baby_bun

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Hoàn thiện quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Hà Nội

TÓM TẮT

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:

1.1. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài
1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu trong đề tài
1.3. Các mục tiêu nghiên cứu
1.4. Phạm vi nghiên cứu
1.5. Một số khái niệm và phân định nội dung của vấn đề nghiên cứu
1.5.1. Khái niệm, bản chất, đặc điểm hợp đồng thương mại quốc tế.
1.5.1.1. Khái niệm.
1.5.1.2. Bản chất.
1.5.1.3. Đặc điểm
1.5.2. Phân loại hợp đồng thương mại quốc tế.
1.5.3. Nội dung của quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu
1.5.3.1. Chuẩn bị hàng xuất khẩu
1.5.3.2. Kiểm tra hàng hóa xuất khẩu
1.5.3.3. Thuê phương tiện vận tải
1.5.3.4. Mua bảo hiểm cho hàng hóa.
1.5.3.5. Làm thủ tục hải quan xuất khẩu
1.5.3.6. Tổ chức giao nhận hàng với phương tiện vận tải
1.5.3.7. Làm thủ tục thanh toán.
1.5.3.8. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại.

CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1.Phương pháp hệ nghiên cứu các vấn đề
2.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
2.1.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
2.1.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
2.1.2 Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu
2.2. Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến vấn đề nghiên cứu
2.2.1. Khái quát về công ty cổ phần xuất khẩu thủy sản Hà nội- Seaprodexhanoi
2.2.2. Ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến qui trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu thủy sản của công ty sang thị trường Nhật Bản
2.2.2.1. Nhân tố môi trường bên trong
2.2.2.2. Nhân tố môi trường bên ngoài
2.3. Kết quả điều tra ,phân tích các dữ liệu thu thập.
2.3.1 Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty
2.3.1.1 Kết quả kinh doanh chung của công ty
2.3.1.2 Kết quả hoạt động xuất khẩu của công ty
2.3.2 Thực trạng qui trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu thủy của công ty sang thị trường Nhật Bản
2.3.2.1. Chuẩn bị hàng xuất khẩu
2.3.2.2. Kiểm tra hàng hóa xuất khẩu
2.3.2.3. Thuê phương tiện vận tải
2.3.2.4. Làm thủ tục hải quan
2.3.2.5.Tổ chức giao nhận hàng hóa tại cảng quy định
2.3.2.6. Thanh toán
2.3.2.7. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại.
2.3.3 Đánh giá kết quả

CHƯƠNG III : CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
3.1. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu
3.1.1. Những kết quả đạt được
3.1.2. Những vấn đề cón tồn tại trong quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản của công ty và nguyên nhân
3.2 . Các đề xuất kiến nghị với vấn đề nghiên cứu
3.2.1 .Một số đề xuất với công ty nhằm hoàn thiện quy trình tổ chức thực hiện các hợp đồng xuất khẩu thủy sản
3.2.2. Ý kiến kiến nghị với chính phủ
















Chương I : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

1.1. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài :
Hiện nay toàn cầu hoá là một xu thế không thể đảo ngược ,Việt Nam cũng đang nằm trong vòng xoáy của nó và không thể đi ngược lại dù vẫn có những lực lượng phản đối vì những mặt trái của nó.Bằng chứng được thể hiện rõ nét là trong những năm qua Việt Nam ngày càng hội nhập sâu và rộng hơn vào nền kinh tế Thế giới.Do đó hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu trở thành hoạt động kinh tế mang tính chất sống còn cho sự phát triển và hội nhập thành công của đất nước.Chúng ta bắt đầu mở cửa nền kinh tế thực sự mạnh mẽ vào những năm 1990,và có những bước đi đầu tiên nhằm thực hiện quá trình hội nhập khu vực và quốc tế một cách chính thức.
Việt Nam đã là thành viên chính thức của hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ;của Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC) ;của tiến trình hợp tác Á Âu (ASEM) .Và chúng ta đang nỗ lực hết sức để có thể gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) trong năm nay.
Trong bối cảnh đó các doanh nghiệp trong nước cũng được khuyến khích , tạo điều kiện hoạt động và phát triển thuận lợi.Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu cũng ngày càng nhiều với đủ các thành phần kinh tế.Và năm 2005 chúng ta đã đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 32 tỷ USD,đây là một thành tựu lớn của Việt Nam nói chung và của các đơn vị kinh doanh xuất khẩu noi riêng.Và nó cũng góp phần vào mức tăng trưởng GDP 8,4% trong năm 2005 để giúp chúng ta hoàn thành kế hoạch mà Đại Hội IX của Đảng đã đề ra.Với chủ trương hỗ trợ các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu,Nhà Nước đã và luôn có những điều chỉnh đua ra các chính sách theo hướng khuyến khích và tạo điều kiện ngày càng thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp.
Tình hình trên đem lại nhiều cơ hội nhưng cũng mang tới những thách thức lớn cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu.Vì chúng ta còn nhiều hạn chế về kinh nghiệm kinh doanh quốc tế, quy mô và tiềm lực tài chính còn hạn chế… Để đảm bảo cho hoạt động xuất khẩu diễn ra một cách có hiệu quả thì quá trình thực hiện hợp đồng của công ty cũng phải được thực hiện tổ chức và quản lý 1 cách hiệu quả. Hoàn thiện quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng không chỉ giúp công ty khắc phục được những khó khăn mà thúc đẩy việc mở rộng thị trường, tăng trưởng trong thời kỳ cạnh tranh gay gắt trên thị trường thế giới.
Trong những năm gần đây, với ưu thế là công ty xuất khẩu thủy sản lớn được thành lập nhiều năm ,công ty cổ phần xuất khẩu thủy sản Hà Nội đã đạt được nhiều thành công, không ngừng mở rộng thị trường và các sản phẩm, nhưng công ty cũng gặp không ít khó khăn và thách thức một phần vì trong quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng của công ty còn nhiều bất cập.
Xuất phát từ thực tế và những kiến thức về thương mại quốc tế được rèn luyện trong nhà trường ,và những tìm hiểu trong thời gian thực tập tai công ty SEAPRODEX HaNoi cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của Ths Lê Thanh Huyền, em xin đề xuất nghiên cứu đề tài :
“ Hoàn thiện quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Hà Nội”
1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu trong đề tài :
Với mục đích củng cố kiễn thức về chuyên nghành đã được trang bị trong trường Đại học thông qua việc tiếp cận tìm hiểu thực tế tại Công ty cổ phần XNK thủy sản Hà Nội.Vận dụng tổng hợp các kiến thức chuyên ngành để phân tích và bước đầu xử lý các các vấn đề về quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu của đơn vị thông qua việc nghiên cứu và thực hiện đề tài :”Hoàn thiện quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản của Công ty cổ phần XNK Thủy Sản Hà Nội”.

