daigai

Well-Known Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI

LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: ĐỒNG TIỀN CHUNG CHÂU ÂU 4
1.1 Quá trình hình thành và đặc điểm chung của đồng tiền chung Châu Âu 4
1.1.1 Cơ sở ra đời 4
1.1.2 Quá trình hình thành 5
1.2 Những chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa của các nước thuộc khối đồng tiền chung Châu Âu 8
1.2.1 Những chính sách tiền tệ của ngân hàng Trung Ương Châu Âu 8
1.2.2 Chính sách tài khóa của khu vực đồng tiền chung Châu Âu 13
CHƯƠNG 2: VAI TRÒ CỦA ĐỒNG TIỀN CHUNG CHÂU ÂU 19
2.1 Vai trò và hạn chế của đồng tiền chung Châu Âu 19
2.1.1 Mặt tích cực của đồng tiền chung Châu Âu 19
2.1.2 Mặt tiêu cực của đồng tiền chung Châu Âu 20
2.2 Khủng hoảng nợ công của các nước trong khu vực đồng tiền chung Châu Âu 21
2.2.1 Khái niệm và bản chất của nợ công 21
2.2.2 Nguyên nhân dẫn đến nợ công 22
2.2.3 Thực trạng nợ cụng Chõu Âu 29
2.2.4 Giải quyết nợ công trong khu vực đồng EURO 34

CHƯƠNG 3: NHỮNG BÀI HỌC TỪ ĐỒNG TIỀN CHUNG CHÂU ÂU 41
3.1 Bài học từ đồng tiền chung Châu Âu 41
3.2 Xu hướng hình thành những đồng tiền chung trên thế giới 43
3.4 Một số kiến nghị 48
KẾT LUẬN 51
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 52



DANH MỤC BẢNG BIỂU
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1 Độ lệch chuẩn của tăng trưởng giữa các nước trong khu vực đồng EURO 9
Biểu đồ 1.2: Biểu đồ về tỷ lệ lạm phát của khu vực đồng Euro 11
(2000-2012) 11
Biểu đồ 1.3: Biểu đồ về lãi suất của đồng Euro (2000-2012) 12
Biểu đồ 1.4: Tỷ gớa hối đoái EURO/USD 2000-2/2012 12
Biểu đồ 1.5: Nợ công so với GDP của các nước trong khu vực đồng Euro 2010 17
Biều đồ 1.6: Bội chi ngân sách của các nước trong khu vực đồng Euro 2010 18
Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ nợ chính phủ các quốc gia so với GDP, quý 3 năm 2011 31
Biểu đồ 2.2: Thay đổi trong tỷ lệ nợ chính phủ so với GDP, quý 3 năm 2011 so với quý 2 năm 2011 (Điểm tỷ lệ phần trăm) 32
Biểu đồ 2.3: Thay đổi trong nợ chính phủ so với tỷ lệ GDP, quý 3 năm 2011 so với quý 3 năm 2010 (Điểm tỷ lệ phần trăm) 32
BẢNG
Bảng 2.1: So sánh rủi ro nợ cụng cỏc nước năm 2010 27
Bảng 2.2: Thực trạng nợ của công của EA17 và EU 27 33
Bảng 2.3: Nợ chính phủ của các quốc gia thành viên 37
LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính tất yếu của đề tài
Sau hơn một thập kỷ đi vào lưu hành chính thức, đồng tiền chung Châu Âu dù gặp không ít khó khăn nhưng đã vượt qua được thử thách để trở thành một trong những đồng tiền có ảnh hưởng nhất thế giới, và là một đối thủ cạnh tranh thực sự của đồng đô la Mỹ.
