Fachnan

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Hiện trạng sản xuất và môi trường làng nghề cơ khí Phùng Xá, tỉnh Hà Tây - Đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường
- Biện pháp tiết kiệm năng lượng.
- Tuần hoàn và tái sử dụng nước.
- Chú trọng khâu thu gom và phân loại nguyên liệu.
- Cải tiến công nghệ.
- Biện pháp xử lý nước thải.
¬ - Biện pháp xử lý khí thải.
- Biện pháp thu gom chất thải rắn.
- Biện pháp giảm thiểu tiếng ồn.

Với mục tiêu phát triển sản xuất đi đôi với việc bảo vệ môi trường, tạo ra sự phát triển bền vững, Nhà nước cần có chính sách đầu tư, khuyến khích phát triển sản xuất tại các làng nghề, đồng thời cần huy động nội lực của các hộ sản xuất cũng như sự quan tâm của các cấp các ngành để dần dần cải thiện môi trường sống của người dân.
Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người, sinh vật và sự phát triển kinh tế–xã hội của đất nước, dân tộc, nhân loại. Môi trường hiện đang bị suy thoái và ô nhiễm nghiêm trọng, nó trở thành một vấn đề có tính chất toàn cầu. Vì vậy bảo vệ môi trường là trách nhiệm của chính quyền các cấp, các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế, xã hội và từng cá nhân nhằm bảo vệ sức khoẻ của nhân dân, đảm bảo quyền con người được sống trong một môi trường trong lành, phục vụ sự phát triển lâu bền của đất nước, góp phần bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu.
Tài liệu tham khảo

1. Sở khoa học công nghệ và môi trường Hà Tây. Báo cáo tổng kết hoạt động làng nghề công nghiệp–tiểu thủ công nghiệp tỉnh Hà Tây thời kỳ 1999-2000. Tháng 3 /2001.
2. Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn. Dự án Quy hoạch cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Hà Tây giai đoạn 2000 – 2001. Năm 2000. Tr 3- 41.
3. Cục môi trường. Sổ tay hướng dẫn các giải pháp cải thiện môi trường làng nghề tiểu thủ công nghiệp. Tháng 12/ 2000.
4. Sở khoa học công nghệ và môi trường Hà Tây. Tham luận về công tác bảo vệ môi trường các huyện Hoài Đức, Thạch Thất, Quốc Oai Tháng 5/2001. Tr 7 – 18.
5. Sở Công nghiệp tỉnh Hà Tây. Hà Tây – Làng nghề Hà Tây. Năm 2001.
6. Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường. Tuyển tập hội nghị khoa học về tài nguyên và môi trường. Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật 2001. Tr 244-256.
7. Sở Khoa học công nghệ và Môi trường Hà Tây. Báo cáo kết quả thực hiện đề tài khảo sát, quan trắc cập nhật các số liệu hiện trạng môi trường tại một số làng nghề trọng điểm tại Hà Tây năm 2001.
8. Sở Văn hoá thông tin Hà Tây. Địa chí Hà Tây. Năm 1999. Tr 7 – 107.
9. ủy ban nhân dân xã Phùng Xá, huyên Thạch Thất, tỉnh Hà Tây. Báo cáo về thực hiện chương trình phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp.
10. Viện Khoa học thuỷ lợi. Tuyển tập kết quả khoa học và công nghệ 1999 –2000. Năm 2001. Tr 67 – 70.
11. Tạp chí Xây dựng số 10 /2001. Làng nghề – Tổng thể khu ở, khu sản xuất của nông thôn Việt Nam thời kì công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Tr17 - 18.
12. Tạp chí Hoạt động khoa học số 11/2001. Phát triển làng nghề và vấn đề bảo vệ môi trường ở Nam Định. Tr 29 – 30.
13. Tạp chí Hoạt động khoa học số 1/2002. Làng nghề nông thôn và vấn đề môi trường. Tr 21 – 23.
14. Tạp chí Hoạt động khoa học số 7/ 2002. Phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu các vấn đề môi trường nông thôn. Tr 15 – 17.
15. Tạp chí Hoạt đông khoa học số 8/ 2002. Môi trường trong các làng nghề vật liệu kim loại. Vấn đề và giải pháp. Tr 21 – 23.
16. Tạp chí Bảo vệ môi trường số 8/2002. Môi trường làng nghề nông thôn, một vấn đề bức bách cầ được quan tâm. Tr 17 – 22.
17. Tạp chí Bảo vệ môi trường số 8/2002. Môi trường làng nghề và vấn đề sức khoẻ cộng đồng. Tr 25 – 28.
18. Tạp chí Xây dựng số 11/2002. Vấn đề quy hoạch xây dựng làng nghề trong soạn thảo quy phạm pháp luật xây dựng. Tr 11 – 14.
19. Tạp chí Hoạt động khoa học số 10/ 2002. Một số vấn đề nảy sinh trong phát triển làng nghề vùng đất Kinh Bắc. Tr 22 – 25.
20. Tạp chí Hoạt động khoa học số 5/2002. Vài ý kiến về môi trường các làng nghề nông thôn. Tr 20 – 21.
21. Nguyễn Thiện Nhân. Sổ tay hướng dẫn xử lý môi trường trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp – Xử lý ô nhiễm ngành mạ điện. Năm 2001.
22. Nguyễn Thị Tâm. Quy hoạch xây dựng và phát triển điểm dân cư nông thôn. Nhà xuất bản Xây Dựng 1997.