1.3. Các mục tiêu nghiên cứu.
Quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản tại công ty cổ phần xuất khẩu thủy sản Hà Nội không thể tránh khỏi những khó khăn và các vấn đề bất cập mà công ty chưa giải quyết triệt để được. Mục đích nghiên cứu đề tài này của em là một mặt hiểu rõ hơn thực tế nghiệp vụ này được thực hiện tại công ty cổ phần xuất khẩu thủy sản đã có được những thành công gì và còn tồn tại những khó khăn nào qua đó tìm nguyên nhân và chủ động đưa ra hướng giải quyết nhằm hoàn thiện và nâng cao quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng của công ty,để thị trường Nhật Bản có thể trở thành thị trường XK chủ lực của công ty,một phần giúp công ty giữ vững và cải thiện vị thế của một công ty xuất khẩu thủy sản mạnh, hơn thế nữa là qua quá trình thực tập và nghiên cứu đề tài em cũng tích lũy cho mình những kinh nghiệm quý báu cho công việc sau này.

1.4. Phạm vi nghiên cứu :
Phạm vi nghiên cứu của chuyên đề sẽ được tập trung vào tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản theo điều kiện cơ sở giao hàng CFR theo Incoterms 2000 trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến 2009.

1.5 Một số khái niệm và phân định nội dung của vấn đề nghiên cứu

1.5.1. Khái niệm, bản chất, đặc điểm hợp đồng thương mại quốc tế.
1.5.1.1. Khái niệm :
Hợp đồng thương mại quốc tế là sự thỏa thuận giữa các đương sự có trụ sở kinh doanh ở các quốc gia khác nhau, theo đó một bên gọi là bên bán hay bên xuất khẩu có nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu cho một bên khác gọi là bên mua hay bên nhập khẩu một tài sản nhất định gọi là hàng hóa .Bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán tiền hàng.
Hợp đồng xuất khẩu là hợp đồng bán hàng cho thương nhân nước ngoài ,thực hiện quá trình chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa cho thương nhân nước ngoài và nhận tiền hàng.

1.5.1.2. Bản chất.
Hợp đồng thương mại quốc tế là các hợp đồng mua bán hàng hóa có sự thỏa thuận của các bên ký kết hợp đồng .Điều cơ bản là hợp đồng phải thể hiện ý chí thực sự thỏa thuận không bị cưỡng bức lừa dối lẫn nhau và có những nhầm lẫn và có những nhầm lẫn không thể chấp nhận được.

1.5.1.3. Đặc điểm.
Hợp đồng thương mại nói chung và hợp đồng xuất khẩu nói riêng giữ vai trò quan trọng trong kinh doanh thương mại quốc tế ,có xác nhận những nội dung giao dịch mà các bên đã thỏa thuận và cam kết thực hiện các nội dung đó .
Hợp đồng là cơ sở để các bên đối tác thực hiện nghĩa vụ của họ .Hợp đồng còn là cơ sở đánh giá mức độ thực hiện các nghĩa vụ của các bên và là cơ sở pháp lý quan trọng để khiếu nại khi bên đối tác không thực hiện nghĩa vụ của mình đã thỏa thuận trong hợp đồng .Hợp đồng càng quy định rõ ràng ,dễ hiểu càng dễ thực hiện và ít xảy ra tranh chấp.

1.5.2. Các hợp đồng thương mại quốc tế thông dụng:
- Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế :
- Trung gian trong thương mại quốc tế
- Hợp đồng nhượng quyền thương mại quốc tế
- Trợ cấp xuất nhập khẩu
- Hợp đồng vận chuyển hàng hóa

