fung_kut3

New Member
Kỹ thuật siêu phân luồng (Hyper Threading Technology)
Bây giờ chuyện tậu một bộ máy tính có công nghệ siêu phân luồng (Hyper-Threading Technology, gọi tắt là HT) chẳng còn là ghê gớm lắm, cho dù nó đang là một "mốt thời thượng".
Bây giờ chuyện tậu một bộ máy tính có công nghệ siêu phân luồng (Hyper Threading Technology, gọi tắt là HT) chẳng còn là ghê gớm lắm, cho dù nó đang là một "mốt thời thượng".
Intel trình làng ngày 14/11/2002, công nghệ HT cho máy desktop được coi như một công nghệ của "cõi trên".
Nhưng HT là cái chi ? Người ta có thể mô tả công nghệ HT bằng nhiều cách, như công nghệ "đa nhiệm", "CPU 2 trong 1", "mua một CPU được hai bộ vi xử lý", "CPU luận lý thứ hai" ...
Để giải quyết nhu cầu đa nhiệm mà người sử dụng máy tính đang đặt ra ngày càng nhiều hơn, Intel đã khai thác thế mạnh của khả năng đa luồng (multithreading) vốn được xây dựng sẵn trong hệ điều hành Windows XP và nhiều phần mềm ứng dụng tiên tiến. Phần mềm đa luồng có khả năng chia các tác vụ nặng nề của mình thành nhiều quá trình và luồng có thể xử lý độc lập. Trong một hệ thống đa CPU (multiprocessor), các luồng này được chia ra để từng con CPU khác nhau xử lý. Giải pháp HT là thay vì đặt hai bộ vi xử lý lên một cái nhân (die) với giá thành cao hơn nhiều, Intel đã chọn giải pháp tận dụng tài nguyên còn thừa của các CPU tốc độ cao để tạo ra một bộ vi xử lý luận lý (logical CPU) thứ hai bên trong một CPU vật lý (physical CPU). Thay vì phải sắp hàng chờ đợi được xử lý trong một bộ vi xử lý, các ứng dụng giờ đây được tách ra để được xử lý trong hai bộ vi xử lý ảo (virtual) hay vi xử lý luận lý (logical) cùng chạy song song nhưng độc lập với nhau. Tuy sức mạnh của CPU không được nhân đôi, nhưng theo các thử nghiệm của Intel, với công nghệ HT, hiệu suất của hệ thống sẽ tăng 25-30%. Bạn có thể chạy cùng một lúc hai hay nhiều hơn các ứng dụng khác nhau mà không làm hệ thống bị nặng nề, quá tải như khi không có HT. Nhờ vậy mà bạn sẽ tiết kiệm được khối thời gian vốn là vàng bạc !

Khi hoạt động trong hệ thống có công nghệ HT, hệ điều hành Windows XP sẽ nhận ra hệ thống có tới hai CPU và khai thác cả hai để chạy các ứng dụng.

Lưu ý, do không hỗ trợ đa nhiệm, đa luồng, một số phần mềm ứng dụng thậm chí bị "bối rối" khi "nhìn" thấy tới hai CPU, dẫn tới chuyện còn chạy tệ hơn khi không có HT. Để xử cái vụ này, các mainboard đều có tùy chọn mở (enable) hay tắt (disable) công nghệ HT ở BIOS.

Yêu cầu bắt buộc để sử dụng HT là bạn phải có hệ điều hành, CPU, và mainboard với chipset hỗ trợ công nghệ này.

Các chipset hỗ trợ HT là từ i854E trở về sau này. Nói cho dễ nhớ, ngoại trừ hai chipset i845 và i845GL, cũng như chipset i850, tất cả các chipset i845 khác, i850E, các chipset i848, i865 và i875P đều có chức năng HT.

Lưu ý, ở các vụ này, Intel còn phân thành hai cấp :

- Được tối ưu hóa cho HT (Optimized for HT Technology), gồm các chipset i875P, i865G, i865PE và i865GV. Như tên gọi, các chipset này mới khai thác triệt để công nghệ HT.

- Hỗ trợ HT (Supports HT Technology), gồm các chipset có chức năng HT còn lại.

Các CPU desktop Intel hỗ trợ HT hiện nay gồm :

- Pentium 4 bus 800 MHz: 3.20 GHz, 3.0 GHz, 2.80C GHz, 2.60C GHz, 2.40C GHz

- Pentium 4 Extreme Edition bus 800 MHz: 3.20 GHz

- Pentium 4 bus 533 MHz: 3.06 GHz

Các hệ điều hành hỗ trợ HT hiện nay có Windows XP và Windows Server 2003. Trong khi đó có khá nhiều hệ điều hành Linux hỗ trợ HT. Nhưng cho tới nay, Intel mới cấp logo "Intel Pentium 4 Processor with HT Technology" cho các hệ điều hành được test là được tối ưu hóa cho HT gồm: Red Hat Linux 9 (Professional và Personal), SuSE Linux 8.2 (Professional và Personal), Red Flag Linux Desktop 4.0, COSIX Linux 4.0.

Với các Windows không hỗ trợ HT (Windows 2000 tất tần tật phiên bản, Windows NT4.0, Windows Me, Windows 98SE, Windows 98 trở về trước), Intel khuyến cáo người dùng phải tắt (disable) chức năng hỗ trợ HT trong BIOS hệ thống.
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top