phuonganh1202

New Member
Download Khóa luận Khai thác giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích chùa Bút Tháp ở Bắc Ninh trong phát triển du lịch

Download Khóa luận Khai thác giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích chùa Bút Tháp ở Bắc Ninh trong phát triển du lịch miễn phí





N ghệ thuật trang trí ở chùa Bút Tháp rất phong phú,sinh động, chính
sự đa dạng của các mảng trang trí này đã góp phần làm nên sự nổi tiếng của
chùa Bút Tháp.
Chùa Bút Tháp có hệ thống các mảng chạm khắc rất đẹp và độc đáo.
Trang trí được thể hiện ở mọi nơi, trên mọi chất gỗvà đá, ở các kiến trúc trên
các đồ thờ. Các nhà nghiên cứu đã thống kê được nhưsau: Ở lan can bao
quanh tòa Thượng Điện có 26 bức, trên lan can cầu đá nối với tòa Tích Thiện
Am có 12 bức, ở lan can bao quanh tháp Báo N ghiêm có 13 bức cham đá.
N hư vậy tổng cộng các bức chạm khắc trên chùa Bút Tháp là 51 bức chạm
với nhiều đề tài khác nhau, nhưng đều thống nhất với nhau bởi một chất liệu,
phong cách và thống nhất về niên đại.