1.5.3. Nội dung của quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu:
1.5.3.1. Chuẩn bị hàng xuất khẩu:
Chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu là chuẩn bị hàng theo đúng tên hàng ,số lượng, phù hợp với chất lượng ,bao bì, ký hiệu mã và có thể giao hàng đúng thời gian quy định trong hợp đồng thương mại quốc tế. Quá trình chuẩn bị hàng xuất khẩu bao gồm các nội dung: Tập trung hàng xuất khẩu và tạo nguồn hàng, bao bì đóng gói, kẻ ký mã hiệu hàng hóa.
1.5.3.1.1. Tập trung hàng xuất khẩu và tạo nguồn hàng:
Tập trung hàng xuất khẩu là tập trung thành lô hàng đủ về số lượng phù hợp về chất lượng và đúng thời điểm, tối ưu hóa được chi phí .
Tạo nguồn hàng là toàn bộ các biện pháp ,cách thức tác động đến nguồn hàng để tạo ra các nguồn hàng có khả năng đáp ứng đầy đủ ,kịp thời hàng hóa cho doanh nghiệp xuất khẩu. Để tập trung hàng xuất khẩu nhà quản trị phải đưa ra các quyết định :
- Hàng xuất khẩu được tập trung từ các nguồn hàng nào
- Hàng xuất khẩu được tập trung bằng cách nào
- Hàng xuất khẩu được tập trung vào thời điểm nào ,với số lượng là bao nhiêu.
a. Doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu :
Các doanh nghiệp sản xuất trực tiếp tiến hàng sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm cuả mình. Để tập trung hàng xuất khẩu, căn cứ vào yêu cầu về hàng xuất khẩu được quy định trong hợp đồng xuất khẩu, daonh nghiệp phải lập kế hoạch sản xuất :chuẩn bị nguyên vật liệu, nguồn nhân lực, thiết bị máy móc để tiến hàng sản xuất. đảm bảo đủ số lượng ,đúng chất lượng chủng loại và thời gian giao hàng để tiến hàng giao hàng cho người mua.
b. Doanh nghiệp xuất khẩu :
Các doanh nghiệp XK không tự sản xuất hàng xuất khẩu mà tập trung hàng từ các nguồn hàng xuất khẩu.
Quá trình tập trung hàng xuất khẩu bao gồm các bước sau:
- Xác định nhu cầu hàng xuất khẩu
- Phân loại nguồn hàng xuất khẩu :
- Nghiên cứu và lựa chọn nguồn hàng xuất khẩu
- Đánh giá lựa chọn nguồn hàng
- Các hình thức giao dịch hàng xuất khẩu
o Mua hàng xuất khẩu
o Gia công hay bán nguyên liệu thu mua hàng xuất khẩu
o Liên doanh, liên kết tạo nguồn hàng xuất khẩu
- Tổ chức hệ thống tập trung hàng xuất khẩu
1.5.3.1.2. Bao gói hàng xuất khẩu
Để đóng gói bao bì cho hàng xuất khẩu, người quản trị cần đưa ra các quyết định sau:
- Hàng hóa có cần đống bao bì không
- Kiểu cách và chất lượng của bao bì
- Số lượng bao bì cần đóng gói
- Nguồn và cách thức cung cấp bao bì
- Cách thức đóng gói bao bì
a. Yêu cầu và cơ sở khoa học để lựa chọn bao bì đóng gói
a1. Yêu cầu đối với bao bì hàng hóa xuất khẩu
- Bao bì phải đảm bảo an toàn cho hàng hóa
- Bao bì phải phù hợp với các điều kiện bốc dỡ, vận chuyển
- Bao bì phải phù hợp với các tiêu chuẩn, luật lệ, quy định, tập quán và thị hiếu tiêu dùng của thị trường xuất khẩu cũng như tập quán của ngành hàng
- Bao bì cần hấp dẫn ,thu hút khách hàng
- Bao bì xuất khẩu cần đảm bảo các yêu cầu về kinh tế
a2. Các căn cứ cơ sở khoa học
- Căn cứ vào hợp đồng đã ký
- Căn cứ vào loại hàng hóa cần bao gói
- Căn cứ vào các điều kiện vận tải
- Căn cứ vào điều kiện pháp luật và tập quán ngành hàng
b. Đóng gói hàng hóa
Khi đóng gói người ta có thể áp dụng 2 hình thức đóng gói là đóng gói hở và đóng gói kín.Đóng gói kín thường áp dụng trong đa số trường hợp. Khi đóng gói hàng hóa yêu cầu phải đảm bảo đúng kỹ thuật. Hàng hóa phải được xếp gọn gàng trong bao bì,khi cần chèn lót phải lựa chọn đúng vật liệu lót và sử dụng đúng kỹ thuật chèn lót, sử dụng tối đa khoảng không gian trong bao bì, đảm bảo thuận tiện và tối ưu trong bốc xếp vận chuyển và bảo quản

1.5.3.1.3. Kẻ ký hiệu mã hiệu hàng xuất khẩu :
Ký mã hiệu ( Marking ) là những ký hiệu bằng chữ, bằng số hay bằng hình vẽ được ghi bên ngoài nhằm cung cấp các thông tin cần thiết cho quá trình giao nhận, bốc dỡ, vận chuyển, và bảo quản hàng hóa. Để kẻ ký hiệu, mã hiệu, người quản trị phải quyết định
- Nội dung kẻ ký mã hiệu
- Vị trí kẻ ký mã hiệu trên bao bì
- Chất lượng của ký mã hiệu

1.5.3.2. Kiểm tra hàng hóa xuất khẩu .
Kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu là kiểm tra mức độ phù hợp của hàng hóa xuất nhập khẩu so với yêu cầu đề ra trong hợp đồng TMQT.
Trước khi giao hàng cho người XK có nghĩa vụ phải kiểm tra hàng hóa về chất lượng, số lượng, trọng lượng bao bì…
- Kiểm tra hàng hóa có tác dụng :
o Thực hiện trách nhiệm của người XK trong thực hiện hợp đồng TMQT
o Ngăn chặn kịp thời các hậu quả xấu dẫn đến khuyết tật
o Phân tích trách nhiệm của các bên trong quá trình xuất nhập khẩu
- Việc kiểm tra hàng hóa XK thực hiện ở 2 cấp :
o Ở cơ sở : Nội dung kiểm tra thường là .
Kiểm tra về chất lượng : Chỉ cho phép những hàng hóa có đủ tiêu chuẩn chất lượng theo hợp đồng quy định được phép XK
Kiểm tra số lượng trọng lượng : Số lượng trọng lượng của mỗi bao kiện, tổng số lượng và trọng lượng
Việc kiểm tra ở các cơ sở do tổ chức kiểm tra chất lượng sản phẩm tiến hàng
o Ở các cửa khẩu :Trước khi bốc hàng lên phương tiện vận tải ,người xuất khẩu phải kiểm tra lại hàng hóa. Việc kiểm tra hàng hóa có thể do các lý do sau đây
Thẩm định lại kết quả kiểm tra ở cơ sở
Trong nhiều trường hợp theo quy định của nhà nước,một số mặt hàng khi xuất khẩu phải kiểm tra của nhà nước về mặt chất lượng
hay theo yêu cầu của người mua người xuất khẩu phải mời các cơ quan giám định độc lập như : Vinacontrol, Foodcontrol, ADLL, SGS…
Khi đó người giám định phải xác định:
1. Cơ quan giám định
2. Nội dung giám định
3. Căn cứ để giám định
4. Thời gian, địa điểm giám định
5. Yêu cầu về chứng thư giám định

