daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

TÓM TẮT
Việc định giá sai trong các đợt phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng
(IPO) đã được kiểm chứng rộng rãi trong các nghiên cứu tại nhiều nước trên thế giới.
Mục tiêu của bài nghiên cứu này là muốn kiểm chứng xem có hay không việc định
dưới giá trong các đợt IPO tại Việt Nam chịu tác động của các nhân tố quy mô phát
hành, giá khởi điểm, sự khác biệt trong tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội tại
năm IPO với năm cổ phiếu được niêm yết, tuổi công ty, uy tín của tổ chức bảo lãnh
phát hành, quy mô công ty, tỷ số ROA, tỷ số P/E và tỷ số nợ. Bài nghiên cứu thực hiện
nghiên cứu trên các công ty IPO thông qua cách đấu giá tại các sàn giao dịch
chứng khoán tập trung tại Việt Nam là Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí
Minh và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. Nghiên cứu chỉ ra rằng mức độ định dưới
giá tính trung bình khi IPO tại Việt Nam là 30,5%.
Kết quả nghiên cứu bằng phương pháp hồi quy Bình Phương Bé Nhất cho thấy
rằng hai nhân tố giá khởi điểm và sự khác biệt trong tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm
quốc nội tại năm IPO và năm cổ phiếu được niêm yết có mối tương quan ngược chiều
với mức độ định dưới giá; nhân tố quy mô phát hành có mối tương quan cùng chiều với
mức độ định dưới giá; nhân tố quy mô công ty có mối tương quan ngược chiều nhưng
không thực sự mạnh với mức độ định dưới giá. Các nhân tố còn lại bao gồm tuổi công
ty, uy tín của tổ chức bảo lãnh phát hành, tỷ số ROA, tỷ số P/E và tỷ số nợ không có
mối quan hệ có ý nghĩa thống kê với mức độ định dưới giá trong các đợt IPO tại Việt
Nam. Cuối cùng, vì sự hạn chế của nghiên cứu và mô hình, các kết quả nghiên cứu có
thể không chính xác cho việc dự báo giá trong các đợt IPO tiếp theo tại Việt Nam.
Từ khóa: phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng, mức độ định dưới giá, giá
khởi điểm, ngày giao dịch đầu tiên, uy tín của nhà bảo lãnh phát hành.
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU......................................................................................1
1.1. IPO và hiện tượng định dưới giá khi IPO.............................................................1
1.1.1. IPO - Phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng......................................1
1.1.2. Hoạt động IPO tại Việt Nam............................................................................2
1.1.3. Hiện tượng định dưới giá khi IPO....................................................................5
1.2. Lý do chọn đề tài ................................................................................................10
1.3. Tính cấp thiết của đề tài......................................................................................11
1.4. Mục tiêu nghiên cứu ...........................................................................................12
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY ....................16
2.1. Quy mô phát hành ..............................................................................................16
2.2. Giá khởi điểm.....................................................................................................17
2.3. Tốc độ tăng trưởng kinh tế.................................................................................18
2.4. Tuổi công ty .......................................................................................................20
2.5. Uy tín của nhà bảo lãnh phát hành.....................................................................21
2.6. Các chỉ số kế toán ..............................................................................................23
2.7. Vay nợ ................................................................................................................24
CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................26
3.1. Thu thập dữ liệu .................................................................................................26
3.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................33
3.2.1. Mô hình ...........................................................................................................33
3.2.2. Biến phụ thuộc ................................................................................................34
3.2.3. Biến độc lập.....................................................................................................35
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................41
4.1. Lý thuyết ............................................................................................................41
4.2. Kết quả thực nghiệm ..........................................................................................41
4.2.1. Thống kê mô tả mẫu........................................................................................41
4.2.2. Hệ số tương quan ............................................................................................43
4.2.3. Kết quả phân tích hồi quy ...............................................................................44
4.3. Thảo luận các kết quả.........................................................................................51
4.3.1. Quy mô phát hành ...........................................................................................52
4.3.2. Giá khởi điểm..................................................................................................53
4.3.3. Chênh lệch trong tốc độ tăng trưởng GDP......................................................54
4.3.4. Quy mô công ty...............................................................................................54
4.3.5. Tuổi công ty ....................................................................................................55
4.3.6. Uy tín của nhà bảo lãnh phát hành..................................................................55
4.3.7. Hệ số ROA, tỷ số P/E và tỷ lệ nợ....................................................................56
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI...................................57
5.1. Kết luận ..............................................................................................................57
5.2. Giới hạn của đề tài .............................................................................................57
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. IPO và hiện tượng định dưới giá khi IPO
1.1.1. IPO - Phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng
Phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng còn gọi là IPO (Initial Public
Offering) được định nghĩa là việc chào bán chứng khoán lần đầu ra công chúng. Tại
sao các công ty phải tiến hành IPO? IPO đem lại lợi ích gì cho công ty? Trước hết, với
sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán, các công ty có thể huy động được
nhanh và nhiều vốn thông qua việc tiến hành IPO trên thị trường chứng khoán. Cổ
phiếu của công ty cũng có thể đạt được tính thanh khoản rất cao và đạt được các giá trị
gia tăng về giá sau khi IPO. Đó là một trong những lý do chính khiến các doanh nghiệp
tiến hành IPO.