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

thọ nam, Trương
tiên sinh phụng khắc”. Có nghĩa là năm 1656 tiên sinh họ Trương đã sáng tạo
và làm nên pho tượng tuyệt vời này.
* Đài sen:
Đài sen được làm từ ba lớp cánh sen chính và một lớp cánh sen phụ,
lớp cánh phụ này được đặt ở trên cùng có hình các mũi nhọn đặt xen kẽ lớp
cánh cánh chính. Trong lòng mỗi cánh chính có hai gờ nổi, nối từ gốc sen
chạy lên phía trên rồi cuộn vào giữa để nâng nửa bông cúc mãn khai. Từ bông
cúc đó có hai vân xoắn và ba đao mác.
Tòa sen được một con rồng đội. Rồng ở đây có mặt lồi kép, sừng mai,
tai hình lá, tóc chải, miệng há mở, có răng nhọn và những chiếc răng nhỏ.
Trong miệng rồng có một viên ngọc (hạt minh châu). Từ mắt tỏa xuống phía
dưới một đao lửu nhỏ và chạy quặt ra phía sau, viền quanh mép và mang tai
đều có vây hình răng cưa.
Rồng có tóc chải ngắn, mọc ra từ phía sau mang tai, một phần thân
sâu đều thể hiện vNy kép và mây răng cưa nhỏ. Tay đỡ bệ sen được làm giống
như chân cá sấu có các vNy đơn xen nhau và có năm móng kiểu móng gà.
Rồng được làm theo kiểu nhô đầu và hai tay lên mặt biển cuộn sóng có nhiều
lớp. Mỗi lớp sóng được tạo nên bởi nhiều đường chỉ chạy song hành, điểm
xuyết trên mặt sóng là cua, ốc, trai, cá...
Khai thác giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích chùa Bút Tháp ở
Bắc inh trong phát triển du lịch
Phan Thị Hương - Lớp VH 903 41
* Bệ tượng:
Phần bệ tượng được tạo theo kiểu bệ sumeru bố trí thành nhiều cấp
với hình chữ nhật chém góc. Cấp trên cùng chia thành nhiều lớp, với lớp thứ
nhất có hàng cánh sen giống như hàng cánh sen ở đài sen. Lớp này bao quanh
mặt biển. Lớp thứ hai là phần chính, được trang trí bằng hệ thống bát bửu
Phật giáo, bao gồm những vòng tròn kép, quạt kèm lá quấn ở mặt trước, hình
đôi sừng vắt chéo nhau.
Cấp thứ hai được thụt hẳn vào phía trong, mặt trước có chạm trồng và
cá hóa long đang tranh nhau một quả cầu trên mặt biển khiến cho sóng nổi
cuộn lên. Phía bên phải có một con lân đang vườn viên ngọc lửa. Con lân này
được chạm khắc theo kiểu đâu sư tử, thân có vNy rồng, chân có móng vuốt,
đuôi có hai cụm văn xoắn lại. N ền của cảnh này là những cây cỏ mọc trên
những tảng đá gập ghềnh. N ửa phíâ bên trái cũng có hình thức tương tự. Ở
các phần chém góc chạm những bông cúc mãn khai nhìn thẳng.
Cấp thứ ba là một đài sen úp với những cánh sen chạm nổi và hình
thức trang trí trên cánh sen cũng tương tự như các cánh sen đã miêu tả trên.
Ở cấp thứ tư phần trang trí được thể hiện bằng các bông cúc mãn khai
theo nhiều kiểu khác nhau ở cả ba mặt.
Cấp thứ năm và cũng là phần đế của bệ có mặt bằng được mở rộng
hơn so với các cấp trên có mặt trước chạm hình “sư tử hý cầu” (giống như ở
các lan can bao quanh tòa Thượng Điện). Ở hai mặt bên thể hiện cảnh rồng
múa trong mây, hình thức giống như rồng đội tòa sen. Trên những góc chạm
có những cánh hoa sen và những bông cúc mãn khai.
* Vành tay phụ phía sau:
Vành tay này được làm thành vòng tròn lớn đặt rời ra phía sau tượng.
Vành này có vành giữa để trơn. Trên đỉnh của vành tay có chạm một con
chim có hai đầu người, cánh lớn, xòe ra ôm lấy hai bên, đuôi chổng ngược lên
phía trên. Vành tay đường trang trí bằng hai đường diềm, đường viền ngoài là
văn xoắn, đường viền trong là các hàng cúc dây chia ra làm nhiều khúc, trên
Khai thác giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích chùa Bút Tháp ở
Bắc inh trong phát triển du lịch
Phan Thị Hương - Lớp VH 903 42
mỗi cúc chạm một bông cúc mãn khai nhìn nghiêng chen giữa những chiếc lá
tỏa ra hai phía. Các cánh tay nhỏ được xếp thành nhiều lớp (từ 6 lớp ở dưới
đến 14 lớp ở trên).
- Tượng Văn Thù Bồ tát:
Tượng được đặt bên trái tòa Thượng Điện, mặt không hướng ra phía
cửa mà quay về phía bàn thờ đặt ở gian giữa. Đây là pho tượng thường gặp ở
những ngôi chùa phía Bắc từ thế kỷ XVIII trở về sau này. Ở đây theo một số
nhà nghiên cứu, tượng Văn Thù Bồ tát được xem là sớm nhất ở nước ta.
Tượng cưỡi con sư tử xanh, khuôn mặt gần giống với khuôn mặt của
tượng Quan Âm, với khuôn mặt hiền lành mang nhiều tính chất chân dung,
