yeu_de_hoc_yeu

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
Phần I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KHUYẾN MẠI VÀ QUẢNG CÁO THƯƠNG MẠI
I. Một số khái niệm chung:
1. Hoạt động khuyến mại:
* Khái niệm:
“Khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định” (Đ88.1 LTM) .
* Đặc điểm của khuyến mại:
- Chủ thể thực hiện hành vi khuyến mại là thương nhân
- Cách thức thực hiện xúc tiến thương mại: dành cho khách hàng những lợi ích nhất định.
- Mục đích của hoạt động này: xúc tiến việc bán hàng và cung ứng dịch vụ. Đây chính là điểm để phân biệt hình thức này với các hình thức xúc tiến thương mại khác.
* Các hình thức khuyến mại:
- Hàng mẫu
- Quà tặng
- Giảm giá
- Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, phiếu dự thi.
- Tổ chức các sự kiện để thu hút khách hàng.
2. Hoạt động quảng cáo thương mại:
Trong đời sống hàng ngày chúng ta được tiếp xúc rất nhiều với các hoạt động “quảng cáo”, được hiểu đơn giản là thông báo cho nhau biết về một thông tin nào đó. Theo Điều 4 Pháp lệnh quảng cáo năm 2001 thì Quảng cáo (advertising) chính là “giới thiệu đến người tiêu dùng về hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bao gồm có mục đích sinh lời và không có mục đích sinh lời”.
Quảng cáo thương mại (commerce advertisement) chính là một bộ phận của quảng cáo nói chung, được Luật Thương Mại 2005 định nghĩa như sau: “là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân để giới thiệu với khách hàng hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của mình” (Đ102 LTM).
Đặc điểm của quảng cáo thương mại:
- Chủ thể: Thương nhân, thực hiện QCTM để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của mình hay thực hiện dịch vụ QCTM cho thương nhân khác theo hợp đồng QC để kiếm lợi nhuận. Từ đặc điểm này chúng ta có thể phân biệt với những hoạt động thông thường như cổ động, thông tin của các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế - chính trị và xã hội để tuyên truyền đường lối, chính sách…Bên cạnh đó, chủ thể thực hiện các hoạt động trên không nhất thiết phải là thương nhân như chủ thể của hợp đồng thương mại thực hiện QCTM.
- Tổ chức thực hiện: Thương nhân có thể tự mình thực hiện các công việc cần thiết để thực hiện QC hay thuê dịch vụ QC của thương nhân khác thông qua hợp đồng dịch vụ.
- Cách xúc tiến thương mại: Trong hoạt động QCTM, thương nhân sử dụng các sản phẩm và phương tiện QCTM để thông tin về hàng hóa dịch vụ đến khách hàng, bao gồm: hình ảnh, hành động, tiếng nói, chữ viết, biểu tượng, màu sắc, ánh sáng…để biểu thị nội dung QC. Đặc điểm này cho phép phân biệt QCTM với các hình thức khác như: trưng bày, giới thiệu hàng hóa, hội chợ triển lãm…
- Mục đích: giới thiệu hàng hóa, dịch vụ để xúc tiến thương mại (XTTM), đáp ứng nhu cầu cạnh tranh và lợi nhuận của thương nhân, từ đó tạo ra sự hiểu biết cho khách hàng về hàng hóa, dịch vụ của mình, lôi kéo khách hàng, công ty và dịch vụ khác về phía mình.