Mở đầu 1
Chương I 3
hiện trạng sản xuất và môi trường làng nghề tỉnh hà tây 3
I.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Hà Tây. 3
I.1.1. Điều kiện tự nhiên: 3
I.1.1.1. Vị trí địa lý. 3
I.1.1.2. Đặc điểm địa hình: 3
I.1.1.3. Khí hậu và thời tiết: 4
I.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội: 4
I.2. Tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của làng nghề Hà Tây. 5
I.2.1. Giá trị sản xuất. 7
I.2.2. Số hộ, số lao động tham gia hoạt động làng nghề, thu nhập trong các làng nghề [1, 5]: 9
I.2.3. Vốn và công nghệ trong các làng nghề [1, 13]: 9
I.2.4. Vấn đề sử dụng nguyên, nhiên liệu: 10
I.2.5. Sản phẩm và thị trường tiêu thụ. 10
I.2.6. Hướng phát triển của làng nghề tỉnh Hà Tây. 11
I.3. Hiện trạng môi trường và quản lý môi trường làng nghề Hà Tây. 12
I.3.1. Môi trường nước: 12
I.3.3. Chất thải rắn: 15
I.4. Hiện trạng sản xuất và môi trường các làng nghề cơ kim khí -tỉnh Hà Tây. 16
I.4.1. Đặc điểm về các làng nghề cơ kim khí ở tỉnh Hà Tây. 16
I.4.2. Vấn đề môi trường trong các làng nghề cơ kim khí. 19
Chương II : Một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường đối với ngành nghề cơ kim khí. 21
II.1. Biện pháp quản lý: 21
II.1.1. Thu gom rác thải. 21
II.1.2. Bố trí bãi rác hợp vệ sinh: 21
II.1.3. Vệ sinh hệ thống thoát nước. 21
II.1.4. Thành lập bộ phân chuyên trách về môi trường. 22
II.1.5. Lập quỹ bảo vệ môi trường. 22
II.1.6. Giáo dục môi trường. 22
II.1.7. Giải pháp quy hoạch. 23
II.2. Biện pháp kỹ thuật. 23
II.2.1. Các giải pháp mang tính phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm. 23
II.2.2. Các giải pháp xử lý chất thải. 24
Chương III 26
Hiện trạng sản xuất và môi trường làng nghề cơ kim khí phùng xá 26
III.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã Phùng Xá. 26
III.2. Sự phát triển của làng nghề Phùng Xá 27
III.3. Hiện trạng sản xuất và môi trường làng nghề cơ khí Phùng Xá. 29
III.3.1. Hiện trạng sản xuất. 29
III.3.1.1. Nguyên, nhiên liệu, hoá chất sử dụng trong làng nghề. 30
III.3.1.2. Sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm. 31
III.3.1.3. Các loại hình sản xuất tại làng nghề Phùng Xá. 32
2. Sản xuất đinh, dây thép: 33
3. Sản xuất ke, chốt, bản lề: 35
4. Mạ kim loại: 36
III.3.1.4. Hướng phát triển của làng nghề Phùng Xá trong tương lai. 37
III.3.2. Hiện trạng môi trường làng nghề cơ kim khí PhùngXá. 38
III.3.2.1. Môi trường không khí. 38
Kí hiệu 40
III.3.2.2. Chất thải rắn và môi trường đất. 42
III.3.2.3. Môi trường nước. 44
III.4. Hiện trạng công tác quản lý và các hoạt động vệ sinh môi trường tại làng nghề Phùng Xá. 48
III.4.1. Tổ chức quản lý. 49
III.4.2. Các hoạt động vệ sinh môi trường đã thực hiện. 50
III.4.3. Vấn đề tồn tại về sản xuất và môi trường. 50
III.4.4. Những vấn đề môi trường cần giải quyết. 51
Chương IV 52
Đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại làng nghề cơ kim khí Phùng Xá. 52
IV.1. Các giải pháp quản lý. 52
IV.1.1. Vệ sinh môi trường. 52
IV.1.1.1. Thu gom rác thải. 52
IV.1.1.2. Hệ thống thoát nước thải. 54
IV.1.2. Thành lập bộ phận chuyên trách về môi trường. 54
IV.1.3. Giáo dục môi trường và nâng cao nhận thức của người dân. 54
IV.1.4. Các biện pháp quy hoạch [3, 10, 11]. 56
IV.2. Các giải pháp về kỹ thuật. 58
IV.2.1. Các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề theo định hướng sản xuất sạch hơn [3, 7]. 58
IV.2.1.1. Các giải pháp phòng ngừa giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn. 58
IV.2.1.2. Tăng cường quản lý nội vi. 58
IV.2.1.3. Chú trọng khâu thu gom và phân loại nguyên liệu. 59
IV.2.1.4. Tuần hoàn và tái sử dụng nước thải làm mát. 59
IV.2.1.5. Biện pháp tiết kiệm năng lượng. 59
IV.2.1.6. Cải tiến công nghệ . 60
IV.2.2.Các giải pháp kỹ thuật xử lý ô nhiễm [3, 15, 21]. 60
IV.2.2.1. Biện pháp xử lý nước thải. 60
1. Nước thải mạ điện. 61
2. Nước thải cán. 62
IV.2.2.2. Các biện pháp xử lý khí thải. 63
IV.2.2.3. Các giải pháp giảm thiểu tiếng ồn và nhiệt. 64
kết luận và kiến nghị 65
1. Đặc điểm sản xuất của làng nghề Hà Tây: 65
2. Hiện trạng sản xuất tại làng nghề Phùng Xá: 65
3. Hiện trạng công nghệ, thiết bị sử dụng tại làng nghề Phùng Xá: 65
4. Hiện trạng môi trường tại làng nghề Phùng Xá: 66
5. Một số biện pháp được đề xuất để giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho làng nghề Phùng Xá: 66
Các giải pháp kỹ thuật bao gồm: 67
Tài liệu tham khảo 68