Tiền mặt cũng là một mục tiêu để các công ty tiến hành IPO. Số tiền này có thể
rất quan trọng trong việc thu hút nhân tài mới, phát triển các sản phẩm, gia tăng hàng
tồn kho và xây dựng cơ sở vật chất. Thông thường, các công ty đang thiếu vốn có thể
chọn IPO là một kênh để huy động thêm vốn bên cạnh các kênh khác như vay nợ, phát
hành trái phiếu, huy động sự góp thêm vốn của cổ đông hiện hữu hay vận động một
nhà đầu tư thứ ba hay đối tác chiến lược đầu tư vào công ty. Tuy nhiên có những công
ty quy mô lớn, không hề thiếu vốn cũng vẫn tiến hành IPO cho mục đích trở thành
công ty cổ phần đại chúng. Tại các nước phát triển, hầu hết các công ty trước khi đi
vào hoạt động hay sau một quá trình phát triển đều tiến hành IPO. Công việc này
được biết đến ở Việt Nam trong thời gian gần đây và được các công ty tiến hành khá
nhanh, mạnh khi cảm nhận được các thế mạnh của nó.
IPO có thể nâng cao uy tín cho một công ty. Điều này đặc biệt quan trọng cho
công ty trong việc thu hút thêm nhiều khách hàng. Nhìn từ góc độ tài chính, trở thành
công ty cổ phần đại chúng sẽ giúp giảm chi phí vốn cho công ty. Tại Việt Nam, các
công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán có thể được các ngân hàng đánh giá

cao hơn và áp dụng một mức lãi suất vay ưu đãi thấp hơn đáng kể so với các công ty
khác.
Cuối cùng, một điểm thuận lợi vô cùng quan trọng của việc IPO là làm tăng
giá trị tài sản ròng, giúp công ty thu hút được nguồn vốn lớn, lâu dài và dễ dàng huy
động thêm vốn trên thị trường thứ cấp.
Mặc dù có nhiều điểm thuận lợi nhưng một công ty IPO và trở thành công ty
cổ phần đại chúng cũng có nhiều điểm bất lợi. Phát hành cổ phiếu ra công chúng có thể
làm cho tỷ lệ sở hữu của các cổ đông hiện hữu thay đổi (được gọi là hiện tượng pha
loãng cổ phiếu) và trong một số trường hợp có thể làm cho cổ đông hiện hữu mất
quyền kiểm soát công ty. Bên cạnh đó, cơ cấu về quyền sở hữu của công ty luôn luôn
bị biến động do chịu ảnh hưởng của các giao dịch cổ phiếu hàng ngày. Việc phát hành
cổ phiếu ra công chúng cũng làm cho công ty phải gánh chịu thêm một khoản chi phí
khá cao cho đợt phát hành như chi phí thuê tổ chức bảo lãnh phát hành, chi phí thuê
công ty tư vấn, phí kiểm toán báo cáo tài chính, phí in ấn tài liệu, chi phí tổ chức vận
động, phí niêm yết…. Ngoài ra, hàng năm công ty phải đóng một mức phí nhất định
cho Sở giao dịch chứng khoán để duy trì niêm yết, công bố thông tin hay chi phí kiểm
toán báo cáo tài chính định kỳ. Một điểm bất lợi quan trọng khác mà các công ty IPO
đối mặt là việc công ty phải tuân thủ một chế độ công bố thông tin rộng rãi, nghiêm
ngặt và chịu sự giám sát chặt chẽ hơn so với các công ty khác. Việc công bố thông tin
rộng rãi có thể rỏ rỉ những bí mật kinh doanh của công ty cho các đối thủ.
1.1.2. Hoạt động IPO tại Việt Nam
Hiện nay có ba cơ chế xác định giá IPO bao gồm cơ chế chào bán với giá cố
định, cơ chế đấu giá và cơ chế lập danh sách. Ở Việt Nam hiện nay chưa có cơ chế lập
danh sách, chỉ có một số rất ít các đợt IPO chào bán với giá cố định, còn lại đa số là
IPO theo cơ chế đấu giá. Có một số ít các cuộc đấu giá IPO tại Việt Nam được thực

hiện tại một công ty chứng khoán và hiện nay cũng chưa có tài liệu nào thống kê về kết
quả các cuộc đấu giá IPO thực hiện tại các công ty chứng khoán. Phần lớn các cuộc
đấu giá khác được thực hiện tại một sàn giao dịch chứng khoán tập trung là Sở giao
dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.
