gloom_king

New Member
Chuyên đề Hoàn thiện kế toán và chi phi sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp

Download Chuyên đề Hoàn thiện kế toán và chi phi sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp miễn phí





MỤC LỤC
Lời nói đầu 1
Phần I: Lý luận chung về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp. 2
A. Những vấn đề chung về kế toán xây lắp 2
I. Đặc điểm hoạt động sản xuất xây lắp có ảnh hưởng đến công tác kế toán 2
II. Chi phí sản xuất và phân loại sản phẩm sản xuất trong các doanh nghiệp xây lắp 2
1. Khái niệm 2
2. Phân loại chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp xây lắp 3
III. Giá thành phân loại giá thành sản phẩm xây lắp 4
1. Khái niệm 4
2. Phân loại giá thành sản phẩm xây lắp 4
IV. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 5
B. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp 5
I. Kế toán chi phí sản xuất xây lắp 5
1. Kế toán chi phí NVL trực tiếp 6
2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 7
3. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công 8
4. Kế toán chi phí sản xuất chung 10
5. Tổng hợp chi phí sản xuất xây lắp, tính và kết chuyển giá thành sản phẩm 10
II. Giá thành sản phẩm xây lắp 11
1. Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp 11
2. Hạch toán giá thành sản phẩm xây lắp 12
Phần II: Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp và một số ý kiến đề xuất 14
I. Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1trong các doanh nghiệp xây lắp 14
1. Các ưu điểm 14
2. Các nhược điểm 15
II. Một số ý kiến đề xuất 16
Kết luận 18
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