1.5.3.3. Thuê phương tiện vận tải
- Những căn cứ để thuê phương tiện vận tải.
o Căn cứ vào hợp đồng TMQT như điều kiện cơ sở giao hàng, những quy định về đặc điểm phương tiện vận tải…
o Căn cứ vào khối lượng hàng hóa và đặc điểm hàng hóa
o Căn cứ vào điều kiện vận tải
- Tổ chức thuê phương tiện vận tải :
Việc thuê phương tiện vận tải có ý nghĩa quan trọng đối với các tác nghiệp của quy trình thực hiện hợp đồng
Để thuê tầu, doanh nghiệp cần có đầy đủ các thông tin về các hãng tầu trên thế giới, về giá cước vận tải, các loại hợp đồng vận tải, các công ước và luật lệ quốc tế và quốc gia về vận tải….
Tùy theo vào các trường hợp cụ thể doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong các cách thuê tầu sau :
o cách thuê tầu chợ
Thuê tàu trợ có một số đặc điểm sau:
+ Tàu chợ chạy theo 1 hành trình và thời gian xác định, cước phí được quy định trước.
+ Quá trình giao dịch thuê tàu đa phần tuân thủ theo quy chế của tầu chợ
+ Hiện nay hệ thống tầu chợ rộng khắp trong khu vực và thế giới, đa phần là tầu chở container rất thuận tiệncho doanh nghiệp trong quá trình chuyên chở, nhất là chuyên chở các lô hàng nhỏ
+ Tàu chợ chịu trách nhiệm bốc hàng và dỡ hàng, chi phí vận tải đã bao gồm chi phí bốc và dỡ hàng nhưng cước phí thuê tàu chợ thường cao hơn cước phí thuê tầu chuyến và tàu định hạn
o cách thuê tàu chuyến :
Thuê tàu chuyến là chủ tầu cho người thuê tàu thuê toàn bộ chiếc tàu để chuyên chở hàng hóa giữa hai hay nhiều cảng, và nhận tiền cước thuê tàu do hai bên thỏa thuận
Quá trình thuê tàu bao gồm các nội dung sau :
+ Xác định nhu cầu vận tải gồm : Lượng hàng hóa cần vận chuyển, đặc điểm của hàng hóa ,hành trình, lịch trình của tàu, tải trọng cần thiết của tàu, chất lượng tàu, đặc điểm của tàu
+ Xác định hình thức thuê tàu: Thuê tàu 1 chuyến, thuê khứ hồi, thuê nhiều chuyến, thuê bao cả tàu.
+ Nghiên cứu các hãng tàu trên các nội dung: chất lượng tàu, chất lượng và điều kiện phục vụ, mức độ đáp ứng nhu cầu về vận tải, giá cước va uy tín…
+ Đàm phán và ký hợp đồng thuê tàu và hãng tàu.
Nội dung chủ yếu của một hợp đồng thuê tàu chuyến bao gồm :
+ Tên chủ tàu và người thuê tàu
+ Quy định về con tàu
+ Thời gian tàu đến cảng xếp hàng
+ Quy định về hàng hóa
+ Quy định cảng xếp ,cảng dỡ
+ Quy định về chi phí xếp, dỡ hàng
+ Cước phí và thanh toán cước phí
+ Quy định thời gian xếp dỡ
+ Thưởng phạt xếp dỡ
+ Trách nhiệm và miễn trách nhiệm của người chuyên chở

1.5.3.4. Mua bảo hiểm cho hàng hóa.
Trong kinh doanh xuất nhập khẩu, hàng hóa thường phải vận chuyển đi xa, trong những điều kiện vận tải phức tạp ,do đó hàng hóa dễ bị hư hỏng, mất mát, tổn thất trong quá trình vận chuyển. Chính vì vậy những người kinh doanh xuất nhập khẩu thường mua bảo hiểm cho hàng hóa đẻ giảm bớt các rủi ro có thể xảy ra.

 Các căn cứ để mua bảo hiểm cho hàng hóa :
- Căn cứ vào điều kiện cơ sở giao hàng trong hợp đồng
- Căn cứ vào hàng hóa vận chuyển
- Căn cứ vào điều kiện vận chuyển
 Tổ chức mua bảo hiểm cho hàng hóa
Để tiến hành mua bảo hiểm cho hàng hóa, doanh nghiệp TMQT cần tiến hành các bước sau:
- Xác định nhu cầu bảo hiểm
- Lựa chọn công ty bảo hiểm
- Đàm phán, ký kết hợp đồng bảo hiểm, thanh toán phí bảo hiểm…

