Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Phương pháp lãi suất chiết khấu
Sử dụng quỹ bình ổn tỷ giá
Nghiệp vụ trên thị trường ngoại hối
Phá giá đồng bản tệ.
Song với đặc điểm nền kinh tế Việt Nam- nền kinh tế kém phát triển- trong trường hợp này chính phủ đã sử dụng hiệu quả quỹ bình ổn tỷ giá bằng cách tung ra thị trường một lượng lớn USD đồng thời kiểm soát chặt chẽ lượng USD trôi nổi trên thị trường. Cụ thể là :
Đối với các doanh nghiệp nhập khẩu : Nhà nước quy định lượng ngoại tệ tối đa cần thiết (chủ yếu là USD) cho việc thanh toán ; Lượng ngoạI tệ còn lạI- do dư thừa, tích trữ từ trước khủng hoảng phải bán hêt cho ngân hàng.
Với doanh nghiệp xuất khẩu : Lượng ngoại tệ thu về phảI chuyển thành VND thông qua ngân hàng đồng thời quy định tỷ lệ giữ lại lượng ngoại tệ thu về. Nghiêm cấm mở tài khoản bằng ngoạI tệ ; mọi giao dịch trong nước đều sử dụng đồng nội tệ.
Với dân cư ; nhà nước chủ trương đIều chỉnh mức lãi suất hấp dẫn để thu hút ngoại tệ thông qua hình thức giữ tiền. Bên cạnh đó nghiêm cấm buôn bán ngoại tệ ; phạt nặng đối với bất kỳ hình thức buôn bán ngoại tệ nào nhất là đầu cơ.
*Đi đôi với điều chỉnh tỷ giá, cần nỗ lực tối đa để giảm bớt sự mất cân đối tiến tới cân bằng, rồi có số dư trong cán cân thanh toán và cán cân ngoại thương. Để đạt được mục đích này, cần thực hiện một chính sách tạo nguồn thu và hạn chế nguồn chi, tránh tình trạng tận thu có hại, cần muốn nhấn mạnh tới khía cạnh thúc đẩy kinh doanh phát triển, nhất là kinh doanh tư nhân. Khắc phục tư duy cũ cái gì cũng muốn kiểm soát, như “kiểm soát hoạt động kinh doanh “, “kiểm soát đầu tư nước ngoài “.. chúng ta cần chuyển sang một tư duy mới là tạo điều kiện thuận lợi cho dân.
Về chi tiêu, một chính sách thắt lưng buộc bụng là cần thiết, trước hết cần cắt bớt những khoản bao cấp phi lý và các khoản chi tiêu xa xỉ, nhất là chi tiêu cao cấp cho những doanh nghiệp làm ăn kinh tế mà liên tục thua lỗ và những trang thiết bị đắt tiền cho những đơn vị kinh doanh làm ăn kém hiệu quả.
*Cần giải quyết nhanh chóng các vấn đề nợ, trước mắt là nợ trong nước và trong các năm tới là nợ nước ngoài. Đây là một yếu tố nghiêm trọng đã dẫn tới khủng hoảng ở các nước trong khu vực và cũng là yếu tố nghiêm trọng ở nước ta. Nếu vì sợ đau không cắt bỏ những xí nghiệp quốc doanh nặng nợ hiện nay, thì trong tương lai những ung nhọt đó sẽ còn trầm trọng hơn nữa, không những đau, mà còn có thể đe dọa cả sinh mệnh của nền kinh tế và chính trị, thậm chí đến vốn kinh doanh của các xí nghiệp và dự trữ quốc gia được coi là “ tiền của người khác” chứ không phảI tiền của chính mình trong tình trạng hiện nay ở những nước đang bị khủng hoảng ở châu á.
*Nâng cao năng lực và hiệu quả ngoại thương. Xuất khẩu của ta trong thời kỳ 1990- 1996 có xu hướng phát triển tốt, đã tạo được hơn một chục mặt hàng có giá trị xuất khẩu mỗi mặt hàng trên 100 triệu USD. Từ 1997, xuất khẩu có xu hướng giảm, có nguyên nhân từ những chính sách trước đây thích hợp, nay đã bất cập, cần sửa đổi ; có nguyên nhân do cuộc khủng hoảng tài chính, đồng tiền các nước có hàng hoá cạnh tranh với ta hạ, làm cho giá cả một số mặt hàng xuất khẩu của ta cũng hạ theo tới 20- 30%, riêng giá dầu lửa thế giới giảm tới trên 7 USD/1 thùng…
Trong bối cảnh như vậy, một mặt cần có các chính sách kích thích xuất khẩu thông qua thuế, lãi tức, tín dụng, sử dụng ngoại tệ ( quyết định kiểm soát ngoại tệ như vừa rồi chỉ đạt mục đích tình thế trước mắt, lâu dài sẽ có hại cho xuất nhập khẩu), mặt khác cần tăng cường đầu tư cho các mặt hàng chủ lực và những mặt hàng khác đã tỏ rõ hiệu quả trên thị trường xuất khẩu.
