keongotgili07

New Member

Download miễn phí Đề tài Một số vấn đề về chất lượng tín dụng ở ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng





 LỜI MỞ ĐẦU

 PHẦN I- NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

I- KHÁI NIỆM, ĐẶC TRƯNG, VAI TRÒ CHỨC NĂNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1. Khái niệm.

2. Đặc trưng của ngân hàng thương mại Việt Nam theo Luật các tổ chức tín dụng

3. Vai trò chức năng của ngân hàng thương mại.

II- HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

III- THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM HIỆN NAY.

1. Những vấn đề chung.

2.Thực trạng.

3. Những nguyên nhân dẫn đến chất lượng tín dụng giảm

4. Những chỉ tiêu đánh giá rủi ro.

5. Những chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng

PHẦN II - MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG

 Ở CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM HIỆN NAY.

 

 

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


lỗ, ngân hàng có sẵn sàng tiếp thêm vốn cho doanh nghiệp để "vượt cạn" không? đây là câu hỏi mà ngân hàng cần cân nhắc kỹ lưỡng. Nếu tiếp thêm vốn thì lỡ mất hết thì sao. Nếu không tiếp thêm vốn để cho khách hàng "vượt cạn" có thể trả được cả nợ lẫn nợ mới thậm chí cả lãi thì sao. Đây là một chi phí cơ hội mà ngân hàng cần xem xét, đánh giá cẩn thận trước khi quyết định cho vay tiếp hay thôi. Sự tồn tại và phát triển của khách hàng quyết định sự tồn tại và phát triển của bản thân NHTM. Ngân hàng có thể tìm biện pháp như thương lượng, gia hạn nợ, giảm nợ.... để giúp doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn, tránh cho mình được rủi ro.
Những khó khăn mắc phải trong hoạt động tín dụng.
Về nguyên tắc cho vay, phải có tài sản đảm bảo có thể là tín chấp hay thế chấp tài sản. Về tín chấp, ngân hàng phải xét uy tín, khả năng chi trả của khách hàng, hay uy tín bảo lãnh cho khách hàng đó. Nếu như xem xét khách hàng có đầy đủ uy tín thì có thể cho vay tín chấp. Trong bài viết "thu thập thông tin khi thẩm định cho vay cá nhân và hộ gia đình: Khâu quan trọng không thể bỏ qua" của tác giả Mai Anh (chi nhánh NHNo và phát triển nông thôn Thăng bình Quảng Nam) có đoạn viết rằng: một khi không biết chắc chắn rằng khách hàng sẽ sử dụng vốn vào mục đích gì thì tuyệt đối không nên cho vay mặc dù khách hàng có tài sản thế chấp... "cán bộ tín dụng cần cảnh giác với nhóm đối tượng tìm mọi cách để vay bằng được vốn ngân hàng, nhóm khách hàng này thường đang sắp phá sản, cần vốn để cứu nguy khẩn cấp. Vì vậy họ dùng mọi thủ đoạn từ việc năn nỉ đến quà cáp, biếu xén, hối lộ cán bộ tín dụng, những việc mà khách hàng có lòng tự trọng không bao giờ làm, miễn sao vay được nhiều vốn càng tốt". Đây là một rủi ro đạo đức do khách hàng gây nên. Chúng ta không nên coi trọng quá vấn đề tín chấp hay tài sản thế chấp. ở Việt Nam đã thiên vị, coi trọng vấn đề thế chấp hơn là tín chấp. Trong luật cầm cố, người đi vay phải chuyển tài sản cho ngân hàng, điều này chưa triệt để vì trong lĩnh vực thương mại không thích hợp. Ví dụ: Trong thế chấp kho ngân hàng không thể quản lý được. Bản chất của sự cầm cố là người vay tín dụng phải đưa tài sản của mình cho ngân hàng cầm cố trong khi về mặt pháp lý họ vẫn là chủ sở hữu của tài sản đó (ở đây có sự khác biệt giữa sở hữu về mặt pháp lý và sở hữu thực tế quyền sử dụng).
Trong trường hợp thế chấp kho hàng, ngân hàng không thể thể lấy hàng hoá trong kho đưa về ngân hàng được. Trường hợp này cần uỷ thác cho người thứ ba trông coi kho và quản lý tài sản đó. Đây là một khâu sơ hở dẫn đến rủi ro cho ngân hàng do khách hàng và cán bọ tín dụng ngân hàng gây nên. Điển hình là vụ án gần đây nhất: Epco - Minh Phụng.
