Alberto

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
I. Hình thái kinh tế xã hội của Mác - Lênin:
1. Định nghĩa:
Hình thái kinh tế xã hội là một khái niệm chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn nhất định. Quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất với một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên kiểu quan hệ sản xuất đó.
Dựa trên những kết quả nghiên cứu lý luận và tổng thể các quá trình lịch sử, các nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác đã vận dụng phép biện chứng duy vật để nghiên cứu lịch sử xã hội . Họ đưa ra quan điểm duy vật về lịch sử và đã hình thành nên học thuyết “Hình thái kinh tế - xã hội”.
Lý luận hình thái kinh tế - xã hội nghiên cứu lịch sử xã hội trên cơ sở xem xét cả lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, cả cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, tức toàn bộ các yếu tố cấu trúc thành bộ mặt của thời đại: chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học & kỹ thuật....
2. Quá trình phát triển của lịch sử :
Mác đã cho chúng ta hình dung quá trình phát triển của lịch sử là một quá trình lịch sử “tự nhiên”. Loài người chúng ta đã phải trải qua 5 hình thái kinh tế xã hội theo trật tự từ thấp đến cao: “hình thái kinh tế - xã hội cộng sản nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa & ngày nay đang trong quá trình xây dựng CNXH ở nước ta”.
Hình thái kinh tế có tính lịch sử , có sự ra đời phát triển và diệt vong. Chế độ xã hội lạc hậu sẽ mất đi, chế độ xã hội mới cao hơn sẽ thay thế. Đó là khi cách sản xuất đã trở nên lỗi thời, hay khủng hoảng do mâu thuẫn của quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất quá lớn không thể phù hợp thì cách sản xuất này sẽ bị diệt vong và xuất hiện một cách sản xuất mới hoàn thiện hơn, có quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất.
Thời kỳ cộng sản nguyên thuỷ: con người chỉ biết săn bắn hái lượm, ăn thức ăn tươi sống. Cuộc sống của họ phụ thuộc vào thiên nhiên, họ chưa biết chăn nuôi, trồng trọt, chưa biết tích luỹ thức ăn. Họ cùng đi săn bắn hái lượm làm theo kiểu cùng ăn cùng hưởng. Đây có thể gọi là thời kỳ sơ khai của loài người. Sau đó là hình thái kinh tế xã hội, con người đã văn minh hơn họ không còn ăn tươi sống, họ đã biết làm ra của cải, xã hội chế độ tư hữu. Xã hội bắt đầu có sự phân chia kẻ giầu người nghèo.
Tư bản chủ nghĩa ra đời đưa loài người lên nấc thang cao hơn của nền văn minh, giai cấp thống trị là giai cấp cơ bản. Thủ đoạn bóc lột của chúng tinh vi hơn nhiều so với sự bóc lột trước đó trong các xã hội chiếm hữu nô lệ và phong kiến.
Một hình thái kinh tế xã hội tồn tại được thì nó phải có những mặt tốt nhất định của nó chúng ta cũng không thể phủ nhận những thành quả mà các hình thái kinh tế xã hội nói trên đã đạt được. Xã hội cộng sản nguyên thuỷ là chế độ xã hội đầu tiên đặt nền móng cho sự phất triển của loài người. Trong xã hội chiếm hữu nô lệ giai cấp thống trị bắt đầu tích luỹ của cải cho xã hội, quan trọng nhất là nó đưa con người ra khỏi thời kỳ mông muội hoang rã. Xã hội phong kiến là bước trung gian để loài người chuyển sang một nền văn minh mới nó hình thành những tiền đề tốt cho sự ra đời của xã hội tư bản chủ nghĩa.
Nền sản xuất TBCN không chỉ còn là sản xuất nông nghiệp, con người đã được tiếp cận với sản xuất công nghiệp, với những thành tựu khoa học kĩ thuật nó đã tạo ra những khả năng phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, nó tạo ra một khối lượng của cải vật chất cho nhân loại bằng tất cả các xã hội trước cộng lại.
Hình thái kinh tế xã hội là chế độ xã hội bước đầu vừa phát huy vừa thừa kế những thành quả của CNTB, đồng thời khắc phục những mâu thuẫn những hạn chế của TBCN. Một xã hội mà quyền lực nằm trong tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động - một tầng lớp đông đảo của xã hội. Mọi hoạt động kinh tế - văn hoá - chính trị phục vụ lợi ích trung của toàn xã hội. Không còn tình trạng bóc lột, mọi người đều bình đẳng, sinh hoạt lao động dưới sự quản lý của nhà nước thông qua luật pháp thực hiện chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, chế độ tập trung dân chủ công bằng xã hội. Quan hệ sản xuất được xây dựng trên cơ sở lực lược sản xuất và trình độ phát triển cao cơ sở hạ tầng phù hợp với kiến trúc thượng tầng.
