Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỤC LỤC
PHẦN NỘI DUNG
7.1 NGHIÊN CỨU VỀ MARKETING NÔNG NGHIỆP 5
7.1.1 Khái niệm 5
7.1.1.1 Khái niệm Marketing của các nước trên Thế Giới 5
7.1.1.2 Khái niệm Marketing tại các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường tại Việt Nam 6
7.1.2 Các phương pháp nghiên cứu Marketing 8
7.1.2.1 Phương pháp nghiên cứu dạng hoạt động nghiệp vụ 8
7.1.2.2 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: tiếp cận thị trường thông qua sản phẩm, mặt hàng 9
7.1.2.3 Phương pháp nghiên cứu và thể chế 11
7.1.2.4 Phương pháp nghiên cứu về cấu trúc, hoạt động, kết quả thị trường 15
7.2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC – HOẠT ĐỘNG – KẾT QUẢ THỊ TRƯỜNG 17
7.2.1 Cấu trúc thị trường 17
7.2.1.1 Mức độ tập trung của người bán và người mua 17
7.2.1.2 Mức độ khác biệt về các sản phẩm 18
7.2.1.3 Rào cản tham gia thị trường 19
7.2.2 Hoạt động của thị trường 21
7.2.3.1 Hiệu quả giá cả 22
7.2.3.2 Hiệu quả sản xuất 23
7.3 MỘT SỐ CÔNG CỤ PHÂN TÍCH VỀ CHÍNH SÁCH GIÁ CẢ VÀ MARKETING 24
7.3.1 Sử dụng giá cả quốc tế 24
7.3.1.1 Hệ số bảo hộ danh nghĩa (NPC) 24
7.3.1.2 Hệ số bảo hộ thưc tế (EPC) 25
7.3.1.3 Chi phí nội nguồn (DRC) còn gọi là hệ số chi phí nguồn lực trong nước 29
7.3.2 Tỉ lệ giá thị trường và giá chính thức 30
7.3.3 Tỉ giá thời vụ 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ví dụ: Việc điều chỉnh sâu tỷ giá VND/USD của Ngân hàng Nhà nước mới đây là bước đi không tránh khỏi, nhưng nó không giúp giải quyết bài toán lớn hơn là thay đổi một cơ cấu sử dụng, chi tiêu ngoại hối bất cân đối của quốc gia, mà đây mới thực sự là vấn đề nhức đầu của Chính phủ.
Việc tăng tỷ giá VND/USD thêm 9,3% của Ngân hàng Nhà nước gần đây thực sự là một cơn sốc đối với thị trường. Từ trước đó thị trường đã ít nhiều đoán về việc không tránh khỏi điều chỉnh tỷ giá, nhưng ít người hình dung Ngân hàng Nhà nước lại tiến hành điều chỉnh sâu một cách đột ngột như vậy.
* Việc điều chỉnh có thể tránh khỏi không?
Một số ý kiến của chuyên gia cả trong nước lẫn nước ngoài cho rằng cách làm này của Ngân hàng Nhà nước là chưa hợp lý, vì hai lý do. Thứ nhất, điều chỉnh để đồng USD tăng giá so với VND khiến hàng hóa nhập khẩu tăng giá, gây sức ép lên lạm phát và gián tiếp gây sức ép lên cả lãi suất. Hệ lụy này gây khó cho cả người tiêu dùng lẫn nhà sản xuất. Thứ hai, đồng USD lên giá khiến các khoản vay bằng đồng USD càng trở nên khó trả nợ hơn. Có khả năng sẽ xuất hiện thêm các đơn vị đi vay phải xin hoãn thanh toán nợ, tương tự như Vinashin gần đây. Như vậy, việc điều chỉnh tỷ giá bị đánh giá là gây tác động tiêu cực tới cả tiêu dùng, sản xuất, và vay trả nợ của doanh nghiệp, tựu chung lại sẽ khiến Chính phủ phải hy sinh tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.
Tuy nhiên, vấn đề mà nhiều chuyên gia chưa lưu tâm đúng mức là: trong khoảng ngắn hạn, Chính phủ có cách điều hành nào tốt hơn không?
Bức tranh tỷ giá trực tiếp phản ánh tình trạng cán cân thanh toán của quốc gia. Từ nhiều năm nay, dòng tiền vào từ nguồn thu xuất khẩu chênh lệch trầm trọng so với nguồn chi cho nhập khẩu. Mức nhập siêu trong năm 2010 là 12,4 tỷ USD (1), tức là trung bình mỗi tháng hơn 1 tỷ USD. Để bù đắp lượng thâm hụt thương mại lớn này, Việt Nam thường dựa nhiều vào nguồn ngoại hối từ đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI) hay gián tiếp, kiều hối, các khoản vay nước ngoài, và trích bù đắp từ dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước.
Tuy nhiên, việc bù đắp nói trên chỉ có thể coi là giải pháp mang tính thời vụ. Dự trữ ngoại hối của Việt Nam đang ngày càng mỏng. FDI năm 2010 giảm, chỉ bằng 82,2% so với 2009. Vay nợ không thể coi là giải pháp nghiêm túc để bù đắp cán cân thanh toán, đặc biệt là khi tất cả các ngưỡng an toàn nợ công mà Chính phủ đang cân nhắc gần đây (60% hay 65% GDP?) đều đang lần lượt có nguy cơ bị đe dọa vượt ngưỡng (2). Các khoản đầu tư nước ngoài gián tiếp kiểu đầu tư vào chứng khoán lại càng mang tính chất thời vụ, không phải là nguồn ngoại hối lâu dài để có thể bù đắp cho thậm hụt thương mại.
