matthuan

New Member
Chia sẻ miễn phí cho các bạn tài liệu

Lưu vực sông Đồng Nai là một trong những lưu vực sông lớn của Việt Nam với tổng diện tích khoảng 44.612 km2. Với những thuận lợi về điều kiện tự nhiên và vị trí phân bố lãnh thổ, vùng này đang được xem như một vùng kinh tế giàu tiềm năng, vùng kinh tế động lực mạnh hàng đầu của Việt Nam. Đô thị hóa, công nghiệp hóa và sự hình thành ngày càng nhiều các làng cá trên sông là nguyên nhân chủ yếu của việc ô nhiễm môi trường nước. Khả năng khử được các chất ô nhiễm của nguồn nước được gọi là khả năng "tự làm sạch" (self purification) của nguồn nước.
Khi xả nước thải vào sông thì trong dòng sông có cơ chế tự làm sạch qua quá trình lắng đọng, dòng chảy, vi sinh vật trong sông sẽ phân hủy chất thải. Nếu như thải trong khả năng tự làm sạch thì nước sông sẽ không bị ô nhiễm. Nếu thải vượt quá khả năng tự làm sạch hay còn gọi là sức chịu tải thì nước sông sẽ bị ô nhiễm.
Nghĩa là nước thải được pha loãng với nước nguồn tiếp nhận đến một khoảng nào đó thì được xáo trộn hoàn toàn với nước nguồn. ở những điều kiện bình thường, trong nguồn nước sẽ diễn ra một chu trình kín sự cân bằng giữa sự sống của các loài động thực vật và vi sinh vật. Sự sống của chúng có quan hệ tương hỗ lẫn nhau. Khi nguồn nước bị ô nhiễm bởi nước thải sinh hoạt và công nghiệp, sẽ tạo thành một lượng dư chất gây phá vỡ chu trình. Sự ô nhiễm quá mức sẽ làm cho nhiều chất hữu cơ trở nên không ổn định, làm cho cơ chế cân bằng của sinh vật, sự cung cấp ôxy... diễn ra không bình thường. Tuy nhiên, tiếp theo một khoảng cách nào đó về hạ nguồn, tuỳ từng trường hợp lượng các chất gây ô nhiễm, lưu lượng nước nguồn, các điều kiện thuỷ động của dòng chảy..., những chu trình bình thường sẽ được phục hồi trở lại.
Trong quá trình thực hiện tiểu luận, vì điều kiện thời gian và kiến thức càng hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Mong thầy có những nhận xét và ý kiến để bài tiểu luận hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

