daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
đánh giá kết quả lâu dài của phẫu thuật điều trị lác trong cơ năng bẩm sinh tại khoa mắt trẻ em bệnh viện mắt trung ương
ĐẶT VẤN ĐỀ

Lác trong cơ năng bẩm sinh là bệnh lác xuất hiện ngay từ lúc mới sinh có thể có ngay từ khi sinh ra hay trong vòng sáu tháng đầu sau sinh. Là bệnh rất phức tạp về mặt bệnh học, bệnh thường kèm theo các rối loạn vận động nhãn cầu kết hợp, do bệnh xuất hiện sớm diễn biến trong thời kỳ phát triển thị giác hai mắt của trẻ nên gây nên tình trạng nhược thị và ảnh hưởng trầm trọng tới sự phát triển thị giác hai mắt của trẻ [48],[61]. Đây là dạng lác phổ biến nhất chiếm tỉ lệ 1%-2% [48],[55].
Việc điều trị bệnh gặp rất nhiều khó khăn do tính chất bệnh sảy ra ở trẻ nhỏ diễn biến trong thời kỳ phát triển thị lực và thị giác hai mắt bên cạnh đó nó còn có nhiều rối loạn vận nhãn đi kèm, khó thăm khám và điều trị. Cho nên rễ dẫn đến lác vẫn tiến triển sau điều trị và có thể mất chức năng thị giác hai mắt vĩnh viễn.
Nguyên tắc của điều trị hiện nay là làm thẳng trục nhãn cầu, bảo tồn và phục hồi TG2M, đó là một phức hợp gồm ba khâu: Điều trị nhược thị trước mổ, điều trị bằng phẫu thuật và điều trị phục hồi TG2M sau mổ, mỗi khâu có một vai trò và mục đích nhất định. Điều trị nhược thị và phẫu thuật chỉnh lệch trục nhãn cầu là bước tạo tiền đề cho kết quả điều trị phục hồi TG2M, ngược lại có thị giác hai mắt sẽ đảm bảo cân bằng vận nhãn và giảm tỷ lệ nhược thị tái phát. Tuy nhiên với LTCNBS việc điều trị nhược thị trước mổ là rất khó nhất là đối với trẻ nhỏ không hợp tác [2],[15]. Vậy nên phẫu thuật là khâu quan trọng, bởi có tới 90% các trường hợp lác cần được phẫu thuật.
Trên thế giới các nghiên cứu trong những năm gần đây về điều trị lác trong cơ năng bẩm sinh bằng phẫu thuật ghi nhận tỷ lệ thành công của phẫu thuật tăng dần từ 67% sau 5 năm ( Lise SB và cộng sự - 2007[42]) đến 73,6% sau 8 năm trên những bệnh nhân có độ lác lớn tới trung bình là 65PD ( Gole GA và cộng sự - 2011[38]). Cùng với sự phát triển của trình độ chuyên môn, kỹ thuật và các trang thiết bị giúp cho việc thực hiện phẫu thuật chiếm tỉ lệ cao và dễ hơn, nên hiện nay nhiều nghiên cứu cho thấy rằng phẫu thuật điều trị lác trong cơ năng bẩm sinh có vai trò quan trọng trong việc cải thiện thị lực và phục hồi chức năng thị giác hai mắt cho bệnh nhân: Tỉ lệ không nhược thị tăng lên trước mổ là 60%, sau mổ là 78% ( Pulur NK (2004) [41]). Thị giác cũng được phục hồi 30,6% ( Curtis R (2008) [23]), 36,1% có mức phù thị với bệnh nhân mổ trước 2 tuổi sau 8 năm ( Trikalinos TA ( 2005) [57].
Ở Việt Nam, nghiên cứu PT điều trị LTCNBS ở BN ≤ 5 tuổi của Đặng Thị Phương năm 2008 [6] cho thấy kết quả điều trị cân bằng trục nhãn cầu là 80%; 24,2% BN có TG2M ở mức đồng thị tại 6 tháng sau phẫu thuật.
Như vậy đã có một số tác giả trong nước và nước ngoài tiến hành nghiên cứu về kết quả của phẫu thuật điều trị LTCNBS nhưng chưa có NC nào thực hiện với thời gian dài hơn trong khi đó ở TE giai đoạn phục hồi hệ thống TG diễn ra muộn hơn [2],[48].
