thithiviet

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

MỤC LỤC

Trang
Lời mở đầu 3
Nội dung chính 5
I. Cơ sở lý luận 5
1. Thị trường lao động là gì? 5
2. Đặc điểm của thị trường lao động. 6
2.1 Hàng hóa trao đổi trên thị trường lao động là sức lao động. 6
2.2 Thị trường lao động rất đa dạng và linh hoạt, hoạt động trên cơ sở pháp luật. 7
2.3 Giá cả sức lao động và vị thế đàm phán phụ thuộc vào điều kiện kinh tế và những yếu tố khác. 8
3. Các yếu tố cấu thành thị trường lao động. 8
3.1 Cung lao động và các yếu tố ảnh hưởng. 8
3.2 Cầu lao động và các yếu tố ảnh hưởng. 15
II. Thực trạng thị trường lao động Việt Nam. 20
1. Những thành tựu đạt được của thị trường lao động Việt Nam sau 20 năm đổi mới. 20
1.1 Thị trường lao động tuy còn “non nớt” xong đã giải quyết một lượng lớn công ăn việc làm cho người lao động. 20
1.2 Thu nhập của người lao động tăng lên đáng kể, đời sống người lao động được cải thiện. 24
1.3 Di chuyển lao động quốc tế hình thành 24
1.4 Quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động đã rõ ràng trên cơ sở pháp luật 26
1.5 Bắt đàu hình thành quan hệ mới-“quan hệ tam giác” 27
1.6 Các hình thức và các kênh giao dịch trở nên phong phú và hoạt động có hiệu quả hơn 27
2. Những hạn chế mang tính khách quan. 29
2.1 Khó khăn từ phía thị trường 29
2.1.1 Cung và cầu lao động không cân đố 30
2.1.2 Giá cả sức lao động trên thị trường lao động chưa phản ánhđúng giá trị sức lao động 31
2.1.3 Di chuyển lao động trong nước và quốc tế còn nhiều bất cập 32
2.1.4 Hình thức và kênh giao dịch trên thị trường lao động chưa đa dạng và hoạt động chưa hiệu quả 34
2.1.5 Thông tin về thị trường lao động chưa đầy đủ và chính xác do hệ thống thông tin về thị trường lao động hoạt động chưa hiệu quả 34
3. Những hạn chế mang tính chủ quan. 35
3.1 Hạn chế từ phía nhà nước 35
3.1.1 Bất cập trong hệ thống giáo dục đặc biệt là đào tạo nghề 35
3.1.2 Tính thiếu xác thực và hiệu lực thấp của thể chế thị trường lao động 35
3.1.3 Bất cập trong quản lý nhà nước về thị trường lao động 36
3.1.4 Chưa có chính sách thị trường lao động trực tiếp nhằm giải quyết các vấn đề của thị trường lao động 37
3.1.5 Hệ thống bảo hiểm xã hội còn chậm đổi mới 38
3.2 Hạn chế từ phía doanh nghiệp 39
3.2.1 Việc tuyển dụng lao động gặp nhiều khó khăn 39
3.2.2 Quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động chưa gắn bó và còn nảy sinh nhiều mâu thuẫn khó giải quyết 39
3.2.3 Bộ phận tuyển dụng và quản lý lao động còn yếu kém 42
3.3 Hạn chế từ phía lực lượng lao động 42
3.3.1 Chất lượng người lao động thấp 42
3.3.2 Tâm lý không muốn làm thợ còn khá nặng nề 45
III. Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường lao động Việt Nam 45
1. Giải pháp tõ phía cung cầu. 45
2. Một số giải pháp khác. 48
2.1 Phía nhà nước 48
2.1.1 Nhà nước cần ban hành các chính sách phù hợp và tăng cường việc chỉ đạo và thưcj hiện các chính sách đó nhằm cân đối cung cầu lao động 49
2.1.2 Phát triển hệ thống thông tin quản lý thị trường lao động 52
2.1.3 Hoàn thiện hệ thống thể chế tạo môi trường cho phát triển thị trường lao động 54
2.1.4 Đào tạo nguồn lực có trình độ cao 57
2.2 Về phía doanh nghiệp 59
2.3 Về phía người lao động 62
Kết luận 64