Định hướng cho đồng tiền chung châu Âu cũng bắt nguồn từ logic hoàn toàn hợp lý: Một khi các đường biên giới đã bị xóa nhòa, thuế quan bị dỡ bỏ, lực lượng lao động tự do di chuyển từ nước này sang nước khỏc thỡ tại sao các nước EU lại phải tốn nhiều công sức và tiền bạc để vật lộn với chuyện tỷ giá trong một không gian thương mại đã trở nên chật hẹp? Chẳng hạn như chỉ riêng cho các giao dịch trao đổi tiền tệ, các công ty châu Âu đã “đốt” tới 60 tỷ USD mỗi năm. Trên con đường dẫn tới một liên minh tiền tệ chính là việc xây dựng một hệ thống tiền tệ châu Âu như một cơ cấu điều hành các tỷ giá trao đổi. Các nước tham gia vào hệ thống này có trách nhiệm phải kìm giữ dao động của các tỷ giá trong các giới hạn tương đối hẹp - trên thực tế là một bước tiếp tục và phát triển, xóa bỏ được những rào cản thương mại, tối đa húa cỏc lợi ích, môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư. Khu vực này đã đạt được mức tín nhiệm cao và được sự tin tưởng của các nhà đầu tư trên thế giới. Từ đó, thu hút được một lượng vốn lớn để xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư phát triển. Chính vì vậy mà mức tăng tưởng của khu vực này ngày càng cao và ổn định.
Tuy nhiên, những lợi thế so sánh ban đầu của khu vực ngày càng bị các khu vực khác thu hẹp. Những khác biệt quá lớn về nền kinh tế của các nước nhưng lại cùng phải thực hiện chung một quy định của ECB trong một thời gian dài xuất hiện những hạn chế. Thêm vào đó là nhưng chính sách tài khóa lỏng lẻo của các nước thành viên, sự ỷ lại của các nước cùng kiệt hơn vào các nước giàu đã dẫn đến cuộc khủng hoảng nợ công. Bắt đầu từ năm 2009 tại Hy Lạp và lan rộng ra cả khu vực Châu Âu. Nhưng chưa dùng lại ở đó, cuộc khủng hoảng này đã và đang ảnh hưởng đến nền kinh kế toàn thế giới. Buộc tất cả các nước phải nhìn nhận lại những chính sách về tài chính, tiền tệ và quản lý nợ công và đó cũng là bài học cho các khu vực đang có xu hướng hình thành đồng tiền chung.
Từ những lý do trên, đề tài: “Khu vực đồng tiền chung Châu Âu và những bài học” được chọn để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản về cơ sở, quá trình hình thành, những chính sách tài chính và tài khóa mà khu vực đồng tiền chung đã và đang thực hiện. Đỏnh giá nhưng mặt tích cực và tiêu cực của đồng tiền chung Châu Âu sau hơn một thập kỷ được phát hành cũng như nghiên cứu nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng và giải pháp cho khủng hoảng nợ cụng Chõu Âu. Để từ đó rút ra những bài học và áp dụng cho Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng là đồng tiền chung khu vực Châu Âu.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu ở các nước là thành viên của khu vực đồng tiền chung Châu Âu.
Về thời gian: Đề tài phân tích các tình hình, số liệu từ năm 2000 đến nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong bài là phương pháp chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Cụ thể là phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, nghiên cứu dữ liệu và phương pháp thống kê.
5. Những đóng góp của đề tài
Hệ thống những chính sách tài chính của Ngân hàng Trung Ương Châu Âu
Những chính sách tài khóa của các nước trong khu vực đồng tiền chung Châu Âu và những khác biệt về chính sách của mỗi nước.
Tổng kết đánh giá hoạt động thực tiễn của đồng Euro và nghiên cứu nguyên nhân, thực trạng, giải pháp của cuộc khủng hoảng nợ cụng Chõu Âu đang diễn ra.
Những bài học được rút ra và áp công cụ thể trong điều kiện cụ thể của Việt Nam.