1.5.3.5. Làm thủ tục hải quan xuất khẩu :
Để làm thủ tục hải quan, doanh nghiệp có thể trực tiếp tiến hành hay ủy quyền cho đại lý làm thủ tục hải quan
Quy trình làm thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu theo luật hải quan Việt Nam bao gồm các bước chính sau đây:
- Khai và nộp tờ khai hải quan
Người khai hải quan phải khai và nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa trong thời gian quy định
Có 2 hình thức khai hải quan là khai thủ công và khai điện tử
Khi khai hải quan và nộp hồ sơ hải quan cần chú ý
+ Khai chính xác số lượng hàng hóa, khai đúng chủng loại và áp đúng mã để tính thuế xuất nhập khẩu
+ Chuẩn bị đầy đủ các chứng từ theo quy định của hồ sơ hải quan
+ Nộp thuế xuất nhập khẩu đúng hạn
- Xuất trình hàng hóa
Đối với hồ sơ thuộc luồng đỏ doanh nghiệp phải xuất trình hàng hóa để cơ quan kiểm tra thực tế hàng hóa
+ Kiểm tra thay mặt không quá 10% lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu là nguyên vật liệu sản xuất hàng hóa xuất khẩu và gia công xuất khẩu,hàng cùng chủng loại, hàng đóng gói đồng nhất …
+ Kiểm tra toàn bộ lô hàng xuất khẩu của chủ hàng đã nhiều lần vi phạm thủ tục hải quan, lô hàng mà có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan
- Nộp thuế và thực hiện các quyết định của hải quan
Sau khi kiểm tra hồ sơ hải quan đối với luồng xanh và luồng vàng và kiểm tra thực tế hàng hóa, hải quan sẽ có quyết định sau:
+ Cho hàng qua biên giới
+ Cho hàng qua biên giới với điều kiện như phải sửa chữa, khắc phục lại, phải nộp hồ sơ bổ sung thuế xuất nhập khẩu
+ Không được phép xuất khẩu

1.5.3.6. Tổ chức giao nhận hàng với phương tiện vận tải đối với XK
 Giao hàng với tàu biển
Nếu hàng hóa được giao bằng đường biển ,doanh nghiệp xuất khẩu phải tiến hành theo các bước sau
- Căn cứ vào chi tiết hàng hóa Xk ,lập bảng kê hàng hóa chuyên chở cho người vận tải để đối lấy hồ sơ xếp hàng
- Trao đổi với cơ quan điều độ cảng để nắm vững kế hoạch giao hàng
- Lập kế hoạch và vận chuyển hàng vào cảng
- Bốc hàng lên tàu
- Sau khi giao nhận hàng xong lấy biên lai thuyền phó
- Trên cơ sở hóa đơn thuyền phó đổi lấy vận đơn đường biển, điều quan trọng là phải lấy được vận đơn đường biển hoàn hảo.
 Giao nhận hàng khi hàng chuyên chở bằng container :
- Giao hàng đủ 1 container : Khi hàng hóađủ 1 container người Xk tiến hành theo các bước sau đây:
+ Đăng ký mượn hay theo container tương thích với số lượng hàng giao
+ Làm thủ tục hải quan, mời hải quan đến kiểm tra hàng hóa, kẹp chì niêm phong container.
+ Giao hàng cho bãi container để nhận biên lai xếp hàng
+ Đổi biên lai xếp hàng lấy vận đơn
- Giao hàng không đủ 1 container :
Khi giao hàng không đủ 1 container người XK vận chuyển hàng đến bãi hay trạm container do người vận chuyển chỉ định để giao cho người chuyên chở. Việc giao hàng được coi là hoàn thành khi hàng được giao cho người chuyên chở hay người thay mặt cho người chuyên chở.( bổ sung them )

1.5.3.7. Làm thủ tục thanh toán:
1.5.3.7.1. Thanh toán bằng cách tín dụng chứng từ :
Hiện nay hầu hết các hợp đồng ,đặc biệt là các hợp đồng có giá trị lớn đựơc thanh toán bằng cách tín dụng chứng từ. Đây là cách thanh toán yêu cầu người bán và người mua phải tuân thủ nghiêm ngặt nội dung và lịch trình thanh toán :
Trong xuất khẩu thanh toán bằng LC được thực hiện qua các bước sau :
 Nhắc nhở mở LC :
 Kiểm tra LC
- Kiểm tra tính chân thực LC
- Kiểm tra nội dung của LC
 Sửa LC : LC có thể được tu chỉnh trong các trường hợp sau :
- Khi phát hiện thấy nội dung LC không phù hợp với hợp đồng
- Khi LC đã có hiệu lực nhưng vì một lý do nào đó ,một trong hai bên có thể thực hiện được hợp đồng theo các quy định của LC mà cần thỏa thuận lại để có thể thực hiện tiếp hợp đồng nếu đựơc đề nghị và hai bên thống nhất thay đổi nội dung của hợp đồng thì phải sửa lại LC cho phù hợp với nội dung thỏa thuận mới
Bộ chứng từ thanh toán bao gồm :
- Hóa đơn thương mại :có thể chia thành
+ Hóa đơn tạm tính
+ Hóa đơn chính thức
+ Hóa đơn chi tiết
+ Hóa đơn chiếu lệ
+ Hóa đơn trung lập
+ Hóa đơn xác nhận
- Vận đơn đường biển
- Vận đơn đường sắt
- Vận đơn đường không
- Chứng từ bảo hiểm
- Đơn bảo hiểm
- Giấy chứng nhận bảo hiểm
- Bảng kê chi tiết
- Phiếu đóng gói
- Giấy chứng nhận số lượng và giấy chứng nhận trọng lượng
- Giấy chứng nhận phẩm chất
- Các giấy chứng nhận kiểm dịch và giấy chứng nhận vệ sinh
- Giấy chứng nhận xuất xứ