II. Lý do đặt ra vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại:
1. Các hoạt động XTTM ngày càng phát triển với nhiều hình thức khác nhau, với những quy mô khác nhau kéo theo nhiều hệ quả nhất định. Với mỗi một thương nhân, yếu tố lợi nhuận luôn được đặt lên hàng đầu nên trong nhiều trường hợp, các thương nhân đã vì lợi ích trước mắt mà kinh doanh những hàng hóa, dịch vụ kém chất lượng, quảng cáo sai sự thật, khuyến mại hàng giả, kém chuẩn,..làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng (NTD). Thị trường kinh doanh càng sôi động thì các doanh nghiệp càng cố gắng tạo ra nhiều hình thức thúc đẩy kinh doanh hơn và cũng tận dụng triệt để ưu thế của KM và QCTM. Bất cứ một hoạt động kinh doanh nào cũng cần đặt ra vấn đề bảo vệ quyền lợi NTD. Bản thân các hoạt động KM và QCTM là những hoạt động mang tính chất mở, dễ bị lạm dụng để thực hiện các hành vi bất chính. Cũng xuất phát từ hình thức tổ chức của các hoạt động này khá đa dạng, khó kiểm soát và thẩm định chất lượng nên số lượng các vụ việc vi phạm xảy ra khá nhiều trong thực tế. Quá trình các TN thực hiện các hoạt động đó đã tiềm ẩn những rủi ro cho lợi ích khách hàng, tiềm ẩn nguy cơ xuất hiện những nạn nhân của các hoạt động trên. Lý do này xuất phát chủ yếu từ cơ chế vận hành nền thị trường tự do hoạt động trong kinh doanh của nước ta. Những quy định về KM và QCTM không những bảo vệ quyền lợi NTD mà còn góp phần làm trong sạch môi trường kinh doanh.
2. Xuất phát từ tính tất yếu được bảo vệ quyền lợi của NTD bởi: NTD là nhân tố chủ yếu tạo ra thị trường của TN và quyền lợi của họ luôn cần được bảo vệ. Trong kinh doanh, TN với những ưu thế về vốn, chuyên môn,…họ có thể có nhiều cách thức khác nhau để bảo vệ quyền lợi cho mình còn NTD thì khả năng tự bảo vệ mình hạn chế hơn nhiều.
3. Xuất phát từ ý thức tuân thủ Pháp luật không cao của TN và người tiêu dùng. Trong khi thương nhân luôn muốn tối đa hóa lợi nhuận và thực hiện các hành động ngoài tầm pháp luật thì NTD lại mặc nhiên chấp nhận các hành vi đó của thương nhân nếu chúng chưa gây thiệt hại và ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân mình. Với vai trò của mình, Nhà nước cần thực hiện triệt để hơn nữa hoạt động xây dựng luật, quản lý và tuyên truyền pháp luật của mình để bảo vệ quyền lợi NTD cũng chính là bảo vệ quyền lợi của NN, của các tổ chức xã hội khác.
Phần II
BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG THỂ HIỆN QUA CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ KM VÀ QCTM
Phần này có 2 nội dung:
 Bảo vệ quyền lợi NTD thể hiện qua các quy định PL về KM và QCTM dưới góc độ Luật Thương Mại (bao gồm LTM 2005 và các văn bản khác có liên quan như: Pháp lệnh quảng cáo 2001, Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi NTD,..). Phần này sẽ có thêm sự đề cập và so sánh với vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dưới góc độ Luật cạnh tranh 2004.
 Hoàn thiện một số quy định Pháp Luật về KM và QCTM hiện nay để nâng cao việc bảo vệ quyền lợi NTD.
I. Bảo vệ quyền lợi NTD dùng thông qua các quy định về KM và QCTM dưới góc độ Luật Thương Mại:
1. Thông qua các quy định về Khuyến Mại:
Đặc trưng của hoạt động khuyến mại thương mại là thương nhân dành cho khách hàng những lợi ích nhất định để tác động tới thái độ và hành vi mua bán của khách hàng để lôi kéo họ mua hàng hoá của mình hay sử dụng dịch vụ của mình hay bán hàng hoá cho mình. Các hình thức khuyến mại được quy định tại Đ92 LTM và từ điều 7 đến điều 13 - Nghị định số 37/2006/NĐ - CP ngày 04/04/2006 quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại. Ngoài ra, pháp luật không cấm thương nhân sử dụng các hình thức khác để khuyến mại nhưng khi thực hiện phải được cơ quan quản lý nhà nước về thương mại chấp thuận. Với mỗi hình thức khuyến mại, pháp luật lại có những quy định riêng.
Để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, LTM 2005 và Nghị định số 37/2006/NĐ - CP đã quy định về hàng hoá, dịch vụ được khuyến mại; về hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại; quyền và nghĩa vụ pháp lý của thương nhân thực hiện khuyến mại; các hành vi bị cấm trong hoạt động khuyến mại; về nguyên tắc thực hiện khuyến mại. Tuy nhiên, những quy định này chưa thực sự đầy đủ để đảm bảo lợi ích của khách hàng. Trong thực tế, khách hàng luôn là người phải chịu thiệt thòi do những hành vi gian lận trong khuyến mại hay do các sai sót kỹ thuật trong in ấn tem, phiếu, vật phẩm có chứa đựng thông tin về lợi ích vật chất mà khách hàng được hưởng trong đợt khuyến mại. Ví dụ: Một khách hàng của công ty sữa Hanoimilk đã mua sản phẩm sữa IZZI trong đợt khuyến mại từ

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

MinhTien1224

New Member
Re: [Free] Tiểu luận Luật Thương Mại 2005 và vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại

cho mình xin bản đầy đủ qua email: [email protected] với. thanks AD
 

tctuvan

New Member
Re: [Free] Luật Thương Mại 2005 và vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại

link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Pháp luật về xử lý hậu quả của hợp đồng vô hiệu trong lĩnh vực kinh doanh thương mại ở Việt Nam Luận văn Luật 0
D Những quy định của luật thương mại Việt Nam năm 2005 về môi giới thương mại thực tiễn áp dụng và những vấn đề đặt ra Luận văn Luật 0
D Giáo trình Pháp luật thương mại quốc tế PDF Luận văn Kinh tế 0
D Pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp thương mại điện tử đáp ứng nhu cầu của hiệp định thương mại tự do EVFTA Luận văn Luật 0
D Thực tiễn hoạt động tư vấn giải quyết tranh chấp thương mại tại Công ty hoặc Văn phòng luật sư nơi tác giả thực tập Luận văn Luật 0
D Hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp thương mại điện tử ở Việt Nam Luận văn Luật 0
D Pháp luật về hợp đồng đại lý thương mại và thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần vận tải và thương m Nông Lâm Thủy sản 0
T Định hướng xây dựng hệ thống pháp luật cho thương mại điện tử của Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
C Thuế GTGT và việc thực hiện Luật thuế GTGT ở công ty TNHH Thương Mại – Vân tải – Du Lịch Luận văn Kinh tế 0
N Dựa vào luật Thương mại quốc tế đã học , hãy phân tích nội dung hiệp định Thương mại song phơng Việt Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top