6. Kết cấu đề tài
Ngoài lời mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục các chữ viết tắt, danh mục các bảng, biểu, sơ đồ, biểu đồ, chuyên đề được trình bày trong ba chương:
Chương 1: Đồng tiền chung Châu Âu
Chương 2: Vai trò của đồng tiền chung Châu Âu
Chương 3: Những bài học từ đồng tiền chung Châu Âu
CHƯƠNG 1
ĐỒNG TIỀN CHUNG CHÂU ÂU
1.1 Quá trình hình thành và đặc điểm chung của đồng tiền chung Châu Âu
1.1.1 Cơ sở ra đời
Chiến tranh thế giới lần thứ 2 đã để lại hậu quả hết sức nặng nề cho các quốc gia tham chiến cũng như nước ảnh hưởng, đặc biệt là về kinh tế. Đồng thời xu hướng khu vực hóa toàn cầu hóa ngày càng phát triển mạnh mẽ, xuất phát từ thực tiễn này , mà các quốc gia, khu vực trên thế giới liên kết với nhau để hình thành nờn cỏc trung tâm khu vực về kinh tế, chính trị, quân sự,văn hóa (WTO,APEC…). Hòa vào xu thế vận động đú cỏc quốc gia, khu vực Tây Âu đã liên kết với nhau để hình thành nên một trung tâm liên minh về kinh tế nông nghiệp, tiền tệ, khoa học kĩ thuật…để cùng hợp tác phát triển trong nội khu vực và các quốc gia trên thế giới.
Hệ thống tỉ giá đoái Bretton Woods dựa vào kim bản vị và chương trình Marshall đã góp phần ổn định các khu vực đồng Bảng Anh, đồng Franc Pháp, đồng Franc Thuỵ Sĩ và đồng D-Mark ở Tây Đức.
Tuy nhiên, Liên minh thuế quan Đức và Pháp hình thành năm 1968. Đến 1972 vẫn phải chống chọi với việc tỉ giá hối đoái dao động mạnh mẽ do hệ thống Bretton Woods đã sụp đổ sau sứ mệnh lịch sử của nó khi nền kinh tế thế giới đang vươn tới mục tiêu toàn cầu hoá.
Năm 1970, lần đầu tiên về một liên minh tiền tệ Châu Âu được cụ thể hoá, dựa trên kế hoạch Werner, đúc kết dự án Liên minh kinh tế và tiền tệ Châu Âu với một đồng tiền thống nhất trong tương lai, do các chuyên viên kinh tế lỗi lạc và Thủ tướng Luxembourg, Pierre Werner soạn thảo.
Tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hóa, kể cả cổ phần hóa toàn tổng công ty; giảm, thu hẹp tỷ trọng và giảm thiểu số lượng doanh nghiệp mà Nhà nước giữ cổ phần chi phối, chỉ duy trì doanh nghiệp 100% vốn nhà nước trong những ngành, lĩnh vực mà nhà nước cần độc quyền, giữ vị trí then chốt của nền kinh tế và các lĩnh vực mà doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân không hay chưa muốn, chưa có khả năng tham gia.
Ưu tiên xây dựng các mô hình tập đoàn kinh tế đa sở hữu, với vai trò nòng cốt là doanh nghiệp nhà nước, đảm nhận vai trò chủ lực trong nền kinh tế, được vận hành theo đúng quy luật kinh tế trên cơ sở sự tự nguyện thoả thuận liên kết, hợp tác giữa các pháp nhân độc lập; ủng hộ thành lập tập đoàn kinh tế tư nhân.
Kiên quyết chấm dứt tình trạng các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước đầu tư dàn trải ra ngoài ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính (Hội nghị Trung Ương 3 yêu cầu hoàn thành trước năm 2015) và tập trung phát triển doanh nghiệp nhà nước trong những ngành, lĩnh vực quan trọng có ý nghĩa then chốt của nền kinh tế quốc dân, chủ yếu thuộc các chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật liên quan đến kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, dịch vụ công, ổn định kinh tế vĩ mô.