1.5.3.8. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại :
1.5.3.8.1. Người mua khiếu nại người bán hay người bán khiếu nại người mua :
 Cụ thể người mua thường khiếu nại người bán trong các trường hợp sau:
- Giao hàng không đúng về số lượng, trọng lượng, quy cách
- Giao hàng không đúng phẩm chất, nguồn gốc như hợp đồng quy định
- Bao bì, ký mã hiệu sai quy cách, không phù hợp với điều kiện vận chuyển, bảo quản làm hàng hóa bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển
- Giao hàng chậm, cách thức giao hàng sai so với thỏa thuận giữa 2 bên như chuyển tải hàng hóa, giao hàng từng phần
- Không giao hàng mà không phải do trường hợp bất khả kháng gây ra
- Không giao hay giao chậm tài liệu kỹ thuật không thông báo hay thông báo chậm việc hàng đã giao lên tàu, không thực hiện hay thực hiện không đầy đủ các nghĩa vụ khác như thuê phương tiện vận tải, mua bảo hiểm cho hàng hóa …hay giao hàng hóa đang bị tranh chấp bởi bên thứ ba.
 Người bán hay người mua khiếu nại người chuyên chở và bảo hiểm
Người bán hay người mua khiếu nại người chuyên chở khi người chuyên chở vi phạm hợp đồng chuyên chở như: đưa tàu đến cảng không đúng quy định, hàng bị mất thất lạc trong quá trình chuyên chở…
Người bán hay người mua có thể khiếu nại người bảo hiểm khi hàng hóa bị tổn thất do cac rủi ro đã được mua bảo hiểm gây nên.

CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1.Phương pháp hệ nghiên cứu các vấn đề
2.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu :
2.1.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Nguồn dữ liệu thứ cấp gồm các tài liệu có sẵn tại công ty, bao gồm các báo cáo tài chính 2007,2008, 2009, các hồ sơ xuất nhập khẩu thuộc phòng kinh doanh xuất nhập khẩu I, các ấn phẩm tạp chí Thương Mại Thủy Sản nguồn thông tin trên các website : , , . Các dữ liệu này luôn cung cấp những thông tin chính xác,kịp thời nhất, đảm bảo sẵn sàng phục vụ công tác nghiên cứu và nội dung chuyên đề
2.1.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp:
Chủ yếu sử dụng phương pháp phỏng vấn:
Hay nói cách khác nguồn dữ liệu sơ cấp này có được từ quá trình khảo sát thực tế trong quá trình thực tập và phỏng vấn.Phương pháp này có ưu điểm là tiếp cận được thông tin một cách rõ ràng và tập trung nhất, có thể nhấn mạnh vào những phần muốn tìm hiểu .
Phương pháp này sẽ làm rõ các nội dung sau:
- Điều kiện cơ sở giao hàng chủ yếu mà công ty sử dụng để xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản .
- Quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng có những khó khăn và vấn đề gì còn tồn đọng, và được thực hiện như thế nào
2.1.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
Các phương pháp phân tích dữ liệu được sư dụng bao gồm :phương pháp so sánh, thống kê, tổng hợp. Từ các thông tin thu thập được so sánh đối chiếu với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong nhiều năm qua và những kiến thức đã học phân tích thực trạng rồi tổng hợp lại đưa ra các giải pháp giải quyết những khó khăn doanh nghiệp đang gặp phải trong quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu thủy sản của mình.

2.2. Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến vấn đề nghiên cứu :
2.2.1. Khái quát về công ty cổ phần xuất khẩu thủy sản Hà nội- Seaprodexhanoi :