Như vậy, việc giảm giá VND so với USD là tất yếu, nhưng tại sao lại điều chỉnh tới 9,3%?
Có thể đây là con số mà Ngân hàng Nhà nước đã tính toán và thấy là cần thiết để giúp cân bằng cán cân thanh toán trong một khoảng thời gian tương đối dài (có thể là 6 tháng – 1 năm).
Vậy tại sao không điều chỉnh ít một từng bước để thị trường dần dần thích nghi (ví dụ: mỗi tháng 1-2%)? Câu trả lời có lẽ Ngân hàng Nhà nước sẽ đưa ra là chính sách điều chỉnh kiểu từ từ sẽ tạo ra tâm lý kỳ vọng. Thị trường sẽ đoán trước được khá sát mức điều chỉnh của Ngân hàng Nhà nước và điều này tạo ra động cơ găm giữ đồng USD xuyên suốt cả năm. Tâm lý này sẽ đẩy giá USD trên thị trường chợ đen cao hơn mức cân bằng cung cầu, càng gây khó khăn hơn cho tiêu dùng và sản xuất. Trong khi nếu Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh quyết liệt một lần, và thể hiện sự trung thành với mức giá mới trong một thời gian đủ lâu thì thị trường sẽ có đủ cơ sở để tin vào tín hiệu mà những người làm chính sách tiền tệ đã đưa ra. Tâm lý găm giữ ngoại tệ sẽ sớm được giải tỏa sau khi cơn sốc ban đầu qua đi.
* Có phải là giải pháp lâu dài?
Chắc chắn là không! Nhưng nó cần thiết để từng bước định hình một chính sách tỷ giá giúp nền tài chính tiền tệ phát triển bền vững hơn. Việc Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá sâu như đã làm vừa qua khiến các ngân hàng thương mại mất một nguồn thu mua USD với giá rẻ từ Ngân hàng Nhà nước, làm tăng nhu cầu mua từ thị trường tự do và qua đó gián tiếp đội giá USD trên thị trường tự do. Tuy nhiên, như thế mới là gần với giá thực tế của đồng USD so với VND khi nền kinh tế không còn phải ăn bám từ quỹ dự trữ ngoại hối.
Điều cần làm tiếp theo là củng cố các tiền đề để giúp cán cân thanh toán được cân bằng mà không cần điều chỉnh giảm giá một cách quyết liệt tương tự trong tương lai.
Trước mắt giá USD tăng có thể tạm thời làm nhu cầu mua hàng hóa nhập khẩu như ô tô và iPhone giảm xuống, giúp phần nào giảm nhập siêu. Nhưng về lâu dài mục tiêu chiến lược phải là một những nguồn thu ngoại hối ổn định và bền vững hơn. Nguồn thu đó phải bắt nguồn từ sản xuất hàng hóa xuất khẩu thay vì xuất đi tài nguyên và nguyên liệu thô khác. Cần ghi nhận rằng nguồn thu từ xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua đã bớt dần lệ thuộc vào xuất khẩu dầu thô.
Quay lại việc điều chỉnh sâu tỷ giá VND/USD của Ngân hàng Nhà nước, đó là bước đi không tránh khỏi. Nhưng nó không giúp giải quyết bài toán lớn hơn là thay đổi một cơ cấu sử dụng, chi tiêu ngoại hối bất cân đối của quốc gia. Đây mới thực sự là vấn đề nhức đầu của Chính phủ, trong bối cảnh bản thân Nhà nước cũng đang gặp vấn đề về cân đối thu chi ngân sách, và chưa thể hiện được một giải pháp rõ ràng để cải thiện hiệu quả sử dụng đồng tiền. Tuy nhiên, chính trong bối cảnh đó, việc giảm giá lại càng cần thiết, để các nhà quản lý và làm chính sách cảm nhận rõ hơn hơi thở nóng từ thực tế nền tài chính tiền tệ của Việt Nam.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H Tăng cường hoạt động Marketing tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn – Chi nhánh Láng Hạ Luận văn Kinh tế 0
M Giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng marketing vào hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội Luận văn Kinh tế 2
K Hoàn thiện marketing mục tiêu tại công ty cổ phần bao bì và in Nông nghiệp Luận văn Kinh tế 6
T Nâng cao hiệu quả hoạt động marketing trong công tác huy động vốn tại ngân hàng Nông nghiệp và phát Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Giải pháp đẩy mạnh hoạt động Marketing dịch vụ thẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nô Tài liệu chưa phân loại 0
M Hoàn thiện quản lý marketing tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Láng Hạ Tài liệu chưa phân loại 0
M Xây dựng Kế hoạch Marketing hỗn hợp cho Bộ sản phẩm trồng rau sạch của Trường Đại học Nông Nghiệp Tài liệu chưa phân loại 1
H Hoàn thiện hoạt động Marketing tại Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 0
C Sử dụng Marketing nhằm nâng cao tính cạnh tranh của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Tài liệu chưa phân loại 0
V Đẩy mạnh ứng dụng Marketing vào hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông th Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top