Phần một

LỜI MỞ ĐẦU


Trong khoảng thời gian 20 năm phát triển nền kinh tế thị trường của Việt Nam,việc phát triển thị trường lao động là một vấn đề chưa được quan tâm đến một cách xứng đáng.Theo quan điểm của kinh tế chính trị Mác_Lênin thì muốn phát triển nền kinh tế thị trường cần phát triển các loại thị trường như thị trường hàng hoá, thị trường bất động sản, thị trường công nghệ..... và thị trường lao động. Như vậy có thể nói thị trường lao động là một yếu tố cấu thành và là yếu tố quan trọng để phát triển nền kinh tế thị trường .Tuy nhiên trên con đường xây dựng nền kinh tế thị trường Việt Nam, thị trưòng lao động với tư cách là một bộ phận cấu thành của thị trường các yếu tố sản xuất tuy đã được công nhận trên giấy tờ và Luật pháp nhưng hoạt động còn chưa hiệu quả do những thành kiến mang tính nhận thức về hàng hoá sức lao động còn tồn dư lại sau một thời gian dài thực hiện cơ chế kinh tế kế hoạch hóa, quan liêu, bao cấp. Việc coi sức lao động là hàng hóa để trao đổi và mua bán chưa thực sự được thông suốt trong cả quần chúng nhân dân và cả trong một bộ phận cán bộ lãnh đạo. Nhà Nước vẫn có sự tác động nhất định gây ảnh hưởng đến việc phân bổ lao động. Do đó trong suốt một thời gian dài việc sử dụng lao động của chúng ta không phản ánh đúng sự thật về cân bằng cung cầu lao động.
Thêm vào đó, không chỉ có bộ phận nhân dân mà thậm chí cả những người lãnh đạo vẫn tồn tại quan điểm là chỉ làm việc trong các cơ quan Nhà Nước và các cơ quan thuộc thành phần kinh tế tập thể thì mới coi là có việc làm. Do đó trong suốt một thời gian dài thị trường lao động trong khu vực phi Nhà nước bị đóng băng, những người làm việc trong các khu vực trên phải chịu nhiều thành kiến từ phía xã hội và ít được luật pháp bảo vệ nên thường bị chủ thuê lao động bóc lột và đối xử tàn tệ. Đã có thời gian việc lao động làm thuê cho các chủ nước ngoài người Đài Loan, Hồng Kông... bị bóc lột sức lao động và bị đánh đập là một vấn đề nhức nhối và nan giải.
Tuy nhiên trong một vài năm gần đây, trước tình hình kinh tế - chính trị trong và ngoài nước có nhiều thay đổi, việc phát triển thị trường lao động đã và đang là mối quan tâm của các nhà lãnh đạo và của cả những người dân lao động. Thị trường lao động bây giờ không còn chỉ tồn tại trên giấy tờ nữa mà đã được tất cả mọi người công nhận.Sức lao động đã dần được coi là hàng hóa, điều đó thể hiện qua việc công nhận quyền tự do tìm việc làm của người lao động và quyền tự do thuê mướn lao động của người sử dụng lao động.
Trên thực tế những năm gần đây, do thị trường lao động ở Việt Nam còn đang trong giai đoạn hình thành nên còn nhiều yếu kém. Ngoài ra áp lực của việc tăng nhanh dân số, và hậu quả của việc giáo dục và định hướng việc làm cho con em trong nhân dân còn nhiều sai lầm đã làm cho thị trường lao động Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình phát triển và hoàn thiện. Vì vậy thất nghiệp và việc làm luôn là mối quan tâm của các nhà hoạch định chính sách và của cả nhân dân lao động. Sau một thời gian dài tăng nhanh dân số, hiện nay chúng ta đang phải đối mặt với vần đề dư thừa lao động. Tuy nhiên lại có hiện tượng thiếu hụt lao động ở một số ngành nghề. Không chỉ có vậy mà chất lượng lao động cũng là một vấn đề đáng quan tâm.
Do sự cấp thiết của việc giải quyết lao động cho lực lượng thanh niên đã và đang bước vào thị trường lao động, chúng tui nhóm sinh viên lớp Kinh tế lao động 45B_Khoa Kinh tế lao động và dân số gồm
1. Phạm Thuỳ Châm
2. Trần Thị Thanh Hoa
3. Trần Thị Kim Huệ
4. Nguyễn Thị Phương Hồng
5. Trần Thuỳ Linh A
6. Hoµng ThÞ Liªn
đã quyết định chọn đề tài “Một số vấn đề về phát triển thị trường lao động Việt Nam những năm gần đây” làm đề tài nghiên cứu khoa học dưới sự hướng dẫn của TS Nguyễn Vĩnh Giang. Trong phạm vi một bài nghiên cứu khoa học, với trình độ của những sinh viên năm thứ ba chắc chắn còn nhiều thiếu sót song nó là kết quả của quá trình tìm hiểu và nghiên cứu nghiêm túc của chúng tui trong quá trình học tập. Do vậy trong phạm vi của đề án nghiên cứu khoa học này chúng tui chỉ xin trình bày một số vấn đề sau
I. Cơ sở lý luận của đề tài
II. Thực trạng thị trường lao động Việt Nam
III. Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường lao động Việt Nam trong thời gian tới
Sau đây là nội dung chi tiết:
Các doanh nghiệp nên kết hợp với các trung tâm dạy nghề để có thể đào tạo được những lao động phù hợp với ngành nghề, với trình độ, với yêu cầu của doanh nghiệp. Đối với những doanh nghiệp hoạt động trong những lĩnh vực mới, thị trường lao động không đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp với những đòi hỏi mới thì đây là một giải pháp đem lại hiệu quả cao không chỉ cho bản thân doanh nghiệp mà còn giúp nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động.
