Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Lời nói đầu
Nói đến sản xuất kinh doanh, dù trong hình thái kinh tế xã hội nào, vấn đề quan tâm trước nhất vẫn là hiệu quả. Hiệu quả là mục tiêu phấn đấu của mọi nền sản xuất, là thước đo trình độ về mọi mặt của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Trong điều kiện hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường, các doanh nghiệp phải tự lấy thu bù chi, đảm bảo có lãi. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh gnhiệp biểu hiện tập trung ở lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Sản xuất kinh doanh có hiệu quả, thu được lợi nhuận cao là điều kiện tiền đề để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển. Ngược lại, nếu doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, làm ăn thua lỗ thì khó có thể đứng vững trên thị trường. Lợi nhuận được coi là một trong những đòn bẩy kinh tế có hiệu lực nhất, kích thích mạnh mẽ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Phấn đấu để có lợi nhuận và lợi nhuận ngày càng nhiều là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp. Chính vì vậy cần đi sâu nghiên cứu tìm hiểu các biện pháp phấn đấu tăng lợi nhuận.
Để giải quyết vấn đề quan trọng này, trong qua trình thực tập tại Công ty Giầy Thuỵ Khuê, với sự giúp đỡ tận tình của Thầy giáo Nguyễn Minh Hoàng, các thầy cô giáo trong bộ môn Tài chính doanh nghiệp, các cô chú lãnh đạo, đặc biệt là các cô chú phòng Tài chính – kế toán, em đã dần được tiếp cận thực tiễn, lấy thực tiễn làm sáng tỏ lý luận đã học, bước đầu tập dượt, vận dụng lý luận đó vào thực tiễn phân tích đánh giá thực tiễn hoạt động kinh doanh của Công ty, em đã mạnh dạn đi sau nghiên cứu và hoàn thiện luận văn tốt nghiệp với đề tài:
"Lợi nhuận và các phương hướng, biện pháp chủ yếu nâng cao lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Giầy Thuỵ Khuê" Nội dung đề tài gồm 3 chương:
Chương I: Lợi nhuận và kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Chương II: Thực trạng về kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Giầy Thuỵ Khuê
Chương III: Một số ý kiến đề xuất về phương hướng và biện pháp tăng lợi nhuận ở Công ty Giầy Thuỵ Khuê.

Chương I
Lợi nhuận và kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

1.1/Lợi nhuận và doanh lợi của doanh nghiệp.
1.1.1/Lợi nhuận của doanh nghiệp.
1.1.1.1/Khái niệm và nội dung cơ bản.
Ngày 12/6/1999, Luật Doanh nghiệp đã được nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua và có hiệu lực từ ngày 1/1/2000, trong đó nêu rõ: “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”. Cũng theo luật Doanh nghiệp, “kinh doanh là việc thực hiện một, một số hay tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hay cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời”.
Như vậy, cái mà một thời chúng ta không mấy coi trọng, lợi nhuận, đã được pháp luật ngày nay thừa nhận là mục tiêu chủ yếu và là động lực mạnh mẽ thúc đẩy doanh nghiệp phát triển.
Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh. Dưới góc độ doanh nghiệp, lợi nhuận là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu và chi phí để có được doanh thu đó.
Lợi nhuận nói chung được xác định theo công thức:
Lợi nhuận = Doanh thu - chi phí.
Doanh thu là toàn bộ những khoản tiền thu được do các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đem lại. Doanh thu của doanh nghiệp bao gồm doanh thu về tiêu thụ sản phẩm, doanh thu từ hoạt động tài chính, và doanh thu từ các hoạt động bất thường.
Chi phí là những khoản chi mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được doanh thu đó. Chi phí cũng bao gồm nhiều loại: Những khoản chi phí về vật chất đã tiêu hao trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm (chi phí nguyên vật liệu, năng lượng, khấu hao máy móc thiết bị...), những khoản chi phí để trả lương cho người lao động nhằm bù đắp những hao phí lao động sống cần thiết mà họ đã bỏ ra trong quá trình sản xuất, những khoản chi mà doanh nghiệp phải chi ra để làm nghĩa vụ với Nhà nước - các khoản thuế mà doanh nghiệp phải nộp theo luật định (Thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp...).
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm đến doanh thu và chi phí bỏ ra. Để hoạt động có hiệu quả, doanh nghiệp cần có biện pháp tăng doanh thu hợp lý. Bên cạnh đó, phải không ngừng phấn đấu giảm chi phí, xác định đúng đắn các loại chi phí hợp lý, hợp lệ, loại bỏ những chi phí không hợp lệ, trên cơ sở đó giúp doanh nghiệp xác định được giá bán hợp lý và có lãi.
