có được hiệu quả cao hơn và một khả năng tốt nhất để chống lại việc giảm giá do tình hình thị trường hay do cạnh tranh. Về cơ bản đòi hỏi doanh nghiệp phải thường xuyên xem xét lại trình độ công nghệ và tổ chức quản lý của mình.
Ưu thế cạnh tranh bên ngoài chủ yếu đòi hỏi các doanh nghiệp thường xuyên xem xét lại năng lực marketing cuả mình, khả năng phát hiện và thoả mãn tốt hơn những mong muốn của người mua mà sản phẩm hiện tại còn chưa đáp ứng được.
2. Tính tất yếu khách quan của việc tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
Thực chất của việc tăng khả năng cạnh tranh là tạo ra ngày một nhiều hơn các ưu thế về tất cả các mặt: giá cả, giá trị sử dụng của sản phẩm, uy tín, tiêu thụ. Trong cơ chế thị trường cạnh tranh là một tất yếu khách quan, các doanh nghiệp khi tham gia thị trường thì phải chấp nhận cạnh tranh, tuân theo các quy luật cạnh tranh. Các điều kiện cạnh tranh ngày càng khó khăn hơn buộc các doanh nghiệp phải không ngừng phấn đấu, giảm chi phí để giảm giá thành, giá bán sản phẩm; hoàn thiện giá trị sử dụng của sản phẩm, tổ chức tốt hệ thống tiêu thụ để tồn tại và phát triển trong cạnh tranh thị trường.
Việc nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa là sự cần thiết cho sự cần thiết cho sự tồn tại của doanh nghiệp, vừa là để tăng tính cạnh tranh thúc đẩy nền kinh tế quốc dân phát triển.
iii. các công cụ chủ yếu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
1. Các công cụ mang tính chiến lược : thường tốn kém chi phí và thời gian nhưng bù lại tính ổn định của khả năng cạnh tranh là tương đối cao.
1.1. Chiến lược sản phẩm :
Một doanh nghiệp vừa sản xuất, vừa kinh doanh thì chính sách về sản phẩm là chính sách phải được thiết lập đầu tiên. Sản phẩm không đơn giản về hình thái vật chất mà còn chứa đựng trong nó các giá trị tinh thần nền việc khai thác chính sách sản phẩm là rất vô tận. Sản phẩm của doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh hay không, điều này chỉ thực hiện được nếu doanh nghiệp có chiến lược sản phẩm đúng đắn, tạo ra sản phẩm phù hợp, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường với chất lượng tốt.
1.2. Chiến lược cạnh tranh bằng giá bán sản phẩm
Giá cả đóng vai trò rất quan trọng, đối với doanh nghiệp nó là khâu cuối cùng và thể hiện hiệu quả các khâu trước đó ; còn với người tiêu dùng cuối cùng, nó là yếu tố quan trọng quyết định trong việc mua hay không mua hàng. Cạnh tranh về giá cả sẽ có ưu thế hơn đối với các doanh nghiệp có vốn và sản lượng lớn hơn nhiều so với đối thủ khác. Giá cả được sử dụng làm công cụ cạnh tranh thể hiện thông qua chính sách định giá bán mà doanh nghiệp áp dựng với các loại thị trường của mình trên cơ sở kết hợp một số chính sách, điều kiện khác.
1.3. Hoàn thiện chính sách phân phối, tiêu thụ
Doanh nghiệp cần nghiên cứu, lựa chọn thị trường và lựa chọn kênh phân phối để sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ nhanh chóng, hợp lý và đạt hiệu quả cao, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Kênh phân phối được tạo được sự phối hợp ăn ý giữa các thành viên không vì quyền lợi của một thành viên này mà làm tổn thương đến toàn bộ hệ thống kênh. Kênh dài hay ngắn phụ thuộc vào mục tiêu phân phối của doanh nghiệp. Khi cạnh tranh phát triển mạnh, các nhà sản xuất thường tự mình quản lý hệ thống kênh để tiến hành kiểm soát có hiệu quả hơn quá trình phân phối. Việc sử dụng kênh phân phối như là một công cụ cạnh tranh đòi hỏi các nhà quản trị phải điều hoà được quyền lợi và nghĩa vụ giữa các thành viên kênh. Các thành viên của kênh sẽ là người có những nỗ lực trực tiếp trong việc đẩy nhanh lượng tiêu thụ sản phẩm đồng thời là người tìm kiếm thị trường cho chính họ và cho Công ty.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
M Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu ở các doanh nghiệp sản xuất và một vài ý kiến đề xuất Luận văn Kinh tế 0
V Một vài ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện hạch toán khoản đầu tư vào công ty liên kết theo chế độ kế t Luận văn Kinh tế 0
M Đăng ký kinh doanh theo luật doanh nghiệp Việt Nam - thực trạng và một vài kiến nghị Luận văn Luật 2
T [Free] Một vài ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại Công ty trung tâm thiết bị ngân h Luận văn Kinh tế 0
H Ý kiến ngoại trừ một vài phần hành trên báo cáo kiểm toán và ngoại trừ tất cả có phù hợp không? Và k Hỏi đáp Thuế & Kế toán 1
G Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nợ xấu tại SGD NHNo&PTNT Việt Nam và một vài kiến nghị trong hoạ Tài liệu chưa phân loại 0
B Rủi ro lãi suất và một vài kiến nghị nhằm giảm thiểu rủi ro lãi suất trong hoạt động của ngân hàng T Tài liệu chưa phân loại 0
S Một vài ý kiến nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các Doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam trong thời kỳ Tài liệu chưa phân loại 0
G Rủi ro lãi suất và một vài kiến nghị nhằm giảm thiểu rủi ro lãi suất trong hoạt động của SCB - CN Hà Nội Tài liệu chưa phân loại 2
V Đề án Một vài giải pháp kiến nghị nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng giầy dép Việt Nam tại Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top