Để góp phần đánh giá thêm hiệu quả của phẫu thuât điều trị lác trong cơ năng bẩm sinh với thời gian theo dõi hậu phẫu dài hơn, chúng tui tiến hành nghiên cứu đề tài: "Kết quả lâu dài của phẫu thuật điều trị lác trong cơ năng bẩm sinh” với hai mục tiêu:
1. Đánh giá kết quả lâu dài của phẫu thuật điều trị lác trong cơ năng bẩm sinh tại khoa Mắt trẻ em Bệnh viện Mắt Trung ương.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kết quả phẫu thuật.





Chương 1
TỔNG QUAN

1. LÁC TRONG CƠ NĂNG BÂM SINH (LTCNBS)
1.1. Định nghĩa
LTCNBS Là bệnh lác cơ năng xuất hiện ngay từ khi trẻ mới sinh hay trong vòng 6 tháng đầu sau sinh, là dạng lác phổ biến nhất với tỉ lệ 1%-2% [48],[61].
1.2. Nguyên nhân
Cho tới nay vẫn còn chưa rõ nên vẫn thường gọi là vô căn [1], theo một số quan điểm trước đây như:
Quan điểm Worth (1903) [48],[61]: LTCNBS là do không có khả năng hợp thị của vỏ não nguyên phát vì vậy không có khả năng phục hồi TG2M sau phẫu thuật.
Quan điểm Chavasse (1939)[48],[61], cho rằng LTCNBS là do lệch trục nhãn cầu nguyên phát vì thế nó phá vỡ sự phát triển TG2M dẫn đến mất TG2M.
Còn có một số yếu tố khác có thể gây nên LTCNBS là do bất thường về giải phẫu của cơ, viễn thị,di truyền,thiếu cân,đẻ non [48],[61],[31].
1.3. Đặc điểm lâm sàng
1.3.1. Thị lực
LTCNBS thường kết hợp với nhược thị, chúng ta khó đánh giá chính xác được tỉ lệ nhược thị đặc biệt là ở trẻ nhỏ, tỷ lệ nhược thị tăng dần theo thời gian nếu lác không được điều trị. Nhiều trẻ tự thay đổi mắt luân phiên để nhìn cố định vào vật, một số lại có khả năng cố định mắt chéo khi nhìn sang bên (dung mắt phải để nhìn sang trái và dung mắt trái để nhìn sang phải) chứng tỏ thị lực hai mắt ngang bằng. Những trẻ nhìn cố định chéo có thể nhược thị trung bình [24]. Một số trẻ khác có sở thích nhìn cố định một mắt do vậy thường gây nên nhược thị cho mắt kia sau vài tháng [48],[61]. Theo nghiên cứu của nhóm tác giả về LTCNBS cho thấy tỷ lệ nhược thị 19% ở lần khám khi trẻ 2 tháng tuổi và tăng lên 38% đến 42% khi trẻ được 6 tháng tuổi [50], và sau vài năm tỷ lệ nhược thị là 41%- 72% [61].
1.3.2. Độ lác
LTCNBS có độ lác lớn hơn lác xuất hiện muộn thương là trên 15o, độ lác nhìn xa và gần là như nhau. Đo độ lác bằng nghiệm pháp che mắt và lăng kính ở trẻ nhỏ thường khó, nên thường đo bằng phương pháp Krimky và Hirchberg [48],[61].
1.3.3. Khúc xạ
Thường trẻ bị LTCNBS có khúc xạ như trẻ cùng lứa tuổi, nếu có tật khúc xa thì thường là viễn thị nhưng ít khi cận thị [48],[61]. Theo nghiên cứu của một số tác giả về LTCNBS thì hầu hết trẻ có viễn thị nhẹ và trung bình trong đó khoảng 20% lớn hơn +3D, 12% > 4D còn cận thị chỉ dưới 10% [50].
1.3.4. Xoay nhãn cầu
Trẻ thường bộc lộ hạn chế khả năng đưa mắt ra ngoài, sự giả hạn chế vận nhãn là thứ phát của tật nhìn cố định chéo. Nếu trẻ có thị lực hai mắt cân bằng thì trẻ sẽ không cần phẩi đưa mắt kia ra ngoài. Trẻ sử dụng mắt đưa vào để nhìn về phía đối diện. Trong trường hợp ấy sẽ xuất hiện hạn chế vận nhãn ra ngoài ở hai bên. Nếu có nhược thị thì chỉ có mắt tốt cố định vào vật nhìn nên mắt bị nhược thị sẽ xuất hiện yếu cơ đưa ra ngoài [48],[61].