1. Tổng quan về lưu vực sông Đồng Nai:
1.1 Định nghĩa lưu vực:
Lưu vực sông (Cachment hay Basin hay Watershed) là một vùng địa lý được giới hạn bởi đường ranh giới (Contour) phân thủy ; mà trong phạm vi đó, nước mặt chảy tràn lên mặt đất, rồi đổ ra hệ thống sông ngòi và cuối cùng đổ vào nơi tích nước (hồ, đầm, biển). Các thành phần trong lưu vực có liên quan chặt chẻ với nhau theo qui luật hệ sinh thái môi trường.
1.2 Vị trí địa lý của lưu vực sông Đồng Nai:
Lưu vực sông Sài Gòn - Đồng Nai có hình nan quạt kéo dài từ cuối sườn Tây của dãy Trường Sơn thuộc Nam Trung Bộ, qua hết vùng Đông Nam Bộ đến giáp vùng Đồng Tháp Mười thuộc Đồng bằng sông Cửu Long. Toàn bộ chiều dài sông Đồng Nai đến cửa Soi Rạp ước khoảng 586km. Và diện tích lưu vực cho đến ngã ba Lòng Tàu là 29.520 km2. Độ dốc trung bình của lưu vực là 0,064. Mật độ lưới sông thay đổi từ 0,64 km/km2 đến xấp xỉ 2 km/km2.
Dòng chính sông Đồng Nai phân bố theo trục Đông Bắc - Tây Nam và các nhánh sông lớn quan trọng cùng đổ nước vào dòng chính là sông La Ngà (nằm bên trái dòng chính theo hướng từ thượng nguồn ra cửa sông), sông Bé, sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ (nằm bên phải). Toàn bộ hệ thống các sông suối trong lưu vực tập trung về các cửa chính là Gành Rái và Soài Rạp. Điều kiện địa hình cũng hình thành nên các lưu vực sông ven biển khá độc lập.
Lưu vực sông Đồng Nai và vùng phụ cận ven biển nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có lưu vực tích thuỷ đi từ vùng cao nguyên Tây Nguyên đến hết đồng bằng miền Đông Nam Bộ với dân số năm 2004: 17.420.000 người. Tổng diện tích tự nhiên khoảng 43.450 km2 (không kể phần diện tích thuộc lãnh thổ Campuchia) nằm trải ra trên toàn bộ địa giới hành chính của các tỉnh Lâm Đồng, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Ninh Thuận, Bình Thuận và một phần địa giới hành chính của các tỉnh Đăk Lăk và Long An, ở vào vị trí địa lý: từ 105030'21'' đến 109001'20" kinh độ Đông và từ 10019'55" đến 12020'38" vĩ độ Bắc.
1.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội lưu vực sông Đồng Nai:
1.3.1 Tài nguyên đất,nước, sinh vật, khí hậu của lưu vực sông Đồng Nai:
Đại bộ phận lưu vực này là đất phong hóa từ đá bazan có độ phì cao và có khả năng giữ độ ẩm đủ cho cây trồng trong mùa khô. Đây là vùng trồng cao su rất thích hợp và có diện tích trồng cao su lớn nhất của nước ta. Trên lưu vực cũng có những nông trường lớn trồng chè, cà phê, những trung tâm công nghiệp, khu nghỉ mát, v.v...
Nguồn tài nguyên nước phong phú. Lưu vực sông Đồng Nai có lượng mưa tương đối phong phú với trung tâm mưa lớn nhất tại Bảo Lộc trên cao nguyên Di Linh. Lượng mưa đạt tới 2.876 mm mỗi năm. Ở thượng nguồn lưu vực phía nam cao nguyên Lang Biang, lượng mưa vào loại trung bình: 1.300 mm đến 1.800 mm. Sau cao nguyên Di Linh, lượng mưa có giảm, nhưng vẫn còn phong phú từ 2.000 đến 2.300 mm.
Tính trung bình, hằng năm trên lưu vực lượng mưa đạt xấp xỉ 2.300 mm. Mùa mưa trên lưu vực bắt đầu từ tháng V và kết thúc vào tháng XI. Có một số vùng mùa mưa bắt đầu sớm hơn, từ tháng IV, như Đà Lạt, Liên Khương, Di Linh, Bảo Lộc. Tháng có lượng mưa lớn nhất thay đổi theo vùng, có nơi là tháng VII tháng VIII, có nơi là tháng X. Trong biến trình lượng mưa tháng trong năm có một số vùng thể hiện thêm một cực đại vào tháng V, nhất là ở vùng phía nam cao nguyên Lang Biang. Lượng mưa phong phú đã cung cấp một lượng nước mặt phong phú. Hằng năm, lưu vực sông Đồng Nai, không kể hai sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ, tải ra biển khoảng trên 22 tỷ m3 nước, ứng với môđun dòng chảy khoảng 30 l/s.km2. Tuy nhiên, dòng chảy phân bố trên lưu vực rất khác nhau. Lưu vực sông La Ngà có dòng chảy phong phú nhất, đạt xấp xỉ 40 l/s.km2. Lưu vực sông Bé có dòng chảy trung bình, đạt xấp xỉ 30 l/s.km2. Vùng thượng nguồn sông Bé, sông Đồng Nai có dòng chảy nhỏ hơn hết, chỉ đạt 20 - 15 l/s.km2. Cá biệt có nơi như lưu vực Đa Quyn dòng chảy năm chỉ đạt xấp xỉ 18 l/s.km2. Mùa lũ trên lưu vực sông Đồng Nai thường là từ tháng VII đến tháng X hay XI và có lượng nước chiếm 80-85% tổng lượng nước cả năm. Tháng có lượng nước lớn nhất trong năm thường là tháng IX, có nơi tháng X, và có thể đạt từ 25 - 30% lượng nước năm.
1.3.2 Các hoạt động phát triển công nghiệp, giao thông vận tải trong lưu vực:
Lưu vực sông Đồng Nai là một trong những lưu vực sông lớn của Việt Nam và giữ vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hệ thống lưu vực sông Đồng Nai có tầm quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội hiện nay và cả trong tương lai của 12 tỉnh, thành phố trên lưu vực sông. Là vùng tập trung phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ và đô thị hoá phát triển nhất trong số các vùng kinh tế lớn của Việt Nam mà trọng tâm là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (bao gồm thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu).
Lưu vực sông Đồng Nai có tiềm năng kinh tế lớn, có điều kiện thuận lợi về phát triển thủy lợi. Nguồn thủy năng tiềm tàng tính đến Trị An có thể đạt tới trên 31 tỷ kW/h, ứng với lưu lượng nước bình quân năm khoảng 553m3/s. Còn sông Bé có lưu lượng nước bình quân năm khoảng 389m3/s cho một nguồn thủy năng tiềm tàng trên 9 tỷ kWh.
1.4 Hiện trạng ô nhiễm môi trường và suy thoái tài nguyên tại lưu vực:
Cùng với sự tăng trưởng về kinh tế trong khu vực, các hoạt động khai thác các dòng sông cho mục đích kinh tế - xã hội ngày càng gia tăng làm cho chất lượng nước sông cũng như đa dạng sinh học trong lưu vực ngày càng suy giảm.
Trong xu thế phát triển kinh tế - xã hội của khu vực này đang và sẽ nảy sinh hàng loạt các vấn đề ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước của hai con sông chính và quan trọng là sông Đồng Nai và sông Sài Gòn. Các khu đô thị, khu dân cư và khu công nghiệp tập trung được hình thành và phát triển mạnh mẽ dọc theo 2 con sông này từ thượng nguồn (Lâm Đồng, Bình Thuận, Bình Phước, Tây Ninh) đến trung lưu (Đồng Nai, Bình Dương) và hạ lưu (Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu) đã, đang và sẽ là nguồn gây ô nhiễm nước cho 2 con sông này. Nếu không có các biện pháp hữu hiệu để sớm quản lý và giám sát các hoạt
động dân sinh và sản xuất công nghiệp dọc theo lưu vực 2 con sông này thì trong tương lai không xa, nguồn nước của 2 con sông này sẽ bị ô nhiễm nặng với nhiều loại chất độc hại khác nhau, không thể sử dụng được (hay nếu sử dụng được phải tốn một khoản chi phí rất lớn cho việc xử lý nước), đe dọa sự sống của hơn 10 triệu dân trên lưu vực này khi không còn có nước sạch để ăn uống, sinh hoạt.
Bên cạnh các nguồn ô nhiễm nước do các hoạt động dân sinh và công nghiệp, các hoạt động khai thác cát dưới lòng sông, giao thông vận tải thuỷ và các hoạt động khác như nông nghiệp, ngư nghiệp... cũng góp phần không nhỏ vào việc ô nhiễm nguồn nước 2 con sông này với nhiều lại chất thải hữu cơ, dầu mỡ, kim loại nặng, thuốc trừ sâu... rất nguy hại đối với sức khoẻ con người khi sử dụng nước để ăn uống, sinh hoạt.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