Mở đầu
Trong những năm gần đây, làng nghề nông thôn Việt Nam đã phát triển rất nhanh và đóng góp một phần quan trọng vào việc giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động nông thôn, góp phần ổn định kinh tế–xã hội và là tiền đề cho sự công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Theo số liệu điều tra của Viện Khoa học và Công nghệ môi trường, hiện nay Việt Nam có khoảng 1450 làng nghề được phân bố ở hầu hết các tỉnh thành trên cả nước, trong đó phía Bắc chiếm hơn 50%, các tỉnh miền Trung chiếm khoảng 20%, các tỉnh miền Nam chiếm khoảng 30% tổng số làng nghề. Hoạt động của các làng nghề đã tạo ra nhiều loại sản phẩm từ đơn giản như những vật dụng gia đình đến những mặt hàng cao cấp như các mặt hàng thủ công mỹ nghệ sơn mài, gốm sứ, đúc tượng, chạm khắc, thêu ren… mang lại thu nhập, tạo công ăn việc làm cho trên 2,2 triệu lao động ở nông thôn.
Việc phát triển làng nghề đã đem lại hiệu quả kinh tế–xã hội, bên cạnh đó đã có những tác động tiêu cực đến môi trường sống, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ cộng đồng. Do trình độ công nghệ thấp, chậm được đổi mới; cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng kém; trình độ quản lý còn hạn chế… đã làm cho môi trường ở hầu hết các làng nghề bị ô nhiễm trầm trọng.
Theo tiêu chí về tiêu chuẩn làng nghề công nghiệp–tiểu thủ công nghiệp tỉnh Hà Tây, hiện nay Hà Tây có 120 làng nghề được phân bố ở hầu hết các huyện, thị trong tỉnh với các nhóm ngành như: dệt may–hàng tiêu dùng (29 làng); chế biến lương thực–thực phẩm (17 làng); thủ công mỹ nghệ–chế biến lâm sản (65 làng); cơ khí-điện (9 làng). Nhiều làng nghề đã phát triển với những sản phẩm nổi tiếng như: tơ Đốc Tín, lụa Hà Đông, nón lá làng Chuông, giày Phú Yên, điêu khắc Thanh Thuỷ, giang đan Phú Vinh, sơn mài Chuyên Mỹ, cày bừa Phùng Xá…được người ta biết đến từ lâu đời nay. Với nhiều loại hình sản phẩm phong phú đa dạng, hình thức tổ chức linh hoạt, các làng nghề nông thôn Hà Tây đã tạo ra một lượng lớn hàng hoá, giải quyết công ăn việc làm cho trên 107 ngàn lao động và mang lại thu nhập bình quân khoảng 4 triệu đồng/lao động/năm, góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Cùng với sự phát triển đó là tình trạng chất lượng môi trường bị suy giảm nặng nề. Môi trường nước, môi trườngkhông khí, môi trường đất bị ô nhiễm do nước thải, khí thải, chất thải rắn và chất thải nguy hại… gây ra ngày càng trầm trọng, đặc biệt nước thải từ các nhóm ngành nghề chế biến nông sản thực phẩm, dệt nhuộm, tái chế chất thải với lưu lượng lớn, hàm lượng chất hữu cơ, độ màu, kim loại nặng, SS…cao. Chỉ tính riêng làng nghề chế biến nông sản thực phẩm Dương Liễu–Hoài Đức, mỗi ngày thải ra môi trường khoảng 7.500 m3 nước thải, 60 tấn chất thải rắn và hàng ngàn mét khối khí thải [13].
Làng nghề cơ kim khí là một trong những loại làng nghề phát triển mạnh trong những năm gần đây ở tỉnh Hà Tây, được phân bố ở thị xã Hà Đông, huyện Thạch Thất, huyện Thanh Oai, huyện Thường Tín. Một mặt, việc phát triển của các làng nghề cơ kim khí này đã tạo công ăn việc làm và thu nhập cho hơn 7 ngàn lao động ở Hà Tây. Mặt khác, hoạt động của các làng nghề này trung bình mỗi ngày đã thải ra môi trường một lượng lớn chất thải: 26–30 tấn chất thải rắn, 10 000–12 000 m3 nước thải, 900–1000 m3 khí thải gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và ảnh hưởng tới sức khoẻ của nhân dân.
Làng nghề Phùng Xá, huyện Thạch Thất là một trong những làng nghề cơ khí phát triển nhất của tỉnh Hà Tây. Với nhiều hoạt động sản xuất như tái chế sắt thép, cán, kéo, đột dập… đã tạo ra nhiều sản phẩm như cuốc xẻng, cày bừa, bản lề, đinh ghim, sắt thép xây dựng…đáp ứng nhu cầu thị trường, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho phần lớn người dân trong làng. Tuy nhiên, sự phát triển của làng nghề còn mang tính tự phát, chưa có quy hoạch, trình độ công nghệ còn thấp, người lao động chưa được đào tạo đầy đủ. Nước thải từ quá trình mạ kẽm, cán kéo sắt thép; khí thải từ các lò nung, nấu kim loại và hơi hoá chất; chất thải rắn từ sinh hoạt và sản xuất thải ra ngày một nhiều. Ước tính mỗi ngày làng nghề Phùng Xá thải ra khoảng 5000 m3 nước thải các loại, 13 tấn chất thải rắn và khoảng 450 m3 khí thải. Nếu không có các giải pháp kịp thời và thích hợp, điều đó sẽ tác động không chỉ tới sự phát triển chung của làng nghề mà còn gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho môi trường và phát triển bền vững.
Đề tài “Hiện trạng sản xuất và môi trường làng nghề cơ khí Phùng Xá, tỉnh Hà Tây. Đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường” được thực hiện nhằm đưa ra một số giải pháp khả thi cho làng nghề Phùng Xá, góp phần bảo vệ môi trường làng nghề bền vững.