Một giải pháp giúp các doanh nghiệp thu hút được nhiều lao động mà bản thân doanh nghiệp cần nỗ lực, đó chính là các chính sách, chế độ đãi ngộ lao động như chế độ tiền lương, tiền thưởng, đảm bảo môi trường làm việc tốt cho người lao động như điều kiện làm việc, độ an toàn lao động...Vấn đề tạo động lực lao động có ý nghĩa to lớn đối với các doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có thể lựa chọn các cách, công cụ, chính sách khác nhau để khuyến khích người lao động cống hiến hết khả năng của mình. Ổ Việt Nam hiện nay, thu nhập của người lao động còn thấp. Tỷ trọng lao động có thu nhập cao còn rất khiêm tốn. Với mức lương như hiện nay, việc không có tích luỹ thường xuyên là điều dễ hiểu. Chính vì vậy, đối với người lao động, lương/ thu nhập vẫn có tác dụng rất lớn trong tạo động lực. Do đó các doanh nghiệp cần chú trọng vào việc xem xét, giải quyết các chế độ tiền lương, xậy dựng các thang bảng lương cho phù hợp. Giải quyết vấn đề về tiền lương cũng phần nào giải quyết đáng kể tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động, tránh nổ ra các cuộc đình công, bãi công. Tuy nhiên, khi nền kinh tế phát triển, lương/ thu nhập đảm bảo cho người lao động một cuộc sống sung túc và ổn định, cuộc sống của họ không còn những lo toan vì phải kiếm thêm việc để tăng thu nhập, vai trò của tiền lương/ thu nhập trong việc tạo động lực sẽ không còn. Thực tế đã chỉ ra rằng, hiện nay ở Việt Nam, đã xuất hiện một bộ phận dân cư mà tiền lương/ thu nhập không phải là yếu tố quan trọng nhất khuyến khích họ làm việc tốt hơn. Khi đó, bản thân công việc ( sự hấp dẫn của công việc, mức độ làm việc độc lập, cơ hội sáng tạo...), cảm giác thoả mãn khi hoàn thành công việc, sự đánh giá cao của đồng nghiệp... sẽ trở nên quan trọng. Như vậy, để kích thích người lao động, các doanh nghiệp không chỉ chú trọng đến vấn đề tiền lương mà còn phải chú ý đến cách sắp xếp, bố trí từng loại công việc sao cho khoa học mà vẫn đảm bảo tạo hứng thú cho người lao động
Đồng thờì các doanh nghiệp cần hoàn thiện bộ máy quản lý nguồn nhân lực, tăng cường sự gắn bó người lao động và người sử dụng lao động, người quản lý phải là người nắm rõ tình hình thực tế lao động trong doanh nghiệp. Một mối quan hệ tốt, một môi trường làm việc thân thiện sẽ khuyến khích người lao động làm việc tốt hơn. Ngay bản thân người sử dụng lao động, khi có mối quan hệ tốt với người lao động không chỉ đơn thuần là quan hệ chủ tớ, sẽ quan tâm hơn đến đời sống, đến lợi ích người lao động qua đó đáp ứng những yêu cầu của họ. Bên cạnh đó các doanh nghiệp nên tích cực tìm hiểu, phát hiện những người có khả năng để từ đó có kế hoạch bồi dưỡng, tạo điều kiện cho người lao động phát huy hết khả năng. Mặt khác, để giảm bớt tình trạng lao động rời khỏi doanh nghiệp, các doanh nghiệp cũng cần phải đảm bảo quyền lợi cho người lao động như trả lương xứng đáng và đảm bảo cho người lao động có điều kiện tái sản xuất, có tích lũy.̣ Đối với doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, Nhà nước cần có cơ chế thuận lợi để các doanh nghiệp xây dựng khu nhà ở cho công nhân, hạ tầng cơ sở (điện, đường, trường, trạm) nhằm đảm bảo người lao động được hưởng phúc lợi xã hội như những đối tượng khác. Có như thế người lao động mới có thể yên tâm sinh sống và làm việc, góp phần làm giảm biến động lao động cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Song song với việc đi sâu đi sát quan tâm đến đời sống người lao động, các doanh nghiệp nên khuyến khích và tạo điều kiện để công tác công đoàn hoạt động tốt, có hiệu quả. Bởi công đoàn là người trung gian giúp doanh nghiệp quản lý tốt lao động, mặt khác công đoàn cũng giúp người lao động đề đạt nguyện vọng của mình đến doanh nghiệp. Có công đoàn, các mâu thuẫn giữa người sử dụng lao động và người sử dụng lao động sẽ được giải quyết nhanh chóng, và sẽ không dẫn đến các cuộc bãi công, đình công tự phát không mang lại kết quả gì mà gây tổn thất cho cả doanh nghiệp và người lao động
Hơn nữa, các doanh nghiệp cần quan tâm nhiều đến vân đề giảm thiểu tai nạn lao động, đặc biệt trong các lĩnh vực ,ngành nghề rủi ro, khả năng gặp tai nạn lao động cao như xây dựng, lắp đặt, sửa chữa và sử dụng điện, khai thác khoáng sản và khai thác đá, các doanh nghiệp nên thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà nước về an toàn lao động, vệ sinh lao động và các chế độ bảo hiểm lao động. Tăng cường huấn luyện về an toàn lao động cho người lao động, nhắc nhở người lao động tuân thủ các quy định của Nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động, trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động, đặc biệt chú ý đến những người lao động làm các công việc lao động nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại hay tiếp xúc với những đối tượng có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động. Cùng đó, các doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ về an toàn lao động đối với các máy móc thiết bị vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, tránh sử dụng các thiết bị không đảm bảo an toàn. Thực hiện việc điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động, định kỳ, đúng thời hạn. Có như vậy mới tạo tâm lý yên tâm lao động cho người lao động và cũng đồng thời giảm được những khoản chi đáng kể cho doanh nghiệp khi có tai nạn lao động xảy ra