Đây là vụ án lớn nhất từ trước đến nay bao gồm 77 bị cáo trong đó còn 18 cán bộ ngân hàng, gây tổng thiệt hại hơn 4.300 tỷ đồng. ở đây chúng đã sử dụng thủ đoạn. Cách luật để vay vốn ngân hàng. Ngoài việc thành lập nhiều Công ty "ma" nhỏ để vay vốn ngân hàng cho chúng sử dụng thì chúng còn sử dụng thủ đoạn nhập khẩu hàng hoá thông qua pháp nhân của cá DNNN có chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá như: Ngũ cốc, Công ty xuất nhập khẩu Đất Việt... các DNNN nhập khẩu hàng hoá ở nước ngoài về đều có bảo lãnh của ngân hàng. Song các doanh nghiệp lại đem lô hàng đó thế chấp cho ngân hàng bảo lãnh (ngân hàng nhận thế chấp tài sản của mình). Khi hàng được nhập về Việt Nam, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Nhà nước đem bán trên thị trường hay phân phối các đại lý ở phía Nam. Theo qui định của Chính phủ và Bộ thương mại, mà bán lòng vòng cho Công ty Minh Phụng, thậm chí bán cả hàng thế chấp mà không cần xin ý kiến của ngân hàng.
Việc Công ty xuất nhập Ngũ cốc và các Công ty khác trong vụ án Epco- Minh Phụng tự ý bán hàng thế chấp đã vi phạm cam kết trong hợp đồng.Hàng chỉ được xuất khỏi kho khi có sự đồng ý hay lệnh giải chấp của ngân hàng. Bất chấp những cam kết trong hợp đồng, lợi dụng ngân hàng không kiểm tra, giám sát hàng thế chấp, Nguyễn Xuân Phong và Liên Khui Thìn đã ngang nhiên bán hàng thế chấp lấy tiền sử dụng.
Mặt khác cùng một lô hàng đã được ngân hàng bảo lãnh khi nhập khẩu, nhưng khi bán cho doanh nghiệp trong nước thì lô hàng đó lại được Công ty Epco- Minh Phụng đề nghị ngân hàng bảo lãnh một lần nữa. Với thủ đoạn mua bán lòng vòng, thì cuối cùng Tăng Minh Phụng nhận được tiền bán hàng nhập khẩu và các Công ty nhập khẩu ban đầu lại mua số hàng nhập khẩu ban đầu với giá thấp hơn giá nhập khẩu lần đầu. Thực tế không có sự dịch chuyển cơ học của hàng hoá mà chỉ thông qua giấy tờ. Điều này cũng dễ "che mắt" vì có sự tiếp tay của cán bộ nhân viên ngân hàng.
Tính đến ngày khởi tố 24/03/1997 với các hình thức ký 217 hợp đồng tín dụng, 99 hợp đồng bảo lãnh, 9 thư tín dụng (L/C), Liên Khui Thìn và Tăng Minh Phụng cùng 47 Công ty con khác đã rút được 5.223 tỷ đồng của chi nhánh ngân hàng công thương và chi nhánh ngân hàng ngoại thương TP. Hồ Chí Minh.
Quay trở về với vấn đề thế chấp và tín chấp. Văn bản Nhà nước về cấp tín dụng đều qui định rất ngặt cùng kiệt việc cho vay và không có bảo đảm trong luật các tổ chức tín dụng. Thậm chí còn "hình sự hoá" vấn đề này. Điều này có làm cho chất lượng tín dụng tốt hơn không? thực tế vấn đề cho vay có đảm bảo đã ăn sâu vào tâm trí mọi người đến mức hầu hết các đoàn thanh tra, kiểm tra ngân hàng Nhà nước đều đòi hỏi tất cả các món vay đều phải có tài sản thế chấp, mặc dù nhiều văn bản của Chính phủ hay NHNN vẫn cho phép vay tín chấp, không có tài sản thế chấp như đối với xí nghiệp quốc doanh, nông dân nghèo, sinh viên.... vấn đề làm cho NHTM coi tài sản thế chấp là nguồn thu nợ thứ hai và là nguồn thu nợ duy nhất nên đã không quan tâm đến xem xét thẩm định thu từ doanh thu, lợi nhuận hay thu nhập của khách hàng. Thậm chí có nhiều doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ làm ăn có hiệu quả. Phương án vay vốn có tính khả thi rõ ràng cũng bị từ chối cho vay thì không có tài sản thế chấp. Nhưng vay tín chấp thì sao. Có lẽ hiệu ứng "Fameco" làm cho các ngân hàng thương mại cảnh giác quá mức cần thiết khi không cần. Trong kinh tế thị trường vì bao nhiêu bất ngờ rủi ro chờ đợi các doanh nghiệp, có thể xảy ra bất cứ lúc nào, gây rủi ro cho doanh nghiệp và ngân hàng. Thế nhưng chỉ dựa vào tài sản thế chấp không phải là giải pháp hữu hiệu. Thực trạng các NHTM có hàng trăm ngôi nhà thế chấp không bán được để thu nợ, gây tổn thất cho ngân hàng.
Bài học rút ra từ vụ án Epco - Minh Phụng vẫn còn. Được sự giúp đỡ, bảo lãnh của Huỳnh Văn Thành -Nguyên chủ tịch và ông Phạm Tấn Khoa- nguyên phó chủ tịch UBND quận 3 TP. Hồ Chí Minh đã che dấu hoạt động kinh doanh thua lỗ của Công ty Epco- Minh Phụng, nâng vốn và hạch toán lãi tạo điều kiện cho bọn chúng tiếp tục vay vốn ngân hàng hoạt động và lấy vốn vay chia lãi. Hay được sự tiếp tay của một số cán bộ ngân hàng đã cố ý nâng giá tài sản thế chấp hay đem thế chấp cho nhiều ngân hàng khác nhau. Đây là bài học cho cán bộ ngâ...

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top