Download Đề tài Mối quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN

Download miễn phí Đề tài Mối quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN





- Ngày 8/8/1967: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập trên cơ sở Tuyên bố Băng-cốc với mục tiêu là tăng cường hợp tác kinh tế, văn hoá-xã hội giữa các nước thành viên, tạo điều kiện cho các nước hội nhập sâu hơn với khu vực và thế giới.
Trải qua hơn 40 năm tồn tại và phát triển, ASEAN đã chứng tỏ là một tổ chức khu vực năng động, có khả năng thích ứng cao với những biến đổi trong tình hình thế giới và khu vực:
 
- Năm 1971: trước sự xoay chuyển nhanh chóng cục diện khu vực và thế giới, đặc biệt trong quan hệ giữa các nước lớn, ASEAN ra Tuyên bố về Khu vực Hòa bình, Tự do và Trung lập (ZOPFAN), nhấn mạnh quyết tâm giữ khu vực trung lập, không liên kết, qua đó giữ vững hòa bình, ổn định và an ninh khu vực, hạn chế can thiệp của lực lượng bên ngoài vào công việc nội bộ của khu vực.
 
- Năm 1976: sau khi Việt Nam thống nhất và các nước Đông Dương khác giành độc lập, Hiệp hội đã ra Tuyên bố về sự hòa hợp ASEAN (hay còn gọi là Tuyên bố Bali I) thể hiện quyết tâm hợp tác khu vực, đồng thời gửi đi tín hiệu thân thiện, hợp tác với các quốc gia khác trong khu vực thông qua Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á (TAC), kêu gọi các quốc gia trong khu vực cùng hợp tác vì hòa bình, an ninh chung của khu vực, giải quyết xung đột, tranh chấp bằng đàm phán hòa bình.
 
- Năm 1992: Cùng với xu thế thế giới sau Chiến tranh lạnh tập trung vào phát triển kinh tế và thương mại, ASEAN đã ký Hiệp định khung về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung cho Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (CEPT/AFTA), bắt đầu tiến trình tự do hóa kinh tế khu vực.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