Nghiên cứu chỉnh sửa giảm tỷ trọng xuống dưới 10%, thậm chí bãi bỏ sớm quy định hiện nay về cho phép doanh nghiệp nhà nước được phép đầu tư “trỏi ngành” tối đa 30% tổng nguồn vốn đầu tư vào các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, mức vốn đầu tư công ty nhà nước không được vượt quá 20% vốn điều lệ của tổ chức nhận góp vốn, nhưng mức vốn góp của công ty mẹ và công ty con trong tổng công ty, tập đoàn không vượt quá mức 30% vốn điều lệ của tổ chức nhận góp vốn…
Khuyến khích phát triển tập đoàn đa sở hữu, cổ phần và tiêu chuẩn hóa quản trị doanh nghiệp theo yêu cầu phòng tránh rủi ro cao. Đặc biệt, cần đảm bảo tính ổn định hệ thống, chủ động phòng ngừa các tác động mặt trái, những cái “bẫy” nợ nần và hiệu quả thiết thực trong quá trình tái cấu trúc trong cả khu vực doanh nghiệp, cũng như khu vực tài chính- ngân hàng.
KẾT LUẬN
Quá trình hình thành và sự phát triển thăng trầm của đồng tiền chung Euro đã cho cả thế giới cũng như Việt Nam nhiều bài học quý giá.
Chương 1 khái quát được lịch sử của đồng tiến Euro từ khi ra đời đến nay và những chính sách tài chính và tài khóa của Eurozone. Từ đó, cho ta thấy được những chính sách cụ thể, những cải cách của các nước khi gia nhập vào khu vực đồng tiền chung Châu Âu.
Chương 2 nhận định những thành tựu đã đạt được của khu vực Euro khi đồng tiền chung được lưu hành và những tiêu cực cần được khắc phục. Đồng thời trong chương này cũng nêu ra vấn đề nổi cộm hiện nay đó là nợ cụng Chõu Âu. Đưa ra những phân tích đánh giá về nguyên nhân của nợ công và những hậu quả của nợ công không chỉ trong khu vực đồng Euro mà còn lan rộng ra toàn thế giới. Điều này một lần nữa khẳng định rằng: ảnh hưởng của đồng Euro đến nền kinh tế thế giới là rất lớn và trách nhiệm của các nhà hoạch định chính sách, chính phủ, ngân hàng ECB là rất lớn. Trong chương này cũng đưa ra những biện pháp mà khu vực đồng tiền chung Châu Âu đưa ra và thực hiện cũng như tác động của những giải pháp đú lờn nền kinh trong khu vực và trên toàn thế giới.
Chương 3 là những bài học đắt giá rút ra từ đồng tiền Euro cho các khu vực đang có định hướng hình thành đồng tiền chung như nhóm nước BRICs, các nước ASEAN. Đồng thời trong chương này cũng đưa ra những kiến nghị của tác giả về những giải pháp cho khủng hoảng nợ cụng Chõu Âu và quản lý nhà nước ở Việt Nam.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu áp dụng giải pháp tường chắn đất cho khu vực đồng tháp mười Kiến trúc, xây dựng 0
H 25 đề thi học sinh giỏi môn vật lý lớp 11 của các trường chuyên khu vực duyên hải đồng bằng bắc bộ có đáp án Khởi đầu 2
D Đánh giá tác động môi trường khu vực nuôi cá tra ở đồng bằng Sông Cửu Long bằng phương pháp LCA Khoa học Tự nhiên 0
D Điều tra mức độ ô nhiễm Mangan tại một số khu vực thuộc đồng bằng sông Hồng Luận văn Sư phạm 0
D Ứng dụng mô hình mạng thần kinh nhân tạo dự báo tổng lượng bức xạ ngày cho khu vực đồng bằng phía Bắ Luận văn Sư phạm 0
C Mở rộng cho vay nông nghiệp nông thôn khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Li Luận văn Kinh tế 0
G Một số giải pháp phát triển dịch vụ chăm sóc sức khỏe vật nuôi ở khu vực đồng bằng sông Hồng Luận văn Kinh tế 0
Q Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại khu vực phía tây tỉnh Thanh Hóa Địa lý & Du lịch 0
B Phát triển du lịch cộng đồng ở khu vực Vườn Quốc gia Cát Tiên - Tỉnh Đồng Nai Địa lý & Du lịch 0
Q Sự kỳ thị của cộng đồng với người có HIV/AIDS ở khu vực nông thôn Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top