2.3. Về phía người lao động:

• Tích cực học tập rèn luyện và trau dồi kiến thức cho bản thân:
Việt Nam đang trong tiến trình ra nhập Tổ chức thương mại Kinh tế thế giới, đây vừa là cơ hội cũng vừa là thách thức cho lao động Việt Nam. Người lao động sẽ có nhiều nơi làm việc khi các nhà đầu tư chọn Việt Nam là nơi đầu tư lý tưởng của mình. Bên cạnh đó, họ sẽ đòi hòi người lao động của chúng ta có trình độ và khả năng để đáp ứng yêu cầu của công việc. Đồng thời, khi chính thức gia nhập WTO sẽ có một dòng chảy lớn lao động nước ngoài vào nước ta. Để có thể cạnh tranh được với lao động nước ngoài và được các nhà tuyển dụng chấp nhận thì bản thân người lao động không ngừng học tập trau dồi kiến thức chuyên môn, khả năng ngoại ngữ và vi tính. Không những vậy người lao động cũng phải có sự hiểu biết về pháp luật để có những hành động trái với quy định của pháp luật, gây cản trở đến hoạt động sản xuất kình doanh của doanh nghiệp như hiện tượng đình công không có tổ chức đang có xu hường ngày càng gia tăng hiện nay.
Mặt khác, những người lao động cũng phải có sự hiểu biết về thị trường lao động.
• Nâng cao kỷ luật tác phong trong lao động.
Hiện nay với xu hướng cơ giới hoá hiện đại hoá đòi hỏi cường độ lao động ngày càng cao để đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh. Người lao động tự tập cho mình tác phong làm việc nhanh nhẹn, có tinh thần trách nhiệm trong công việc thì mới đáp ứng được yêu cầu đặt ra đó. Vấn đề này đang là nhược điểm rất lớn của lao động Việt Nam so với lao động nước ngoài và là khó khăn lớn cho các nhà tuyển dụng lao động. Bên cạnh đó, người lao động phải chấp hành những quy định của doanh nghiệp đã đặt ra không tự do làm theo ý mình. Nếu những quy định đó không thoả đáng thì người lao động đề xuất lên công đoàn để được giải quyết thoả đáng.






