mr_gio

New Member

Download Một số đề luyện tập và gợi ý làm bài - Môn văn 12 miễn phí





1. Người lái đò Sông Đà là một tuỳ bút đặc sắc của Nguyễn Tuân, in trong tập Sông Đà (1960). Trong tác phẩm này, Nguyễn Tuân không chỉ ca ngợi con người Tây Bắc mà còn thể hiện được vẻ đẹp độc đáo của sông Đà - vừa hung dữ, hiểm trở lại vừa thơ mộng trữ tình.
2. Tính chất độc đáo của con sông Đà được Nguyễn Tuân thể hiện ngay ở câu thơ mở đầu của tác phẩm: "Chúng thuỷ giai đông tẩu - Đà giang độc bắc lưu" nghĩa là: mọi dòng sông đều chảy về hướng đông chỉ có sông Đà chảy theo hướng bắc (thơ Nguyễn Quang Bích). Con sông Đà có hai nét tính cách trái ngược nhau: vừa hung dữ, hiểm trở, vừa thơ mộng, trữ tình.
3. Tính chất hung dữ của con sông Đà
- Ở phía thượng nguồn, con sông Đà có nhiều ghềnh thác hiểm trở, nhiều hút nước, xoáy nước giữa lòng sông. Những tảng đá như tạo thành những trận đồ bát quái để thử thách những người lài đò xuôi ngược trên sông.
- Để làm rõ tính chất "hung bạo" của con sông Đà, Nguyễn Tuân đã miêu tả cuộc chiến đấu sinh tử giữa người lái đò với con sông Đà. Con sông lúc thì giống như một con ngựa bất kham, lúc lại như "một loài thuỷ quái khổng lồ" hung ác, nham hiểm và độc địa. Con sông Đà càng hung dữ bao nhiêu thì chân dung của người lái đò lại càng cao đẹp và hùng vĩ bấy nhiêu.
4. Vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng của con sông Đà
- Xuôi về phía hạ lưu, nước sông chảy hiền hoà thơ mộng. Cảnh sắc hai bên bờ thật đẹp, thật gợi cảm "Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa".
- Vẻ đẹp trữ tình của con sông Đà được Nguyễn Tuân gợi lên qua những hình ảnh nên thơ "cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Lý, đời Trần, đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi". Thêm vào hình ảnh con hươu vểnh tai ngơ ngác, đàn cá đầm xanh quẫy vụt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi
5. Những đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm
- Nguyễn Tuân có một vốn tri thức phong phú, nhiều mặt: về lịch sử, địa lí, địa chất, hội hoạ, điện ảnh.
- Qua việc miêu tả con sông Đà, ông đã cung cấp cho ngời đọc những hiểu biết về những tên gọi khác của con sông Đà qua từng thời kỳ lịch sử, về địa lý, địa chất của nó đưa lại cho người đọc những trang viết hấp dẫn, lí thú.
- Nguyễn Tuân đã biết vận dụng mặt mạnh của nhiều ngành nghề nghệ thuật khác để làm tăng khả năng biểu hiện của văn chương. Miêu tả con sông Đà, có lúc ông giống như một nhà quay phim lão luyện, hết lùi lại để bao quát toàn cảnh sông Đà, có lúc lại quay cận cảnh để đặc tả một con thác hung dữ. Khi miêu tả cảnh sắc hai bên bờ sông và dòng nước sông Đà, Nguyễn Tuân lại sử dụng các gam màu rất bạo, rất tài hoa của một hoạ sĩ tài năng: nước sông Đà lúc thì có màu "xanh ngọc bích", lúc lại "lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa" Cách miêu tả con sông Đà từ phương diện văn hoá, mĩ thuật của Nguyễn Tuân đã tạo nên những trang viết tài hoa, độc đáo.
- Khi miêu tả con sông Đà, Nguyễn Tuân đã sử dụng vốn từ ngữ phong phú, đa dạng. Miêu tả cuộc quyết đấu của người lái đò với con sông Đà, Nguyễn Tuân đã sử dụng nhiều từ ngữ của quân sự, võ thuật với một lối tạo câu văn ngắn; khi miêu tả vẻ đẹp trữ tình của con sông Đà, câu văn của ông lại được kéo dài ra mang đậm chất trầm tư, mơ mộng. Nguyễn Tuân đã xứng đáng là "một người nghệ sĩ của ngôn từ".
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

anh hùng vừa như một nghệ sĩ trong cuộc vượt thác lao ghềnh, chiến đấu với thiên nhiên.