1.3.5. Các rối loạn vận nhãn kết hợp với LTCNBS.
* Lác đứng phân ly (Dissociated Vertical Deviation - DVD):
DVD bao gồm sự lác mắt lên trên từ từ của một mắt hay luân phiên, khi xoáy măt ra ngoài cũng có thể thấy măt đưa lên trên hay khi xoáy măt vào trong thì măt đưa xuống dưới. DVD có thể ẩn, chỉ xuất hiện khi mắt bị che, có thể xuất hiện luân hồi hay cố định. Phân biệt với lác đứng ở chỗ là DVD không có lác xuống dưới ở mắt bên kia khi che mắt [46].
DVD được chia làm 4 độ: I, II, III, IV tương ứng với 1mm, 2mm, 3mm, 4mm cao hơn lên trên, sự khác nhau này giữa hai mắt tính từ vùng rìa ở 6 giờ. DVD có thể xuất hiện sớm khi trẻ 2 tháng tuổi, nhiều nhất ở tuổi thứ hai, sau 3 tuổi tỷ lệ xuất hiện DVD giảm 10% mỗi năm [34]. Tỷ lệ DVD ở bệnh nhân LTCNBS cao khoảng 72% sau 10 năm theo dõi [34], [50]. Mayer K [44] gặp 13,5%, Kenn JM [40] gặp 15%. Phẫu thuật thẳng trục nhãn cầu sớm của LTCNBS không làm giảm tỷ lệ DVD [46], [34], [61].
Nguyên nhân của DVD vẫn còn chưa rõ ràng. Guyton cho rằng do sự phát triển thị giác hai mắt bất thường gây nên sự tiếp nhận bất cân bằng của hệ thống tiền đình. Một số tác giả khác thì cho rằng DVD là do yếu tố thần kinh và DVD liên quan đến sự phá vỡ phát triển TG2M giai đoạn sớm [61].
* Quá hoạt chéo bé (Inferion Oblique Overaction- IOOA):
IOOA xuất hiện khi mắt đưa lên trên và liếc vào trong, thường xảy ra ở cả hai mắt nhưng không cân xứng, mắt ít quá hoạt thường khó phát hiện hơn. Quá hoạt chéo bé cũng có thể chỉ xuất hiện ở một mắt. Quá hoạt chéo bé ở trẻ LTCNBS tương đối cao tới 78% sau 10 năm theo dõi [34], Kenn JM [40] gặp 30%.
IOOA được chia làm 4 độ: I, II, III, IV tương ứng với 1mm, 2mm, 3mm, 4mm cao hơn lên trên khi đưa mắt lên trên và vào trong. Sự khác nhau này giữa hai mắt tính từ vùng rìa ở 6 giờ. Cũng như DVD không có sự liên quan giữa thời gian phẫu thuật lác và sự phát triển IOOA [34], [61].