KẾT LUẬN

Trên đây là một số vấn đề về thị trường lao động Việt Nam trong giai đoạn 20 năm đổi mới. Việc phát triển thị trường lao động là một trong những nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu được trên con đường xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa. Xác định rõ được tầm quan trọng của nhiệm vụ trên, trong thời gian qua, Đảng và nhà nước đã có nhiều cố gắng để sửa chữa những thiếu sót mang tính chủ quan còn tồn tại bằng những chính sách, những hành động cụ thể nhằm cân bằng thị trường lao động và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tuy rằng những cố gắng của Nhà nước, của doanh nghiệp, của người lao động là đáng ghi nhận, song do hoàn cảnh kinh tế, do nhu cầu lao động trong và ngoài nước thay đổi mỗi ngày nên chúng ta cần cập nhật một cách thường xuyên những cái mới để có kế hoạch phản ứng kịp thời. Trên đây chúng tui cũng đã đề cập một số giải pháp nhằm phát triển thị trường lao động, tuy rằng chưa đầy đủ song chúng tui hi vọng rằng những giải pháp đó sẽ phần nào giải quyết được những khó khăn, khắc phục được những yếu kém mà thị trường lao động Việt Nam còn mắc phải.
Để thực hiện được những giải pháp trên đòi hỏi có sự cố gắng của Nhà nước, của doanh nghiệp và của cả nhân dân lao động. Những cải cách trên thị trường lao động của Nhà nước cần được tính toán thật kĩ càng sao cho vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế, vừa phải đạt được công bằng xã hội. Những tính toán của doanh nghiệp phải đảm bảo tính hợp pháp nhưng vẫn phải đảm bảo hiệu quả kinh tế cao. Những quyết định làm việc của người lao động cũng phải đảm bảo được mức sống cho mình và gia đình nhưng cũng phải hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Để thực hiện được những yêu cầu trên không phải lầ vấn đề dễ dàng bởi quyền lợi của các bên ở đây là xung đột. Do vậy cần có sự điều chỉnh cân bằng ở mức tối ưu. Những giải pháp nêu trên chưa thể coi là lời giải cho bài toán khó này song có thể coi đó là những sự gợi ý để chúng ta tiếp tục tìm lời giải cho vấn đề phát triển thị trường lao động Việt Nam.
Những cử nhân Kinh tế lao động tương lai chúng tui chỉ còn 1 năm trên ghế trường đại học nữa là sẽ phải trực tiếp đối mặt với vấn đề việc làm cho bản thân. Do vậy chúng tui rất hi vọng những gì chúng tui đề xuất ở đây có thể góp phần giải quyết vấn đề lao động và việc làm cho đất nước. Như vậy chúng tui có thể tự tin hơn trên con đường “Gia nhập thị trường lao động Việt Nam”


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

bảo trâm

New Member
dạ bài hay lắm ạ. mod cho e xin link để tải ạ, em xin cảm ơn
 
Last edited by a moderator:

thutna13

New Member
bạn cho mình xin link tải bài viết này với, Thank bạn nhiều :3
 
Last edited by a moderator:

adminxen

Administrator
Staff member
bạn cho mình xin link tải bài viết này với, Thank bạn nhiều :3
Link đây nha bạn
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top