Các hoạt động của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường rất đa dạng và phong phú, do vậy, lợi nhuận của doanh nghiệp cũng bao gồm nhiều bộ phận khác nhau:
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính và phụ: Là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu và chi phí của khối lượng sản phẩm hàng hoá lao vụ, dịch vụ thuộc các hoạt động kinh doanh chính và phụ của doanh nghiệp.
Trong cơ chế thị trường cạnh tranh sôi động, ít có doanh nghiệp nào lại chịu an phận bó hẹp hoạt động của mình trong một lĩnh vực duy nhất. Từ các hoạt động khác như liên doanh liên kết, góp vốn cổ phần, mua bán chứng khoán... doanh nghiệp thu được lợi nhuận hoạt động tài chính. Từ các hoạt động mang tính chất đột xuất, không thường xuyên như nhượng bán thanh lý tài sản cố định... doanh nghiệp thu được lợi nhuận từ hoạt động bất thường.
1.1.1.2/Phương pháp xác định lợi nhuận.
Công thức:
Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh =Doanh thu về tiêu thụ sản phẩm –Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ –Thuế gián thu (nếu có).
Trong đó:
Doanh thu về tiêu thụ sản phẩm không bao gồm giá trị hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán.
Giá thành toàn bộ =Trị giá vốn hàng bán +Chi phí bán hàng + Chi phí QLDN.
(Trị giá vốn hàng bán đối với doanh nghiệp sản xuất chính là giá thành sản xuất của khối lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ, đối với doanh nghiệp thương mại là trị giá mua vào của hàng bán ra.)

Thứ nhất: Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, phát triển thị trường. Tuy rằng công ty thực hiện gia công xuất khẩu là chủ yếu, song khi thực hiện mua bán trực tiếp, mọi việc vẫn còn là thách thức, khó khăn không dễ vượt qua. Thị trường quốc tế ngày càng đòi hỏi gay gắt hơn các vấn đề về tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn an toàn môi trường, và thị hiếu luôn thay đổi. Vì vậy, công tác nghiên cứu thị trường nước ngoài vẫn là một điều không thể thiếu. Tuy nhiên, công ty có một lợi thế là uy tín và chất lượng sản phẩm, hơn nữa còn được cấp chứng chỉ ISO 9001 phiên bản 2000 nên sẽ là một bước thuận lợi trong việc đàm phán, ký kết hợp đồng với các đối tác nước ngoài. Làm tốt công tác này sẽ giúp công ty dễ dàng tiếp mở rộng trường nước ngoài và đưa sản phẩm tiêu thụ rộng rãi hơn
Thứ hai: Thực hiện tìm kiếm khách hàng mới bên cạnh việc duy trì quan hệ với các bạn hàng truyền thống.
Khách hàng luôn là mục tiêu hướng tới của các doanh nghiệp, có được nhiều khách hàng mới, các doanh nghiệp mới có thể tiêu thụ nhiều hơn khối lượng sản phẩm. Có thể nói “khách hàng là thượng đế”, “khách hàng là ân nhân”, do vậy, việc tìm kiếm khách hàng là rất quan trọng, doanh nghiệp không thể chờ đợi khách hàng tìm kiếm sản phẩm của mình, mà ngược lại, họ phải đưa sản phẩm của mình đến với khách hàng, cả khách hàng hiện thực và khách hàng tiềm năng (những người sẽ sử dụng sản phẩm của công ty trong tương lai). Để có được điều này, công ty cần thực hiện tốt các giải pháp sau:
 Mở các chi nhánh giao dịch, của hàng giới thiệu sản phẩm tại những nước công ty đang hoạt động và đạt sản lượng, doanh số bán cao, đồng thời tại các thị trường mà công ty đang hướng tới, ví dụ như Anh, Pháp, Nhật Bản, Đài Loan, và thị trường tiềm năng và mới mẻ: Mỹ.
 Cử các chuyên gia, thợ lành nghề sang học hỏi kinh nghiệm, cách thức vận hành, sản xuất các sản phẩm tiên tiến của nước bạn. Nâng cao trình độ quản lý cho các cán bộ chủ chốt của công ty để học hỏi cách thức hoạt động, điều hành công ty cho phù hợp với xu thế làm ăn mới.
 Tham gia các hội chợ, triển lãm quốc tế, từ đó đưa sản phẩm dần thâm nhập vào thị trường nước ngoài, để họ biết đến sản phẩm của công ty.
 Quảng cáo về sản phẩm trên các phương tiện truyền thông sao cho chi phí hợp lý mà hiệu quả cao. Đặc biệt, trong điều kiện hiện nay, internet đã trở nên phổ biến thì việc biến nó thành một công cụ quảng bá sản phẩm sẽ rất hữu hiệu, hơn nữa, chi phí lại rẻ.