tại Kua-la Lăm-pơ và áp dụng công thức 2+X thực hiện Hiệp định đa phương về tự do hoá hoàn toàn tất cả các dịch vụ vận tải hàng hóa hàng không);
(vii) Huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển nông nghiệp và nông thôn nhằm cải thiện an ninh lương thực và giảm đói nghèo; đề nghị thúc đẩy hợp tác với FAO và ESCAP;
(viii) Thúc đẩy hợp tác các Tiểu vùng phát triển AMBDC, BIMP-EAGA, IMT-GT, GMS, ACMECS, CLMV. - Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 12 (Xê-bu, Phi-lip-pin, ngày 12-15/1/2007) đã:
(i) Tập trung thảo luận việc đẩy nhanh hợp tác nội khối và hướng xây dựng Hiến chương ASEAN, quyết định thời hạn hình thành Cộng đồng ASEAN trên cả ba trụ cột về kinh tế, chính trị-an ninh và văn hóa-xã hội vào năm 2015 sớm hơn dự kiến trước đây là năm 2020. Về hợp tác kinh tế, hội nghị nhất trí sẽ hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào năm 2015, đồng thời sẽ đẩy mạnh hơn nữa quá trình hình thành các Khu vực mậu dịch tự do hay các Thỏa thuận hợp tác kinh tế toàn diện với các đối tác bên ngoài; xem xét thực hiện Sáng kiến IAI từ khía cạnh phát triển hạ tầng, cụ thể là liên kết giao thông vận tải nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển;
(ii) Bầy tỏ lo ngại trước tác động tiêu cực của giá dầu mỏ tăng cao kéo dài đối với tăng trưởng kinh tế và phát triển của khu vực, do đó thoả thuận tăng cường hợp tác năng lượng ASEAN một cách chiến lược, bao gồm tạo dựng một thị trường năng lượng mở  và thực hiện các dự án hạ tầng về mạng lưói điện, hệ thống đường ống dẫn khí xuyên ASEAN; nhấn mạnh nhu cầu cần cải thiện việc sử dụng hiệu quả và đa dạng hoá nguồn cung ứng năng lượng, phát triển nguồn năng lượng thay thế như nhiên liệu sinh học và năng lưọng hạt nhân dân sự, đồng thời chú ý đến khía cạnh an ninh, môi trường, sức khoẻ, an toàn trong phát triẻn các lĩnh vực năng lượng cũng như xem xét lập thể chế an toàn hạt nhân khu vực. Các Lãnh đạo cũng nhất trí ký Tuyên bố Xê-bu về an ninh năng lượng Đông Á. - Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 13 (Xinh-ga-po, ngày 19-22/11/2007) vào dịp kỷ niệm 40 nằm Ngày thành lập ASEAN, các Lãnh đạo ASEAN đã khẳng định quyết tâm đẩy nhanh thực hiện Cộng đồng AEC vào năm 2015 qua việc ký Kế hoạch tổng thể thực hiện Cộng đồng Kinh tế ASEAN.  Đối với các lĩnh vực hợp tác cụ thể hội nghị đã:
(i) Nhất trí ký Tuyên bố Xinh-ga-po hợp tác Đông Á về thay đổi khí hậu, năng lượng và môi trường; cho rằng giữa an ninh năng lượng, môi trường, thay đổi khí hậu và phát triển bền vững có mối liên quan phức tạp và đồng thời cũng là những thách thức mang tính toàn cầu cần được giải quyết một cách tổng thể thông qua hành động phối hợp quốc gia, khu vực và quốc tế; (ii) Ghi nhận thoả thuận lập Mạng tiểu lĩnh vực an toàn năng lượng hạt nhân (NES-SSN) nhằm thảo luận vấn đề an ninh, an toàn năng lượng hạt nhân dân sự và tạo dựng thể chế an toàn hạt nhân khu vực đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế; đề nghị phối hợp chặt chẽ hơn trong phát triển nguồn năng lượng tái tạo nhằm ứng phó với vấn đề thay đổi khí hậu;
(iii) Ký Nghị định thư về Gói cam kết thứ 6 thực hiện Hiệp định về hợp tác dịch vụ (AFAS); khẳng định thực hiện Lộ trình liên kết lĩnh vực vận chuyển hàng không ASEAN (RIATS) như đã định (dự kiến ký tháng 2/2008) nhằm tự do hoá hoàn toàn dịch vụ hàng không giữa các Thủ đô ASEAN vào tháng 12/2008;
(iv) Cho rằng thu hẹp khoảng cách phát triển vẫn là nhiệm vụ quan trọng nhằm đảm bảo thực hiện đầy đủ các lợi ích mà nỗ lực liên kết ASEAN đem lại và Sáng kiến IAI cần được kết nối với mục tiêu tổng thể của liên kết ASEAN.  - Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 14 (Cha-am, Hua Hin, Thái Lan, ngày 28/2-01/3//2009) đã:
(i) Thảo luận tình hình khủng hoảng kinh tế-tài chính, lo ngại khả năng kinh tế toàn cầu tiếp tục suy giảm do các nền kinh tế lớn suy thoái, tác động tiêu cực đối với khu vực và nêu tầm quan trọng tăng cường hợp tác, liên kết và tính tự cường ASEAN; đề nghị duy trì thương mại mở, không áp dụng biện pháp bảo hộ; cam kết tiếp tục hợp tác trao đổi kinh nghiệm về thực hiện các gói kích thích tài chính, phối hợp chính sách kinh tế vĩ mô và các biện pháp cần thiết khác nhằm ngăn chặn đà suy giảm, phục hồi kinh tế; thúc đẩy triển khai cơ chế CMIM, tăng cường hợp tác với đối tác +3 và IFIs; ủng hộ các biện pháp của G-20 và kêu gọi cải tổ hệ thống tài chính quốc tế có tính đến lợi ích và tiếng nói của các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển; (ii) Nêu an ninh lương thực và năng lượng là vấn đề liên quan, cần được giải quyết tổng thể. Đối với an ninh lương thực, cần tăng cường hợp tác cả về sản xuất và phân phối, đảm bảo nguồn lực và công nghệ cho sản xuất, có cơ chế thích hợp hạn chế làm lệch thị trường thương mại lương thực. Đối với an ninh năng lượng, nêu tầm quan trọng của đa dạng hoá nguồn cung, bảo tồn và phát triển nguồn thay thế, sử dụng hiệu quả năng lượng, ứng dụng công nghệ thân thiện môi trường; phát triển nguồn năng lượng tái tạo và thay thế gồm cả thuỷ điện và nhiên liệu sinh học (đề nghị lập chỉ tiêu tỷ lệ sử dụng cho 5 năm tới); hoan nghênh ký Hiệp định an ninh dầu mỏ ASEAN (APSA); đề nghị quan tâm hơn đến khía cạnh an ninh, môi trường, sức khoẻ, an toàn trong lĩnh vực năng lượng;
(iii) Hoan nghênh họp phiên đầu tiên Hội đồng AEC, việc triển khai thực hiện Biểu đánh giá AEC và Kế hoạch truyền thông AEC, hợp tác với khu vực doanh nghiệp và tư nhân;
(iv) Hoan nghênh ký Hiệp định thương mại hàng hoá ASEAN (ATIGA) và hoàn tất dự thảo Thỏa thuận công nhận lẫn nhau (MRA) về thực tiễn điển hình (GMP) đối với giám sát sản xuất dược phẩm; ký Nghị định thư Gói cam kết thứ 7 thực hiện Hiệp định hợp tác dịch vụ (AFAS); ký Hiệp định đầu tư tổng thể ASEAN (ACIA);
(v) Hoan nghênh cam kết thúc đẩy hợp tác và liên kết hơn nữa lĩnh vực du lịch qua soạn thảo Kế hoạch chiến lược hợp tác du lịch 2011-2015 và phát triển Hành lang du lịch ASEAN, chương trình Năm du lịch thanh niên 2009-2010 và các biện pháp dành ưu đãi du lịch ASEAN nhằm ứng phó với suy giảm kinh tế và du lịch khu vực;
(vi) Nhấn mạnh vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với nền kinh tế và nhu cầu thúc đẩy phát triển và liên kết với các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ nhằm giảm thiểu tác động khủng hoảng kinh tế;
(vii) Thông qua Khung chiến lược và Kế hoạch công tác Sáng kiến IAI giai đoạn II (2009-2015).          - Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 15 (Cha-am, Hua Hin, Thái Lan, ngày 28/2-01/3//2009) đã khẳng định quyết tâm mạnh mẽ đưa Hiến chương ASEAN vào cuộc sống và tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Lộ trình Xây dựng Cộng đồng ASEAN về Chính trị-An ninh, Kinh tế và Văn hóa-Xã hội.
Các Nhà Lãnh đạo cũng đã giành nhiều thời gian thảo luận sâu về tăng cường kết nối ASEAN, tập trung vào phát triển cơ sở hạ tầng giao thông như đường bộ, đường sắt, vận tải biển, và công nghệ thông tin…, cũng như gia tăng hợp tác về giáo dục, phát triển nguồn nhân lực và giao lưu nhân dân.
Các Nhà Lãnh đạo cũng đ
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Mối quan hệ giữa giá chứng khoán và tỷ giá hối đoái – Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và giá chứng khoán Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu hệ thống cân cơ nông vùng mặt và mối liên quan với thần kinh mặt Y dược 0
D Phân tích nội dung các quyết định truyền thông Marketing và mối quan hệ giữa nó với các quyết định Marketing khác trong Marketing Marketing 0
D MỐI QUAN HỆ GIỮA NGÔN NGỮ VÀ TƯ DUY Văn hóa, Xã hội 0
D ĐẢNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM lãnh đạo giải quyết mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ miền bắc xã hội chủ nghĩa giai đoạn từ 1965 đến 1968 Môn đại cương 0
D Mối quan hệ tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp và tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Mối quan hệ giữa cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền bắc với cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền nam Văn hóa, Xã hội 0
D Phân tích mối quan hệ giữa chiến lược kinh doanh và chiến lược quản trị nguồn nhân lực Luận văn Kinh tế 0
D Mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn trong chủ nghĩa Mác- Lênin Môn đại cương 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top