2. Phân tích nhân vật
a) Cần điểm qua một vài nét về cảnh tượng con sông Đà hùng vĩ, uy nghiêm, dữ dội mà cũng tuyệt vời thơ mộng - đó là cái nền để người lái đò xuất hiện.
b) Người lái đò - anh hùng sông nước: trong cuộc chiến đấu với con sông dữ, ông lái là người chỉ huy tài ba, trí dũng, can trường, vượt qua hết các vực xoáy, luồng chết, cửa tử… đưa con đò đến nơi sóng yên nước lặng (tập trung phân tích tư thế, phong thái, hành động… của người lái đò trong cuộc chiến đấu với dòng sông).
c) Người lái đò - nghệ sĩ tài hoa: trong nghề chèo đò vượt thác ông lái đò là một nghệ sĩ tài hoa, nắm chắc binh pháp của thần sông, thần đá, thuộc lòng cửa sinh, cửa tử, thuần thục điêu luyện trong nghề nghiệp. Nói như Nguyễn Tuân "tay lái ra hoa".
d) Nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Tuân: cách khắc hoạ ngoại hình, hình ảnh mạnh mẽ, độc đáo, ngôn từ phong phú, mới mẻ. Cần lưu ý việc Nguyễn Tuân lược bỏ hầu hết các chi tiết về đời tư của người lái đò.
3. So sánh với nhân vật Huấn Cao
a) Nét chung (tính thống nhất)
- Vẫn tiếp cận con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ.
- Vẫn là ngòi bút tài hoa uyên bác, vận dụng tri thức của nhiều ngành văn hoá, nghệ thuật khác nhau trong miêu tả và biểu hiện.
- Vẫn sử dụng vốn ngôn từ hết sức phong phú, lạ lẫm.
b) Nét riêng (sự vận động trong phong cách Nguyễn Tuân)
- Trước cách mạng, con người Nguyễn Tuân hướng tới là những "con người đặc tuyển, những tính cách phi thường". Sau cách mạng, nhân vật tài hoa nghệ sĩ của Nguyễn Tuân có thể tìm thấy ngay trong cuộc sống chiến đấu, lao động hàng ngày, trong nhân dân đại chúng.
- Trước cách mạng, nhà văn thường khám phá vẻ đẹp thiên lương, thú chơi cao sang, đài các của con người. Sau cách mạng, ông đi sâu phản ánh vẻ đẹp về thể chất và tinh thần, "chất vàng mười" của những người lao động âm thầm, bình dị.
- Trước cách mạng, Nguyễn Tuân thường đối lập hiện tại với quá khứ, có lúc sa vào chủ nghĩa hình thức cầu kì, ngôn ngữ khinh bạc. Sau cách mạng, ông đã tìm thấy sự thống nhất quá khứ, hiện tại, tương lai, tìm thấy chố đứng trong đời sống nhân dân, tự nguyện đem ngòi bút phục vụ cuộc sống chiến đấu, lao động của nhân dân.
4. Đánh giá
- Qua Người lái đò sông Đà và nhân vật người lái đò, ta thấy một Nguyễn Tuân tài hoa uyên bác, độc đáo, có tấm lòng sâu nặng với thiên nhiên, con người nơi miền Tây Tổ quốc.
- Ca ngợi sự dũng cảm tài trí, vẻ đẹp của con người Việt Nam trong lao động xây dựng đất nước, Người lái đò sông Đà thật sự là một bài ca về lao động, về con người trong lao động.
TIẾNG HÁT CON TÀU (Chế Lan Viên) - CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO
Đề: Nêu ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con tàu và địa danh Tây Bắc.
Bình giảng bốn câu thơ sau:
“Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
...
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa”
A. Ý nghĩa biểu tượng:
- Hình ảnh con tàu: biểu tượng cho khát vọng lên đường, khát vọng đi xa, hướng tới đời sống lớn của đất nước, nhân dân, đi tới chân trời của những ước mơ lớn, đi tới ngọn nguồn cảm hứng của những sáng tạo nghệ thuật.
- Tây Bắc: vừa là một địa danh cụ thể mang nhiều ý nghĩa lịch sử nơi miền tây Tổ quốc, vừa là biểu tượng của đất nước bao la, nhân dân vĩ đại.
B. Bình giảng 4 dòng thơ.
Các ý chính cần có.
1. Giới thiệu khái quát
Chế Lan Viên (1920 - 1989) là một tài năng bộc lộ từ rất sớm. Nếu Điêu tàn (1937), tập thơ khẳng định vị trí của Chế Lan Viên trong phong trào Thơ mới thì Ánh sáng và phù sa (1960) lại là cái mốc ghi nhận sự trưởng thành của ngòi bút Chế Lan Viên trên hành trình thơ cách mạng.