Để có thể thực hiên được giải pháp này, công ty cần có kế hoạch lâu dài. Trước mắt, công ty cần giữ vững nhịp độ sản xuất - tiêu thụ như hiện nay, đồng thời cần chú trọng lựa chọn các mặt hàng chiến lược, tạo uy tín trong ngoài nước, tập trung thiết kế, chế thử mẫu mã để có thể chủ động chào hàng và tự tổ chức sản xuất, tiêu thụ mà không phụ thuộc vào phía nước ngoài.
Có thể nói, việc chuyển đổi cách hoạt động mới đòi hỏi sự nỗ lực và đoàn kết của toàn bộ công ty, đặc biệt là ban lãnh đạo công ty. Không chỉ vậy, còn cần đến sự quan tâm, hỗ trợ từ phía Nhà nước thông qua các chính sách, cơ chế điều hành...nhưng trước hết vẫn là chủ quan từ phía công ty. Do vậy, không còn cách nào khác, công ty phải xây dựng một chiến lược hoàn chỉnh, đồng bộ ngay từ bây giờ. Làm được điều này sẽ giúp cho công ty có một chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong nước và nước ngoài, đồng thời phát triển bền vững, lâu dài.
3.2.5/Biện pháp thứ năm: Tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận theo hướng chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
Với chủ chương của Đảng và Nhà nước sẽ tiến hành cổ phần hoá hầu hết các doanh nghiệp nhà nước. Thực tế cho thấy các doanh nghiệp Nhà nước sau khi cổ phần hoá thường có hướng làm ăn hiệu quả hơn, vì lúc đó quyền lợi trở nên “sát sườn” đối với người lao động – những người chủ của công ty. Do vậy, họ toàn tâm toàn ý cống hiến hết mình vì công ty và cũng chính là vì bản thân họ. Như vậy, trong thời gian tới, công ty nên có kế hoạch cổ phần hoá công ty. Điều này là phù hợp với thời cuộc mới của xã hội.
Trên đây là một số ý kiến đề xuất của cá nhân tác giả về một số phương hướng và biện pháp gia tăng lợi nhuận để công ty tham khảo nhằm nâng cao lợi nhuận, nâng cao hiệu quả hoạt động trong những năm tới. Do năng lực còn hạn chế nên rất mong nhận được sự phê bình, góp ý của các cô chú, các anh chị trong công ty.

Kết luận
Trong thời gian thực tập tại Công ty Giầy Thuỵ Khuê, được tiếp xúc với thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh, qua tìm hiểu nghiên cứu về tình hình thực hiện lợi nhuận của công ty trong năm qua, nhận thấy tình hình hoạt động kinh doanh của công ty là ổn định và khá tốt, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần nhanh chóng tháo gỡ để đưa công ty hoạt động tốt hơn, qua đó, em đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp chủ yếu với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận của công ty trong thời gian tới.
Do trình độ và thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên đề tài chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong được sự giúp đỡ, chỉ bảo của các Thầy, Cô giáo trong bộ môn cùng các cô chú trong công ty.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Chuyển giá, xói mòn cơ sở thuế và dịch chuyển lợi nhuận: Nhìn lại FDI ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
H Lợi nhuận và một số phương hướng biện pháp nhằm tăng lợi nhuận tại Công ty TNHH sản xuất & Thương mại Trần Vũ Luận văn Kinh tế 2
N Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận và các giải pháp nhằm gia tăng lợi nhuận tại công ty cơ đi Luận văn Kinh tế 0
H Lợi Nhuận và các biện pháp làm tăng lợi nhuận tại công ty Cổ Phần Xây Dựng & Thương Mại Phú Cường Luận văn Kinh tế 0
M Phân tích tình hình thực hiện lợi nhuận của công ty TNHH sản xuất và thương mại Lương Nông Luận văn Kinh tế 0
S Lợi nhuận kinh doanh của công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 872: Thực trạng và giải pháp Luận văn Kinh tế 0
M Phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động lên lợi nhuận và rủi ro của công ty cổ phần xi măng Hà Tiên Kiến trúc, xây dựng 0
K Lợi nhuận và một số phương hướng biện pháp nhằm tăng lợi nhuận ở Công ty TNHH sản xuất & Thương mại Luận văn Kinh tế 0
M Lợi nhuận và một số phương hướng biện pháp nhằm tăng lợi nhuận ở Công ty TNHH sản xuất và Thương mại Luận văn Kinh tế 0
N Nguồn gốc lợi nhuận và vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn hiệ Công nghệ thông tin 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top