Theo thông tin thống kê tại Sở giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh và Sở giao
dịch chứng khoán Hà Nội, có tổng cộng 463 cuộc đấu giá chào bán cổ phiếu ra công
chúng diễn ra tại hai sở này từ tháng 01/2005 đến tháng 10/2013, trong đó bao gồm cả
những cuộc đấu giá không thành công do không có nhà đầu tư tham gia và những cuộc
đấu giá về bản chất không phải là đấu giá phát hành lần đầu ra công chúng (tức là
doanh nghiệp chào bán cổ phiếu ra không chúng nhưng không phải là lần đầu tiên).
Số liệu thống kê về các đợt đấu giá diễn ra tại Sở giao dịch chứng khoán Thành
phố Hồ Chí Minh và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội qua các năm như sau:
Bảng 1.1: Thống kê đấu giá từ 01/2005 đến tháng 10/2013
Sàn HSX HNX Tổng
Tổng số hồ sơ đăng ký đấu giá 230 254 484
Số đợt đấu giá bị hủy (do không
có nhà đầu tư tham gia) 33 0 33
Số đợt đấu giá được tổ chức 197 254 451
Số chứng khoán chào bán 1.606.016.647 1.412.861.038 3.018.895.685
Tổng giá trị chứng khoán mua
bán được
35.046 tỷ đồng 31.586 tỷ đồng 66.638 tỷ
đồng
Nguồn: thống kê tại Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Sở giao
dịch chứng khoán Hà Nội
Năm 2007 là năm có số lượng các đợt đấu giá diễn ra nhiều nhất. Đây cũng là
năm tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 8,48%, mức cao nhất trong giai đoạn từ

2005-2011. Cũng trong năm này thị trường chứng khoán Việt Nam đạt được những
dấu ấn đáng ghi nhớ, chỉ số VNIndex đạt mốc cao nhất trong lịch sử, 1.170 điểm.
Hình 1.1: Tốc độ tăng trưởng GDP và số lượng đợt đấu giá qua các năm
Trong số 463 cuộc đấu giá tại hai sàn chỉ có 127 cuộc đấu giá chào bán cổ
phiếu ra công chúng. Hầu hết các đợt IPO này là của các doanh nghiệp nhà nước tiến
hành cổ phần hóa một phần vốn của nhà nước hay các doanh nghiệp có tiền thân là
doanh nghiệp nhà nước thuộc hầu hết các ngành kinh tế. Các đợt IPO lớn thuộc về
những doanh nghiệp thuộc ngành tài chính - ngân hàng hay công ty con của các công
ty dầu khí nhà nước như: Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, Tổng công ty Tài Chính
Dầu Khí Việt Nam, Tập đoàn Bảo Việt, Tổng công ty Phân Bón Và Hóa Chất Dầu Khí,
Tổng công ty Khí Việt Nam…
Có một đặc điểm khác nổi bật của các đợt IPO tại Việt Nam là khoảng thời
gian từ khi IPO đến khi cổ phiếu được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thường
kéo dài khá lâu. Các cổ phiếu IPO được niêm yết ngay trong năm nếu có hầu như đều
.000%
1.000%
2.000%
3.000%
4.000%
5.000%
6.000%
7.000%
8.000%
9.000%
0
20
40
60
80
100
120
140
160
Năm
2003
Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Số lượng đợt đấu giá Tốc độ tăng trưởng GDP
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Khảo sát tính chất đặc trưng Von-Ampe của một số hợp chất có hoạt tính sinh học và ứng dụng Khoa học Tự nhiên 0
D khảo sát một số bệnh ở đường tiết niệu trên chó và ghi nhận kết quả điều trị Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu đặc trưng cấu trúc và khảo sát tính chất quang điện của PbTiO3 pha tạp một số ion kim loại chuyển tiếp Khoa học Tự nhiên 0
D Khảo sát bệnh toan huyết, kiềm huyết và ceton huyết ở bò sữa tại một số cơ sơ chăn nuôi các Tỉnh phía bắc, biện pháp phòng trị Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu tác động của văn hóa doanh nghiệp đến sự gắn bó của nhân viên – khảo sát tại một số công ty xây dựng Luận văn Kinh tế 0
T Khảo sát chỉ số khối cơ thể (body mass index –bmi) và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân tăng huyết Luận văn Kinh tế 0
L Khảo sát ảnh hưởng của một sốyếu tố đến chất lượng hạt sen nước đường đóng hộp Khoa học Tự nhiên 0
A Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm tôm Tempura Khoa học Tự nhiên 2
S Khảo sát khả năng xử lý nước rỉ rác của bãi chôn lấp gò cát bằng một số thực vật đất ngập nước Khoa học Tự nhiên 2
S Lựa chọn và kiểm chứng một chế độ điện phân đã được dùng trong công nghiệp, khảo sát tính chất điện Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top