phù hợp với lòng từ bi của một vị bồ tát, tai tượng lớn, hoa tai là bông sen nở.
Ở phần sau đầu có một dải khăn ôm lấy gáy và hai dải khác chảy xuống
ngang lưng.
Cổ tượng cao hai ngấn, áo tượng có nhiều lớp, ống tay chảy dài qua
chân. Hai tay tượng đặt ở tư thế kết ấn với ngón tay cái tì lên ngón tay giữa
cong gập, ngón trỏ và ngón út để thẳng tự nhiên. Tay phải giơ cao nửa vời,
tay trái đặt lên lòng bàn chân phải, tượng ngồi ở tư thế chân trái buông thõng,
chân phải cong lên, gác nửa bàn chân lên đùi trái.
N hìn toàn bộ tượng Văn Thù chúng ta thấy có những điểm đáng quan
tâm sau đây: mũ của tượng được làm nổi hẳn lên thành khối, đó là một đặc
điểm được kế thừa từ phong cách tạc tượng của thời Mạc. Tấm che tóc phía
trước được vuốt dài hẳn lên. N gực tượng nở, bụng tưọng cũng đã bắt đầu nở
ra, nếp áo bắt đầu lượn đi, lượn đi lượn lại đè lên nhau. Vạt cánh tay áo được
giải quyết bằng cách dứt khoát mang tính chất như áp đặt.
Con sư tử khuỳnh hai chân trứơc ra một cách dữ tợn, thiếu nét dịu
dàng, uyển chuyển như muốn khẳng định sức mạnh, nếu nhìn thẳng vào, ta có
cảm giác nó hơi trơ, song có thể nhận ra tính quy phạm và áp đặt của nó. Tính
chất dứt khoát còn được thể hiện ở nếp áo, nó không tậo ra thế lô xô như
những pho tượng khác mà chảy xuống và dường như chui vào lòng bệ. N gay
Khai thác giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích chùa Bút Tháp ở
Bắc inh trong phát triển du lịch
Phan Thị Hương - Lớp VH 903 43
cả chiếc đuôi của sư tử cũng được thể hiện ở tư thế tương tự. N hư thế chúng
ta có thể nghĩ rằng tính chất dứt khoát ở đây không chỉ dừng lại ở việc tạo
hình mà còn thể hiện trong tâm tưởng. Từ việc tìm hiểu đặc đểm của pho
tượng Văn Thù và một số pho tượng khác ở chùa Bút Tháp, chúng ta có cảm
giác pho tượng chính ở chùa này được tạo tác có sự phối hợp của dòng chảy
của văn hóa phương Bắc.
Kích thước:
- Chiều cao toàn bộ tượng: 125cm.
- Chiều ngang ở vai: 46cm
- Chiều ngang ở đầu gối: 60cm
- Chiều dài của sư tử (ở đầu): 65cm.
- Chiều cao của sư tử (ở mông): 36cm
- Tượng Phổ Hiền Bồ tát:
Tượng Phổ Hiền ở đâ cưỡi trên lưng một con voi trắng. Mặt tượng
bầu, mắt hơi nhìn xuống, tượng đội mũ có gắn tượng A-di-đà nhỏ trên đỉnh,
tai chảy xuống đến cằm, vạt áo phủ xuống đến chân.
Tượng được làm ở hình thức buông chân phải đặt đặt lên một bông
sen nở, chân trái xếp vào trong và đặt lên đùi phải. Tay phải đặt lên bàn chân
trái, tay trái giơ lên kết ấn với ngón cái cặp lấy ngón giữa và ngón đeo nhẫn,
ngón trỏ và ngón út chỉ thẳng lên trời. Tay và chân tượng đều được tỉa tót đến
từng chi tiết theo lối tả chân.
Voi trắng ở đây được thế hiện trong tư thế chân quỳ, vòi co...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
A Khai thác các giá trị văn hoá của lễ hội đền Sóc (đền Gióng) – Sóc Sơn để phục vụ du lịch Khoa học Tự nhiên 0
M Đánh giá tình trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác than của dự án Đồng Vông – Uông bí – Q Công nghệ thông tin 0
R Bước đầu đánh giá hiệu quả kinh tế của việc khai thác các công trình thuỷ nông trên địa bàn huyện Th Luận văn Kinh tế 0
W Đánh giá một số mặt quản lý của Trung tâm khai thác ga Nội Bài trong năm 2008 Luận văn Kinh tế 0
B Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội môi trường của dự án mở rộng khai thác mỏ than Núi Béo Luận văn Kinh tế 0
Z Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phi sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Xí nghiệp khai thác - Dịch Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá tình hình khai thác, tiêu thụ và phát triển lâm sản ngoài gỗ ở xã Hồng Trung, huyện A Lưới, Nông Lâm Thủy sản 0
B Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ đánh giá tác động môi trường đối với các dự án khai thác khoáng sả Luận văn Sư phạm 2
A Đánh giá hoạt động khai thác thư viện nhà trường phục vụ cho việc học tập của sinh viên năm cuối hệ Luận văn Sư phạm 0
X Đánh giá hiệu quả đầu tư trong hoạt động khai thác hải sản tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top