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1. LÁC TRONG CƠ NĂNG BÂM SINH 3
1.1. Định nghĩa 3
1.2. Nguyên nhân 3
1.3. Đặc điểm lâm sàng 3
1.4. Chẩn đoán phân biệt 6
2. ĐIỀU TRỊ LÁC TRONG CƠ NĂNG BẨM SINH 8
2.1. Điều chỉnh tật khúc xạ 9
2.2. Điều trị nhược thị 9
2.3. Tiêm độc tố Botulinum 9
2.4. Phẫu thuật 10
3. ĐIỀU TRỊ LÁC TRONG CƠ NĂNG BẨM SINH BẰNG PHẪU THUẬT 10
3.1. Lựa chọn thời điểm thực hiện phẫu thuật 10
3.2. Phương pháp phẫu thuật 11
3.3. Kết quả lâu dài của phẫu thuật điều trị lác trong cơ năng bẩm sinh 13
3.4. Một số yếu tố liên quan đến kết quả lâu dài của phẫu thuật 17
3.5.Tình hình phẫu thuật LTCNBS tại Việt Nam 19
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 21
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 21
2.2.2. Cỡ mẫu 21
2.2.3. Phương tiện nghiên cứu 21
2.2.4. Tiến hành nghiên cứu. 22
2.2.5. Tiêu chí và cách đánh giá 25
2.2.6. Xử lý số liệu 27
2.2.7. Đạo đức trong nghiên cứu. 27
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 28
3.1. ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU 28
3.1.1. Tình hình bệnh nhân theo tuổi và giới 28
3.1.2. Đặc điểm bệnh nhân trước phẫu thuật 29
3.1.3. Đặc điểm về phương pháp phẫu thuật đã áp dụng 33
3.1.4. Đặc điểm về số lần phẫu thuật và độ tuổi. 34
3.2. KẾT QUẢ LÂU DÀI CỦA PHẪU THUẬT 34
3.2.1. Kết quả về cân bằng trục nhãn cầu 34
3.2.2. Kết quả về thị lực 36
3.2.3. Kết quả về thị giác 2 mắt sau phẫu thuật, 39
3.2.4. Kết quả liên quan đến phương pháp phẫu thuật 41
3.3. M ỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN 42
3.3.1.Tuổi lúc phẫu thuật và kết quả phẫu thuật 42
3.3.2. Độ lác trước phẫu thuật và kết quả cân bằng nhãn cầu 44
3.3.3. Mức độ nhược thị tại thời điểm nghiên cứu và kết quả phẫu thuật 45
3.3.4. Rối loạn vận nhãn trước phẫu thuật và kết quả phẫu thuật 46
Chương 4: BÀN LUẬN 47
4.1. BÀN LUẬN VỀ ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN 47
4.1.1.Tuổi và giới 47
4.1.2. Đặc điểm về thị lực của bệnh nhân trước mổ. 49
4.1.3. Tình hình tật khúc xạ 50
4.1.4. Đặc điểm về độ lác trước mổ 50
4.1.5. Đặc điểm thị giác hai mắt trước phẫu thuật. 51
4.1.6. Các rối loạn vân động nhãn cầu kết hợp với lác trong cơ năng bẩm sinh 51
4.1.7. Đặc điểm về số lần phẫu thuật và độ tuổi. 52
4.2. BÀN LUẬN VỀ KẾT QUẢ LÂU DÀI SAU PHẪU THUẬT 53
4.2.1. Kết quả điều trị lệch trục nhãn cầu theo thời gian 53
4.2.2. Tình trạng thị lực theo thời gian 54
4.2.3. Kết quả về thị giác hai mắt sau phẫu thuật. 56
4.2.4. Nhận xét kết quả phẫu thuật liên quan đến các Phương pháp phẫu thuật đã áp dụng 58
4.3. BÀN LUẬN VỀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KẾT QUẢ PHẪU THUẬT 59
4.3.1 Mối liên quan giữa độ tuổi được phẫu thuật và kết quả phẫu thuật 59
4.3.2. Liên quan giữa độ lác và cân bằng trục nhãn cầu sau mổ. 62
4.3.3. Mối liên quan giữa tình trạng nhược thị và kết quả cân bằng nhãn cầu 64
4.3.4. Các rối loạn vận động nhãn cầu kết hợp và kết quả phẫu thuật. 65
KẾT LUẬN 67
HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Nghiên cứu của chúng tui có 106 bệnh nhân tham gia bao gồm 21 bệnh nhân nhỏ hơn hoặc bằng 2 tuổi chiếm 19,81%, 54 bệnh nhân từ trên 2 tuổi cho tới đủ 4 tuổi chiếm 50,94% và 31 bệnh nhân trên 4 tuổi cho tới đủ 5 tuổi chiếm 29,24% tuổi trung bình khi phẫu thuật là 3,61± 1,270 bệnh nhân nhỏ tuổi nhất là 1 tuổi, lớn nhất là 5 tuổi. Sự khác biệt giữa các độ tuổi phẫu thuật có ý nghĩa thống kê p < 0,05.

Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới
Qua biểu đồ 3.1 thấy nam có 51 bệnh nhân chiếm 48%, nữ có 55 bệnh nhân chiếm 52% trong 106 bệnh nhân nghiên cứu, sự khác biệt giữa nam và nữ không có ý nghĩa thống kê p > 0,05.
3.1.2. Đặc điểm bệnh nhân trước phẫu thuật
Bảng 3.2. Tình hình thị lực lúc được phẫu thuật

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top