Lịch sử phát triển
Công ty cổ phần XNK Thuỷ sản Hà Nội (SEAPRODEX HANOI), doanh nghiệp được chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước là Công ty XNK Thuỷ sản
3.2.2.1 .Vấn đề nguyên liệu :
Việc đảm bảo chất lượng thủy sản ngay từ khâu nuôi trồng luôn là điểm nóng cần quản lý chặt chẽ ,để đảm bảo nguồn nguyên liệu sạch đảm bảo chất lượng cung cấp cho các khâu sơ chế. Đối với nguồn nguyên liệu nuôi trồng cần thực hiện một số giải pháp sau :
- Quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản xuất khẩu : Hiện nay, tình trạng nuôi trồng thủy sản một cách tự phát của người dân vẫn còn diễn ra nhiều nơi do quy hoạch chưa cụ thể, quy hoạch cụ thể vùng ở địa phương chưa được xây dựng dẫn đến tổn thất lớn trong nuôi trồng thủy sản và làm tàn phá môi trường sinh thái. Nhà nước cần rà soát ,điều chỉnh và hoàn thiện quy hoạch vùng nuôi thủy sản một cách tổng thể, cũng như đối tượng nuôi trồng, nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm dịch bệnh. Quy hoạch cần gắn với vấn đề cơ sở hạ tầng trong nuôi trồng thủy sản bao gồm : Thủy lợi hóa trong nuôi trồng ,xử lý ô nhiễm môi trường ,xây dựng hệ thống điện, đường giao thông trong nuôi trồng thủy sản, Xây dựng hệ thống cấp thoát nứơc cho vùng nuôi phải được bảo vệ và ngăn chặn nguy cơ ô nhiễm từ hoạt động sản xuất của các ngành khác ảnh hưởng đến VSATTP của thủy sản nuôi.
- Triển khai nuôi trồng thủy sản bền vững: Nuôi trồng thủy sản bền vững phải đạt được một số yêu cầu sau :
+ Kiểm soát được dịch bệnh : Phòng ngừa bệnh lây lan qua môi trường ;kiểm soát lây bệnh qua chiều ngang, dọc.
+ Thân thiện với môi trường : Không hay hạn chế tối đa sử dụng các hóa chất, thuốc kháng sinh cấm, kháng sinh hạn chế sử dụng ở mức giới hạn cho phép
Để đạt được như vậy, nhà nước cần đầu tư thúc đấy công tác hướng dẫn, tuyên truyền giúp đỡ người nuôi thực hiện theo các quy phạm thực hành nuôi tốt (GAqP ), Quy phạm thực hành nuôi có trách nhiệm (CoC) .Thực hiện công tác kiểm tra ,giám sát các vùng nuôi và cấp chứng nhận cho các vùng nuôi đạt tiêu chuẩn an toàn. Như vậy sẽ củng cố sự tin tưởng cho khách hàng và uy tín của hàng thủy sản Việt Nam.
- Phát triển sản xuất nhân tạo các loại giống sạch bệnh, chất lượng cao: Con giống khỏe sạch bệnh có ý nghĩa rất quan trọng đến chất lượng nuôi trồng. Vì vậy, cần thiết có sự kiểm soát chặt chẽ chất lượng con giống bởi các cơ quan nhà nước. Đồng thời nhà nước cần có chính sách thu hút đầu tư ,hợp tác với nước ngoài trong lĩnh vực phát triển giống thủy sản nhân tạo chất lượng cao.
- Giải pháp với nguyên liệu đánh bắt tự nhiên: Để phát triển và bảo đảm nguồn nguyên liệu khai thác tự nhiên phục vụ sản xuất và xuất khẩu thủy sản lâu dài ,cần có các biện pháp cụ thể như sau:
+ Đối với nghề cá ven bờ ,cần giám sát số lượng tàu đánh cá và điều chỉnh cơ cấu nghề khai thác .Hàng năm, cần đánh giá biến động nguồn lợi và biến trạng hệ sinh thái biển. thí điểm các vùng cấm và khai thác theo mua nhằm bảo vệ nguồn lợi biển
+ Hiện đại hóa đội tàu đánh bắt xa bờ,đồng thời nâng cao kỹ thuật đánh bắt,nâng cấp phương tiện bảo quản trên tàu nhằm cải thiện chất lượng sau thu hoạch ,hạn chế tình trạng xuống cấp, lãng phí nguyên liệu.
3.2.2.2. Giải pháp về khoa học công nghệ
Khoa học công nghệ đóng vai trò quan trọng ,quyết định đến năng suất và hiệu quả của các hoạt động từ đánh bắt nuôi trồng đến sản xuất chế biến xuất khẩu.Là một nước đi sau nên thực trạng khoa học việt nam còn nhiều yếu kém. Vì vậy ,Nhà nước cần có một số biện pháp để phát triển khoa học công nghệ phục vụ cho sự phát triển ngàng thủy sản như sau:
- Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ mới đặc biệt cho công tác tạo giống thủy sản.
- Đối với lĩnh vực chế biến thủy sản, cần tập trung nghiên cứu ứng dụng chế biến sản phẩm giá trị gia tăng ,sử dụng máy móc thiết bị hiện đại ,tiết kiệm chi phí năng lượng
- Đồng thời đẩy mạnh hoạt động giới thiệu,khảo nghiệm những kết quả nghiên cứu khoa học thành công,phù hợp với điều kiện địa phương để doanh nghiệp ,nông dân sớm ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tạo ra những sản phẩm có chất lượng và giá trị cao.
3.2.2.3. Giải pháp về nhân lực.
- Nhà nước cần mở các lớp ,các chương trình có sự trợ giúp về kinh phí tại các địa phương để đào tạo, nâng cao kiến thức cho nông dân,hướng dẫn người nuôi trồng thủy sản thực hiện tuân thủ theo kỹ thuật, cách thức phòng chống dịch bệnh hiệu quả .Khuyến cáo, giáo dục bà con không dùng các hóa chất ,thuốc chữa bệnh kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản
- Đội ngũ cán bộ kiểm dịch tại địa phương còn dàn trải trong khi yêu cầu kiểm tra giám sát ngày càng nhiều. Vì vậy nhà nước cũng cần bổ sung tăng cường them cán bộ
3.2.2.4. Giải pháp về quản lý
- Tổ chức sản xuất và tiêu thụ : theo hướng gắn kết giữa các khâu trong quá trình sản xuất thành từng nhóm sản phẩm, bao gồm người sản xuất nguyên liệu ,người cung ứng dịch vụ bổ trợ cho nuôi trồng, người thu mua,với doanh nghiệp chế biến sản xuất nhằm quản lý tốt hơn vê VSATTP, và thực hiện tốt việc truy nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm
- Hoàn thiện hệ thống các tiêu chuẩn bắt buộc cho các khâu tham gia vào quá trình sản xuất, đánh bắt, chế biến, vận chuyển…
- Quản lý hóa chất thuốc chữa bệnh trong nuôi trồng
3.2.2.5. Giải pháp về thị trừờng :
- Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, thông tin thị trường :
Hoạt động xúc tiến thương mại và các kênh cung cấp thông tin từ phía nhà nước còn chưa sâu, chưa thường xuyên nên chưa đem lại nhiều hiệu quả. Do đó về phía nhà nước và các tổ chức, hiệp hội thủy sản cần thiết phải thực hiện một số giải pháp như sau :
+ Nhà nứơc cần phối hợp với các doanh nghiệp xây dựng chiến lược kinh doanh thủy sản tại thị trường Nhật Bản. Trước tiên tập trung chủ yếu vào các sản phẩm chủ lực của Việt Nam. Đẩy mạnh công tác quảng bá ,giới thiệu các sản phẩm thủy sản của Việt Nam tới người tiêu dùng Nhật Bản.
+ Các cơ quan như Cục xúc tiến thương mại, Vasep của Việt Nam cần đẩy mạnh hợp tác hơn nữa với các cơ quan xúc tiến thương mại của Nhật Bản như Jetro, Trung tâm thương mại Asean-Japan để tổ chức các chương trình khảo sát nghiên cứu thị trường Nhật Bản để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam. Bên cạnh đó ,tổ chức trưng bày,giới thiệu sản phẩm của Việt Nam tại các khu trung tâm thương mại có sự hỗ trợ về mặt chi phí cho doanh nghiệp.Tiến tới nhà nước nên xây các khu trung tâm thương mại ngay ở nước này
- Thúc đẩy công tác đàm phán,ký kết thảo thuận về kiểm dịch giữa hai bên :
+ Bên cạnh các giải pháp trên chúng ta cần tiến tới ký kết các thỏa thuận kiểm dịch giữa Việt Nam và Nhật Bản vì cho đến nay ,kết quả kiểm dịch của cơ quan kiểm dịch Việt Nam vẫn chưa được công nhận tương đương tại Nhật Bản. Vấn đề kháng sinh và tạp chất trong sản phẩm thủy sản xuất khẩu sang Nhật Bản vẫn chưa được khắc phục triệt để nên vẫn có nguy cơ Nhật Bản tiếp tục dựng lên các hàng rào kiểm dịch chặt chẽ với thủy sản nhập khẩu của Việt Nam. Để khắc phục ,Bộ công thương cần phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thúc đẩy ký kết thỏa thuận thương mại kiểm dịch với Nhật Bản
3.2.2.6. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy về thủy sản:
-Nhà nước cũng cần rà soát lại Luật thủy sản của Việt Nam để bổ sung chỉnh sửa cho phù hợp với tình hình mới. Nâng hệ thống tiêu chuẩn ngành thành những quy định mang tính chất bắt buộc thực hiện đối với mọi cơ sở.
- Xây dựng các chế tài xử phạt nghiêm minh những trường hợp buôn bán,lưu hành hóa chất,kháng sinh cấm
- Xây dựng các chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trong lĩnh vực nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản
3.2.2.7. Giải pháp về tổ chức :
- Thực hiện tổ chức, sắp xếp lại các cơ sở chế biến thủy sản trên phạm vi cả nước từ trung ương đến địa phương ,nhằm nâng cao hiệu qủa sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác cổ phần hóa các doanh nghiệp và cơ sở chế biến thủy sản thuộc doanh nghiệp nhà nước. Phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ
3.2.2.8. Giải pháp về cơ chế, chính sách.
- Nhà nước có chính sách khuyến khích và huy động các thành phần kinh tế trong nước và nhà đầu tư nước ngoài ,nhằm tập trung vốn đầu tư xây dựng hình thành các trung tâm nghề cá, đầu tư hệ thống chợ thủy sản, hiện đại hóa thông tin nghề cá
- Hỗ trợ các kinh phí xúc tiến thương mại cho sản phẩm thủy sản của Việt Nam, các chính sách đào tạo cán bộ,chuyên gia trong lĩnh vực chế biến,xuất khẩu thủy sản, chính sách ưu tiên đãi ngộ doanh nghiệp và cá nhân tiên tiến .