Tiếng hát con tàu (in trong Ánh sáng và phù sa) ra đời nhân một sự kiện kinh tế - xã hội lúc bấy giờ. Nhưng đó chỉ là cái cớ để nhà thơ bộc lộ tình cảm, giãi bày khát vọng được trở về với nhân dân. Đoạn thơ trích nằm ở phần thứ hai trong bố cục bài Tiếng hát con tàu, đã tập trung thể hiện niềm khao khát và hạnh phúc được trở về với nhân dân của nhà thơ.
2. Bình giảng
a) Cả đoạn thơ xuất hiện hàng loạt hình ảnh, hình ảnh trùng điệp, liên tiếp: "như nai về suối cũ", (như) "cỏ đón giêng hai", (như) "chim én gặp mùa", "như đứa trẻ thơ ". Nhà thơ như nói cho hết, cho thoả khát vọng và niềm hạnh phúc được trở về với nhân dân.
b) Rất nhiều ví von so sánh. Nhà thơ (chủ thể) được ví như: nai, cỏ, chim én, trẻ thơ, nôi. Nhân dân - cuộc sống lớn (khách thể) được ví như: suối, mùa xuân, sữa, cánh tay đưa. Nhà thơ thấy mình nhỏ bé, non dại, mềm yếu; Còn nhân dân như suối nguồn bồi đắp, vỗ về.
c) Trở về với nhân dân là việc hết sức tự nhiên (nai về suối cũ/cỏ đón giêng hai), là việc hợp quy luật (chim én gặp mùa) và rất kịp thời (đói lòng gặp sữa). Bởi nhân dân là nguồn nuôi dưỡng sự sống, làm hồi sinh những hồn thơ bế tắc, cằn cỗi; Nhân dân là ngọn nguồn của cảm hứng sáng tạo nghệ thuật.
d) Giọng điệu thơ tha thiết, chân thành, cách xưng hô khi nói đến nhân dân có sự thay đổi: đang từ "anh", "ta" chuyển sang "con", tạo độ sâu lắng trong cảm xúc, diễn đạt tình cảm thân thiết ruột thịt của nhà thơ.
e) Những hình ảnh gần gũi mà vẫn mới lạ, so sánh bất ngờ, độc đáo, chi tiết bất chợt, khiến đoạn thơ giàu suy nghĩ triết lí mà không khô khan, mà lung linh biến hoá.
f) So sánh với Điêu tàn - một hồn thơ từng trốn đời, trốn người cho thật xa để hiểu hết mấy chữ "con gặp lại nhân dân", để thấy hết ước vọng tha thiết chân thành của nhà thơ.
3. Đánh giá chung
Đây là đoạn thơ hay, thâu tóm được cảm hứng chính của Tiếng hát con tàu: khát vọng được hoà nhập vào đời sống lớn của nhân dân.
Đoạn thơ cũng kết tinh được những nét đặc sắc của hồn thơ Chế Lan Viên: phong phú và sáng tạo về hình ảnh, giàu triết lí suy tư, nhạy cảm trước những nhiệm vụ chính trị của đất nước.
PHẦN 5: VĂN XUÔI THỜI KÌ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ
RỪNG XÀ NU (Nguyễn Trung Thành)
Đề 1: Phân tích hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành.
Đề 2: Phân tích hình tượng nhân vật Tnú trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành.
Câu 1. Phân tích hình tượng cây xà nu.
Các ý chính cần có
1. Giới thiệu khái quát
a) Nguyễn Trung Thành (1932) thuộc thế hệ các nhà văn cầm súng, trưởng thành cùng hai cuộc kháng chiến. Ông là người gắn bó nhiều năm với chiến trường Tây Nguyên, được coi là nhà văn mở cánh cửa đi vào vùng đất Tây Nguyên.
b) Rừng xà nu - truyện ngắn được viết năm 1965, phản ánh một chân lí của thời đại: phải dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng. Xây dựng được một tập thể nhân vật anh hùng, tác giả đã viết nên bản hùng ca chiến trận của đồng bào Tây Nguyên. Nhắc tới thành công của Rừng xà nu không thể không nói tới hình tượng cây xà nu mang nhiều ý nghĩa.
2. Hình tượng cây xà nu
a) Trước hết mang ý nghĩa tả thực: đó là loài cây tiêu biểu của núi rừng Tây Nguyên như tác giả nói: "Lo
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top