motozola_83_91

New Member

Download miễn phí Đề tài Mở rộng cho vay tiêu dùng cá nhân tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long





LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3

1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại và các hình thức cho vay trong ngân hàng thương mại. 3

1.1.1. Khái niệm cơ bản về ngân hàng thương mại: 3

1.1.1.1. Khái niệm 3

1.1.1.2.Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại 4

1.1.2. Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 6

1.1.2.1. Khái niệm: 6

1.1.2.2. Phân loại hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 7

1.2. Hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng thương mại 8

1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của cho vay tiêu dùng 8

1.2.1.1. Khái niệm 8

1.2.1.2. Đặc điểm của cho vay tiêu dùng 8

1.2.2. Đối tượng của cho vay tiêu dùng 12

1.2.3. Vai trò của hoạt động cho vay tiêu dùng 13

1.2.3.1. Vai trò của cho vay tiêu dùng đối với khách hàng 13

1.2.3.2. Vai trò của cho vay tiêu dùng đối với ngân hàng thương mại 15

1.2.3.3. Vai trò của cho vay tiêu dùng đối với nhà sản xuất 17

1.2.3.4. Vai trò của cho vay tiêu dùng đối với nền kinh tế 17

1.2.4. Phân loại cho vay tiêu dùng 18

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến cho vay tiêu dùng. 26

1.3.1. Nhóm nhân tố khách quan: 27

1.3.2. Nhóm nhân tố chủ quan. 30

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH THĂNG LONG. 34

2.1. Gới thiệu về Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long 34

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển. 34

2.1.2. Chức năng của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long 35

2.1.3. Cơ cấu tổ chức – tình hình nhân sự 36

2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long 36

2.1.3.2. Chức năng cụ thể của mỗi phòng ban như sau: 38

2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long 41

2.1.4.2. Kết quả sử dụng vốn: 44

2.1.4.3. Các hoạt động khác 47

2.2. Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long. 47

2.2.1. Quy trình cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long 47

2.2.1.1. Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và hồ sơ vay vốn. 47