Trình độ lực lượng sản xuất ở mức thấp, quá độ lên chủ nghĩa xã hội lại không phải từ chủ nghĩa tư bản mà từ bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chủ nghĩa tư bản với tư cách là một chế độ xã hội. Vì vậy cần nhận thức đầy đủ và sáng tạo các quy luật khách quan, trong đó quy luật sản xuất phù hợp với tính chất trình độ lực lượng sản xuất là quy luật cơ bản nhất nhằm cải tạo các thành phần kinh tế khai thác mọi tiềm năng sản xuất. Phát huy tính chủ động sáng tạo của chủ thể các thành phần kinh tế trong nền kinh tế nhiều thành phần kinh tế quốc doanh phải phát triển mạnh mẽ và có hiệu quả để thực sự có tác dụng chủ đạo với các thành phần kinh tế khác.
Chủ trương phát triển cơ cấu kinh tế nhiều thành phần và việc sử dụng các hình thức kinh tế “trung gian” quá độ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghãi xã hội ở nước ta mà Đại hội VII vạch ra là đứng đắn. Đại hội VII của Đảng cũng đã chỉ rõ “..... phù hợp với sự phát triển lực lượng sản xuất thiết lập từng bước quan hệ sản xuất từ xã hội chủ nghĩa từ thấp đến cao với sự đa dạng về hình thức sở hữu phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng sản xuất chủ nghĩa tiên hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý Nhà nước". Kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng của kinh tế quốc doanh. Thực hiện nhiều hình thức phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu. Đó là một trong những phương hướng cơ bản của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ đất nước ta.
II. Công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 - 2010.
Theo em đứng ở góc độ triết học hình thái công nghiệp hoá - hiện đại hoá không phải là một mặt mà là toàn diện của công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, thị trường, dịch vụ...
1. Đánh giá tình hình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nông thôn.
Hơn 10 năm qua, nông nghiệp nước ta về cơ bản đã chuyển sang sản xuất hàng hoá, phát triển tương đối toàn diện, tăng trưởng khá (bình quân 4,2%/năm). Công nghiệp, ngành nghề và dịch vụ ở nông thôn bước đầu phục hồi và phát triển, kết cấu hạ tầng kinh kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư xây dựng.
- Môi trường sinh thái và đời sống nông dân ở hầu hết các vùng được cải thiện rõ rệt.
- Quan hệ sản xuất từng bước đổi mí phù hợp với yêu cầu phát triển nền nông nghiệp hàng hoá.
- Hệ thống chính trị ở cơ sở được tăng cường, dân chủ được phát huy tốt hơn, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở nông thôn được bảo đảm.
- Những thành tựu đó góp phần rất quan trọng vào sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, tạo tiền đề đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Tuy vậy cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn chuyển dịch chậm, chưa theo sát với yêu cầu của thị trường. Sản xuất nông nghiệp ở nhiều nơi còn phân tán, manh mún, mang nhiều yếu tố tự phát, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất chậm.
- Trình độ khoa học, công nghệ của sản xuất nhiều mặt còn lạc hậu nên năng xuất, chất lượng và khả năng cạnh
Kết luận
Đây là hình thái kinh tế xã hội ưu việt, một đỉnh cao của nền văn minh loài người.
Để xây dựng đất nước thành một nền kinh tế xã hội, đảm bảo sự thống nhất giữa tăng trưởng kinh tế, ổn định, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Chúng ta phải phát triển bằng con đường đi lên chủ nghĩa xã hội tất yếu phải tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước theo hình thái kinh tế xã hội Mác - Lênin.
Những thành tựu đã và đang phát triển chính là kết quả của những nỗ lực không ngừng của Đảng cộng sản Việt Nam, của Chính phủ và toàn thể nhân dân Việt Nam.


Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình triết học Mác - Lênin
NXB Chính trị Quốc gia
2. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII.
3. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX.
4. Sách về thực trạng CNH - HĐH - 1998
5. Báo Hà Nội mới 6/6/2002 số 11970 "Chính phủ ra Nghị quyết về thực hiện đẩy nhanh CNH - HĐH, nông nghiệp nông thôn thời kỳ 2001 - 2010").
6. (Trích trong báo Thời báo kinh tế Việt Nam ngày 05/06/2002 số 67 (945) "sản xuất CNH trên địa bàn thành phố tăng trên 26% so cùng kỳ năm trước").
7. (Trích trong báo lao động 5/6/2002 số 143/2002 (5752) "Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam 2001 - 2010").

Mục lục

I. Hình thái kinh tế xã hội của Mác - Lênin 1
1. Định nghĩa 1
2. Quá trình phát triển của lịch sử 1
II. CNH, HĐH nông nghiệp , nông thôn thời kỳ 2001 - 2010 3
1. Đánh giá tình hình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nông thôn 3
2. Nội dung tổng quát của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn 5
3. Những chủ trương và giải pháp 6
III. Mục tiêu và các Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn
2001 - 2010 ở Việt Nam 7
1. Mục tiêu 7
2. Phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2001 - 2010 ở Việt Nam 7
Kết luận 11

Cam đoan của sinh viên

- Tiểu luận này là do chính bản thân em đã tìm kiếm tài liệu và suy nghĩ tự viết ra.
- Không sao chép tiểu luận của bạn khác, không nhờ viết hộ, không thuê viết hộ.
- Trong bài em tâm nhắc nhất là phần III: Vì nền kinh tế xã hội của nước ta ngày càng phát triển, đói cùng kiệt giảm, công nông nghiệp phát triển mạnh, ngành giáo dục phát triển... thoả mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Nhung251117

New Member
Bài viết rất hữu ích, mình đang cần tìm để bổ sung tài liệu, bạn cho mình xin bản Word, Thank bạn
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
B Hình thái kinh tế với sự nghiệp cách mạng Việt Nam hiện nay Luận văn Kinh tế 0
C Chứng minh sự phát triển của hình thái kinh tế - Xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên Luận văn Kinh tế 0
P Học thuyết hình thái kinh tế - Xã hội với sự nghiệp cách mạng Việt Nam hiện nay Luận văn Kinh tế 0
E Nghiên cứu và xây dựng mô hình hệ kinh tế sinh thái phục vụ phát triển bền vững cụm xã vùng cao Sa P Luận văn Sư phạm 2
T Phát triển mô hình kinh tế sinh thái đảo Cù Lao Chàm Luận văn Sư phạm 0
N Xây dựng mô hình sản xuất nông hộ trên quan điểm kinh tế sinh thái phục vụ chiến lược công nghiệp hó Luận văn Sư phạm 0
N Nghiên cứu xác lập một số mô hình hệ kinh tế sinh thái phục vụ định hướng phát triển bền vững thị xã Khoa học Tự nhiên 0
N Mô hình hóa và mô phỏng hệ kinh tế sinh thái của một số hộ gia đình tại khu bảo tồn thiên nhiên Khe Môn đại cương 0
H Nghiên cứu cơ sở khoa học địa lý cho xây dựng mô hình hệ kinh tế sinh thái ở huyện Krông Pa, tỉnh Gi Môn đại cương 0
A [Free] Nghiên cứu lý luận hình thái kinh tế xã hội với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việ Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top