nnhoxkuto

New Member
Re: Khả năng tự làm sạch HST lưu vực sông Đồng Nai

bạn ơi cho mình xin file bài này nhé, Thank ạ!
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Công tác xã hội nhóm với trẻ em mồ côi nhằm giảm mặc cảm tự ti để nâng cao khả năng hòa nhập môi trư Văn hóa, Xã hội 0
H Đánh giá khả năng hình thành khu vực thương mại tự do Đông Bắc Á trong những thập niên đầu thế kỷ XX Kinh tế quốc tế 0
D Khả năng hình thành khu vực Thương mại tự do Trung Quốc - Nhật Bản - Hàn Quốc Kinh tế quốc tế 0
H Nghiên cứu khả năng hấp phụ Cadimi và chì trong đất ô nhiễm bằng vật liệu có nguồn gốc tự nhiên Môn đại cương 0
J Nghiên cứu đánh giá khả năng hấp phụ Fe(III), Cr(VI), Mn(II), Ni(II) của đá ong tự nhiên và quặng Ap Khoa học Tự nhiên 0
V Nghiên cứu khả năng xử lý nước thải nhiễm Florua bằng quặng khoáng tự nhiên Khoa học Tự nhiên 3
T Nghiên cứu khả năng phục hồi tự nhiên trên các trạng thái Ic và IIa tại tỉnh Bắc Kạn Nông Lâm Thủy sản 0
C Tiểu luận: khả năng tự làm sạch hệ sinh thái lưu vwjcc sông Đồng Nai Tài liệu chưa phân loại 0
C Xây dựng một robot thông minh có khả năng tự động di chuyển dựa vào bản đồ siêu âm mà robot xây dựng Khoa học kỹ thuật 0
O Đánh giá bước đầu về khả năng nhân nguồn nhện gié, xác định tỷ lệ tăng tự nhiên và ngưỡng gây hại củ Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top