2.2.1.2. Thẩm định cho vay. 50

2.2.1.3. Nhân viên tín dụng lập hợp đồng và giải ngân. 51

2.2.1.4. Theo dõi trả nợ vay và xử lý nợ quá hạn 51

2.2.2. Đối tượng cho vay và điều kiện cho vay 54

2.2.2.1. Đối tượng cho vay. 54

2.2.2.2. Điều kiện cho vay 55

2.2.3. Cơ sở pháp lý cho hoạt động cho vay tiêu dùng 56

2.2.3.1. Các văn bản, Quy định của Ngân hàng Nhà nước 56

2.2.3.2. Các văn bản, quy định của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 56

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


iếp từ ngân hang thì có rất nhiều lợi thế phát sinh như: Ngân hàng có thể mở rộng quan hệ với khách hàng, tạo ra hình ảnh tốt đẹp về ngân hàng đối với khách hàng. Còn đối với khách hàng thì khách hàng có cơ hội tiếp cận được với nhiều dịch vụ ngân hàng hơn.
Cho vay tiêu dùng trực tiếp được thực hiện theo các cách sau:
+ Tín dụng trả theo định kỳ:
Đây là cách được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Theo cách này, ngân hàng cấp cho khách hàng toàn bộ số tiền vay và khách hàng trả nợ cho ngân hàng theo từng kỳ hạn cụ thể. Kỳ hạn hoàn trả tiền có thể khác nhau tuỳ từng trường hợp vào nhu cầu của người vay, thường là một lần trong tháng.
+ Thấu chi:
Đây là hình thức cấp tín dụng ứng trước đặc biệt trên cơ sở hạn mức tín dụng, được thực hiện bằng cách ngân hàng cho phép người vay được chi trội trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhất định và trong khoảng thời gian xác định.
+ Thẻ tín dụng:
Là hình thức cấp tín dụng trong đó ngân hàng phát hành thẻ tín dụng cho những người có tài khoản ở ngân hàng đủ điều kiện cấp thẻ và ấn định mức giới hạn tín dụng tối đa mà người có thẻ được phép sử dụng.
Các nhân tố ảnh hưởng đến cho vay tiêu dùng.
Cũng như nhiều hình thức cho vay khác, cho vay tiêu dùng chịu ảnh hưởng của các nhân tố chủ quan và khách quan như môi trường kinh tế, môi trường pháp lý, khách hàng và cả chính bản thân ngân hàng.
Có thể chia các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng của các ngân hàng thương mại thành hai nhóm yếu tố:
1.3.1. Nhóm nhân tố khách quan:
- Môi trường kinh tế:
Môi trường kinh tế bao gồm mọi hoạt động của tất cả các thành phần kinh tế mà đặc trưng của nó là trình độ phát triển kinh tế, thu nhập quốc dân, thu nhập bình quân đầu người Bất kỳ sự biến động nào của các hoạt động kinh tế đều ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các lĩnh vực còn lại. Hơn nữa, hoạt động của các ngân hàng thương mại được coi là chiếc cầu nối giữa các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế, vì vậy sự ổn địn hay bất ổn, tăng trưởng hay chậm của nền kinh tế sẽ tác động mạnh mẽ tới hoạt động của ngân hàng, đặc biệt là hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng tiêu dùng nói riêng. Một môi trường kinh tế lành mạnh thì các các chủ thể kinh tế hoạt động có hiệu quả và có sự tham gia của các chủ thể kinh tế khác góp phần thúc đẩy quy mô tín dụng lên cao. Ngược lại, nếu môi trường kinh tế có những biến động khó lường hay trong tình trạng khó khăn, các kế hoạch hay dự tính khó có thể chính xác được thì các chủ thể kinh tế sẽ có xu hướng co cụm troang hoạt động của mình hay rút vốn khỏi nền kinh tế hay lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính. Chính những điều này làm quy mô tín dụng tụt giảm xuống. Khi nền kinh tế bước vào giai đoạn suy thoái và khủng hoảng thì chất lượng tín dụng cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng do thu nhập của người dân giảm sút dẫn đến giảm khả năng trả nợ cho ngân hàng, rủi ro vì đó mà tăng lên.
Môi trường xã hội:
Các nhân tố xã hội như: Niềm tin, tình hình trật tự an ninh và an toàn xã hội, trình độ dân trí, bản sắc dân tộc ảnh hưởng trực tiếp tới các tác nhân chính tham gia vào các quan hệ tín dụng ngân hàng, đó là ngân hàng và khách hàng. Chất lượng cho vay tiêu dùng của ngân hàng có cao hay không phụ thuộc một phần vào thiện chí trả nợ của khách hàng, vào tính cách của người dân như tính cần cù, trung thực, ham lao động và tằn tiện hay là ưa thích hưởng thụ
Người dân Việt Nam có thói quen tiết kiệm để mua sắm nhà ở trong tương lai khi có thể và sau đó mới nghĩ đến việc hưởng thụ. Bởi vậy, họ không có tư tưởng vay để sống sung túc trong cảnh nợ nần. Yếu tố thu nhập ảnh hưởng trực tiếp đến cầu vay tiêu dùng. Những người có thu nhập cao thường có thói quen mua sắm hưởng thụ cao hơn.
Xu hướng di dân từ nông thôn ra thành phố cũng là yếu tố tác động đến sự mở rộng tín dụng tiêu dùng của các ngân hàng thương mại. Việc tập trung ngày càng đông ở các đô thị cộng với thu nhập cao sẽ đẩy nhu cầu vay tiền thoả mãn việc mua sắm xây dựng nhà cửa tăng lên, mở rộng thị trường cho các ngân hàng thương mại.
Môi trường pháp lý:
Do đặc thù của ngành Ngân hàng luôn mang tính rủi ro cao và sự đổ vỡ có tính chất dây chuyền, do đó kinh doanh Ngân hàng luôn phải chịu sự giám sát chặt chẽ của pháp luật. Môi trường pháp lý sẽ đem đến cho Ngân hàng những cơ hội mới và cả những thách thức mới. Môi trường pháp lý thường sẽ giúp các Ngân hàng tránh được những rủi ro. Do vậy, một Ngân hàng luôn luôn cần chủ động điều chỉnh hoạt động kinh doanh sao cho phù hợp với những quy định mới, phân tích và dự báo được những xu hướng thay đổi của môi trường pháp luật từ đó đưa ra những quyết sách phù hợp nhất với xu thế chung, nâng cao khả năng cạnh tranh của Ngân hàng.
Đối thủ cạnh tranh:
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh là không thể tránh khỏi trong các lĩnh vực kinh tế nói chung cũng như trong hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng. Các đối thủ cạnh tranh rất đa dạng và phức tạp, đó có thể là các đối thủ cũ, cũng có thể là các đối thủ mới xuất hiện hay cũng có thể là các đối thủ tiềm tàng khác trong tương lai. Sự xuất hiện này sẽ dẫn đến thị trường cho vay tiêu dùng bị chia nhỏ. Tuy nhiên, cạnh tranh là để cùng phát triển chứ không chú trọng đến người thắng kẻ thua. Có cạnh tranh mới nhận thấy ưu điểm và nhược điểm của mình và từ đó có những điều chỉnh hợp lý để tồn tại và giữ chân khách hàng cũng như thu hút thêm khách hàng mới.
Môi trường công nghệ:
Sự ra đời và phát triển của công nghệ hiện đại đã làm thay đổi bộ mặt của ngành ngân hàng. Công nghệ mới cho phép ngân hàng đổi mới không chỉ quy trình nghiệp vụ mà còn đổi mới cả cách thức phân phối, đặc biệt là phát triển sản phẩm dịch vụ mới như sự phát triển của mạng lưới công nghệ thông tin đã cho phép hàng cung cấp các dịch vụ ngân hàng điện tử, có thể phục vụ khách hàng 24/24. cách trao đổi giữa khách hàng và ngân hàng cũng rất nhậy cảm đối với các tiến bộ công nghệ. Trong cạnh tranh, nhà quản trị ngân hàng phải tìm ra những lợi thế về công nghệ của ngân hàng, đánh giá, xác định rõ khoảng cách về công nghệ giữa ngân hàng của mình và ngân hàng đối thủ trong và ngoài nước. Công nghệ ngân hàng càng tốt thì khả năng bảo mật càng cao, tốc độ giao dịch nhanh và chính xác thì càng nâng cao khả năng cạnh tranh, đáp ứng càng tốt nhu cầu của khách hàng.
Khách hàng vay vốn:
Khách hàng vay vốn là nhân tố mang tính quyết định đến chất lượng của tín dụng, đặc biệt là tín dụng tiêu dùng. Nhân tố này được xem xét dựa trên các mặt như đạo đức của khách hàng, tính trung thực của khách hàng Đạo đức của khách hàng được đánh giá trên năng lực pháp lý và độ tín nhiệm, đó là yếu tố quyết định đến hành vi trả nợ của khách hàng. Khách hàng phải có năng lực pháp lý để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ cho doanh nghiệp trong quan hệ tín dụng. Mức tín nhiệm c

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top