TÓM TẮT-LỜI CẢM ƠN

Công ty Cổ phần XNK Thủy sản Hà Nội từ khi thành lập đến nay trải qua hơn 30 năm, đã có nhiều tiến bộ trong hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động xuất khẩu Thủy sản nói riêng. Đối với Công ty thị trường Nhật Bản là chủ đạo chiếm hơn 50% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm của Công ty, hàng năm đóng góp một phần không nhỏ vào doanh thu của công ty. Hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty đư¬ợc ghi nhận là nhờ phần lớn vào việc tổ chức thực hiện hoạt động xuất khẩu. Tuy nhiên, trong công tác tổ chức thực hiện quy trình hợp đồng xuất khẩu Thủy sản của Công ty vẫn còn một số hạn chế cần giải quyết triệt để. Vì vậy việc phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động của Công ty để tìm ra những giải pháp hiệu quả nhằm hoàn thiện tổ chức thực hiện quy trình hợp dồng xuất khẩu Thuỷ sản cho Công ty là điều quan trọng và có ý nghĩa cấp bách.
Chuyên đề đã thực hiện được mục đích nghiên cứu đề ra trên cơ sở đánh giá kết quả đạt được, những khó khăn và hạn chế từ đó đề xuất những biện pháp nhằm hoàn thiện tổ chức thực hiện quy trình hợp đồng xuất khẩu Thuỷ sản tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thuỷ sản Hà Nội. Đề xuất của Chuyên đề mới chỉ là những ý kiến bước đầu cần được bổ sung và kiểm nghiệm trong thực tiễn
Do thời gian và trình độ có hạn nên chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong sự giúp đỡ và góp ý của thầy cô và các bạn sinh viên để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành Thank sự hư¬ớng dẫn tận tình, chu đáo của Cô giáo Ths.Lê Thanh Huyền cùng toàn thể các cô, chú cán bộ trong Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Hà Nội đã hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành bài chuyên đề tốt nghiệp này.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán tại công ty TNHH kiểm toán IMMANUEL Luận văn Kinh tế 0
D hoàn thiện mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Quy Nhơn Khoa học Tự nhiên 0
D hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán bctc do aasc thực hiện Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán bctc AAC Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện công tác quản lý quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ Văn hóa, Xã hội 0
D Hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH PCSC Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp hoàn thiện quy trình nhập khẩu hàng hóa tại CTY CP giặt ủi y tế VT Y dược 0
D HOÀN THIỆN QUY TRÌNH THỦY CANH RAU CẢI BÓ XÔI (Spinacia oleracea) TRONG NHÀ LƯỚI Nông Lâm Thủy sản 0
D Hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu của Công ty cổ phần Dược & Vật tư thú y HANVET Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn Thiện Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Khẩu Bằng Đường Hàng Không Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top