Việc xuất khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu và hàng tiêu dùng trong nước thay thế nhập khẩu cũng được xếp vào diện ưu tiên. Hạn chế nhập hàng nguyên chiếc và hàng có thể cạnh tranh làm hại cho hàng sản xuất tại trong nước.
Cần nhanh chóng ký hiệp định thương mại với Mỹ và thực hiện dần chính sách tự do hoá thương mại để tăng cường liên kết khu vực và quốc tế (tham gia AFTA, APEC, WTO).
*Hoà nhập nhiều hơn vào kinh tế khu vực và thế giới : Quá trình tự do hoá tài chính cần được định hình cụ thể và thúc đẩy nhanh hơn, chủ động hơn, đồng bộ hơn. Chuẩn bị tích cực hơn, sớm hơn về thể chế và các nghiệp vụ kỹ thuật phục vụ sử dụng bản tệ chi thanh toán các giao dịch nội bộ ASEAN, cho việc hình thành AIA (khu vực đầu tư ASEAN) cũng như cho việc đẩy nhanh tiến trình AFTA và sự tham gia vào APEC trong tương lai. Cần tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi với các ưu đãi giành cho đầu tư nước ngoài không thua kém trình độ khu vực. Cùng với nó tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hạn chế nhập hàng tiêu dùng xa xỉ hay trong nước có thể sản xuất được. tham gia tích cực vào cơ chế giám sát khu vực ASEAN.
* Cải tổ cơ cấu đầu tư theo hướng phát huy lợi thế so sánh, khắc phục những tư duy còn rớt lại từ thời công nghiệp hoá lấy công nghiệp nặng làm then chốt và lấy xí nghiệp “quy mô lớn “ theo kiểu sáp nhập hành chính làm nòng cốt. Tạo đIều kiện thuận lợi hơn nữa cho FDI để tăng cường thu hút FDI mới và ngăn chặn FDI cũ bỏ đi. Có ý kiến cho rằng năm 1997 FDI mới đăng ký vào Việt Nam giảm 40%, năm 1998 có thể sẽ giảm tới 70%.
Cần tiếp tục và tăng cường qúa trình đổi mới hơn nữa theo hướng kinh tế thị trường có sự đIều tiết của Nhà nước, chú ý hơn tới chính sách tự do hoá và mở cửa nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam và nền kinh tế Việt Nam, nâng cao năng suất lao động, tăng cường liên kết quốc tế và khu vực, xây dựng một hệ thống thể chế và cơ cấu bảo đảm sự phát triển vừa ổn định trước mắt vừa năng động và bền vững lâu dài. Trong số những biện pháp thực tiễn, cần tăng cường hệ thống luật pháp và điều hành, cải cách mạnh hơn hệ thống tài chính ngân hàng, ưu tiên cho xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, đẩy mạnh cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển các ngành đã tỏ rõ hiệu quả và các ngành mà ta có lợi thế, nhất là các ngành xuất khẩu, dùng nhiều lao động, các ngành chế biến nông sản, hải sản và khoáng sản, một số ngành mũi nhọn như viễn thông và tin học, cắt giảm bớt các ngành nặng, quy mô lớn, kém hiệu quả và chậm thu hồi vốn.
* Lành mạnh hóa khu vực tài chính ngân hàng : Tập trung chỉ đạo đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay và khả năng trả nợ của các doanh nghiệp, các ngành, các khu vực. Sớm hoàn thiện luật pháp và xử lý kiên quyết hơn tình trạng nợ khó đòi cả trong khu vực kinh doanh lẫn trong đời sống để lành mạnh hoá các quan hệ kinh tế và quan hệ dân sự, xã hội ; Triệt để tiết kiệm, chống lãng phí, đề cao kỷ luật tài chính, thực hiện nghiêm túc các chế độ kế toán thống kê, kiểm toán, công khai hoá tài chính trong nền kinh tế. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, kiên quyết và đẩy lên một bước các hoạt động chống tham nhũng, hoàn thiện cơ chế giám sát an toàn kinh tế, tài chính trong nước ; Tăng cường công tác dự trữ, chống lại hiện tượng đầu cơ, gian lận thương mại, gian lận hành chính ; Quản lý có hiệu quả và thống nhất các nguồn ngoại tệ trên thị trường Việt Nam ; Cần sớm phát hiện và cho đóng cửa các tổ chức tín dụng,các ngân hàng “ có vấn đề “ tài chính, nhất là khối ngân hàng cổ phần. Xúc tiến lạI các ngân hàng yếu kém ; Giảm bớt các bảo lãnh dễ dãi của các ngân hàng nhà nước dành cho các ngân hàng, tổ chức tín dụng yếu kém nhằm ngăn chặn những tổn thất tài chính to lớn có thể xảy ra ; Đề cao và cải thiện công tác thông tin, tư vấn phục vụ các hoạt động kinh doanh lẫn các hoạt động quản lý nhà nước.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top