g tiền như: Tiếp khách tại công trình.
Phân loại chi phí theo tiêu thức năng có ý nghĩa rất lớn trong quản lý chi phí như công tác kế toán. Nó cho biết kết cấu, tỷ trọng của từng yếu tố chi phí để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất và lập các kế hoạch...
2.2. Phân loại chi phí sản xuất theo công dụng của chi phí, mục đích của chi phí.
Theo tiêu thức này chi phí sản xuất có thể chia thành 4 loại:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là chi phí về trị giá nguyên vật liệu sử dụng phục vụ trực tiếp cho sản xuất xây lắp. Nguyên vật liệu chính vật liệu phụ, nhiên liệu, vật kết câú giá trị đi kèm vật liệu kiến trúc.
Chi phí nhân công trực tiếp: Là chi phí về tiền lương, tiền công phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất xây lắp (bao gồm cả lương chính của công nhân trực tiếp sản xuất công trình, kể cả lương công nhân thuê ngoài)khoản mục này không bao gồm tiền lương phụ và các khoản trích theo lương.
Chi phí sử dụng máy thi công: Là các chi phí trực tiếp liên quan đến việc sử dụng xe, máy thi công để hoàn thành sản phẩm xây lắp. Bao gồm chi phí khấu hao máy móc, tiền thuê may, tiền lương của công nhân điều khiển máy, chi phí về nguyên vật liệu, động lực dùng cho máy thi công . Khoản mục này không bao gồm các khoản trích theo lương của công nhân điều khiển máy.
Chi phí sản xuất chung: Là các khoản chi phí trực tiếp khác trong sản xuất xây lắp ngoài 3 khoản chi phí trực tiếp trên như chi phí tiền lương nhân viên quản lý tổ đội thi công, các khoản trích theo lương của công nhân viên trực tiếp sản xuất xây lắp, công nhân điều khiển máy thi công, nhân viên quản lý tổ đội thi công, chi phí vật liệu sử dụng quản lý tổ đội thi công, chi phí công cụ, dụng cụ, chi phí khấu hao TSCĐ chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền.
Phân loại theo tiêu thức này có tác dụng phục vụ cho quản lý sản xuất theo định mức, cung cấp số liệu cho công tác tính giá thành sản phẩm, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành làm tài liệu tham khảo để lập định mức CPSX và lập kế hoạch giá thành sản phẩm cho kỳ sau. Bởi vì ở phân loại này mỗi loại chi phí thể hiện điều kiện khác nhau của chi phí sản xuất mới phát sinh chi phí, đối tượng chịu chi phí, đồng thời nó tạo điều kiện cho việc xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố khác nhau lên giá thành sản phẩm phục vụ cho công tác kế hoạch hoá và tính giá thành sản phẩm.
2.3. Phân loại chi phí sản xuất theo mỗi quan hệ chi phí sản xuất xây lắp với khối lượng sản phẩm xây lắp hoàn thành.
Có thể chia thành 3 loại:
ãChi phí cố định.
ã Chi phí biến đổi.
ã Chi phí hỗn hợp
III. Giá thành và phân loại giá thành sản phẩm xây lắp
1.Khái niêm
Trong sản xuất, chi phí sản xuất kinh doanh (CPSXKD) chỉ là một mặt thể hiện sự hao phí. Để đánh giá chất lượng kinh doanh của các tổ chức kinh tế CPSXKD phải được xem xét trong mỗi quan hệ với mặt thứ hai cũng là mặt cơ bản của quá trình SXKD đó là kết quả sản xuất thu được. Quan hệ so sánh đã hình thành nên chỉ tiêu giá thành sản phẩm.
Như vậy, giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến việc sản xuất và tiêu thụ một khối lượng sản phẩm dịch vụ nhất định.
2.Phân loại giá thành sản phẩm xây lắp
2.1. Theo cơ sở tính và ý nghĩa của giá thành sản phẩm xây lắp.
Theo cách phân loại này, giá thành sản phẩm xây lắp được chia làm 3 loại.
Giá thành dự toán: Là loại giá thành thể hiện tổng chi phí dự toán để hoàn thành khối lượng xây lắp nhất định (các công trình, hạng mục công trình) giai đoạn công việc có điểm dừng kỹ thuật. Giá thành dự toán được tính đến cơ sở các định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá của nhà nước.
Giá thành kế hoạch: Giá thành kế hoạch xây lắp là loại giá thành được tính trên cơ sở những điều kiện cụ thể của doanh nghiệp về các định mức, đơn giá, biện pháp thi công.
Giá thành thực tế: Là giá thành do bộ phận kế toán cơ sở chi phí sản xuất xây lắp thực tế để hoàn thành các sản phẩm xây lắp theo quy định. Giá thành thực tế được xác định mà cuối kỳ kinh doanh. Về nguyên tắc, mỗi quan hệ giữa 3 loại giá thành trên phải đảm bảo.
Giá dự toán ³ giá thành kế toán
³ giá thành thực tế. Việc so sánh các loại giá trên có ý nghĩa rất quan trọng. Giá dự toán mang tính chất xã hội, nên việc so sánh, giá thành thực tế với giá dự toán cho phép ta đánh giá trình độ quản lý của đơn vị xây lắp trong mối quan hệ với các đơn vị xây lắp khác. Các việc so sánh giá thành thực tế với giá thành kế hoạch cho phép, đánh giá sự tiến bộ non yếu của của doanh nghiệp xây lắp trong điều kiện cụ thể về cơ sở vật chất, trình độ tổ chức quản lý của bản thân doanh nghiệp đó.
2.2. Căn cứ vào phạm vi tính giá thành.
Theo căn cứ này, giá thành sản phẩm xây lắp chia thành 2 loại:
Gía thành sản xuất : Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất , chế tạo sản phẩm gắn với quá trình CN SXSP
Giá thành toàn bộ: Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản CP phát sinh liên quan đến việc SX và tiêu thụ SP.
Giá thành toàn bộ = Giá thành sản xuất + chi phí ngoài sản xuất .
IV. Mối quan hệ giữa các chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
CPSX và giá thành sản phẩm là hai chỉ tiêu có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Chi phí thể hiện mặt hao phí cân giá thành biểu hiện mặt kết quả của quá trình sản xuất. Giá thành sản phẩm được tính toán trên cơ sở CPSX đã hạch toán và khối lượng công việc đã hoàn thành trong kỳ.
Còn về mặt kế toán, hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm là 2 bước công việc liên tiếp và gắn bó hữu cơ với nhau.
Từ mối quan hệ giữa CPSX nếu gia thành sản phẩm đó, việc quản lý giờ thành nhất thiết phải gắn liền với quản lý chi phí sản xuất.
B. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp
I. Kế toán chi phí sản xuất xây lắp
Các doanh nghiệp xây lắp hiện đang áp dụng chế độ kế toán trong các doanh nghiệp xây lắp theo quyết định số QĐ/1864/BTC/10.12.1998 thì các doanh nghiệp xây lắp chỉ có một phương pháp kế toán hàng tồn kho là phương pháp kê khai thường xuyên.
Trước khi đi vào hạch toán chi phí sản xuất ta phải xác định được:
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất.
Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
Trình tự hạch toán chi phí sản xuất
Hạch toán chi phí sản xuất xây lắp
1..Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Trong DN xây lắp, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong CPSX (70% - 80%).
Tài khoản sử dụng: Để hạch toán chi phí nguyên vật liệu Thị trường, kế toán sử dụng TK621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, dùng để phản ánh các chi phí nguyên vật liệu, vật liệu sử dụng trực tiếp cho hoạt động xây lắp, sản xuất công nghiệp,thực hiện dịch vụ lao động của DNXL.
Kết cấu tài khoản 621 như sau.
Bên nợ : - Trị giá thực tế nguyên vật liệu, vật liệu xuất dùng trực tiếp cho hoạt động xây lắp, sản xuất công nghiệp, kinh doanh...
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top