Chương I
hiện trạng sản xuất và môi trường làng nghề tỉnh hà tây

I.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Hà Tây.
I.1.1. Điều kiện tự nhiên:
I.1.1.1. Vị trí địa lý.
Hà Tây là một tỉnh thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng, là tỉnh liền kề với thủ đô Hà Nội và tỉnh Hưng Yên về phía Đông, phía Tây giáp với tỉnh Hoà Bình, phía Bắc giáp với tỉnh Vĩnh Phúc, phía Nam giáp với tỉnh Hà Nam.
- Điểm cực Bắc thuộc xã Tân Đức, huyện Ba Vì ở toạ độ 20¬018’ vĩ độ Bắc và 105o22’ kinh độ Đông.
- Điểm cực Nam thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức ở toạ độ 20o33’ vĩ độ Bắc và 105o47’ kinh độ Đông.
- Điểm cực Tây thuộc xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì ở toạ độ 21o10’ vĩ độ Bắc và 105o17’ kinh độ Đông.
- Điểm cực Đông thuộc xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên ở toạ độ 20o42’vĩ độ Bắc và 106o00’ kinh độ Đông [8].

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lí ô nhiễm môi trường do sản xuất công nghiệp tại qu Khoa học Tự nhiên 0
V Đánh giá hiện trạng và xây dựng giải pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường tại Chợ Đầu Mối Nông Sản Thực Khoa học Tự nhiên 0
S Thực trạng nâng cao chất lượng sản phẩm trong các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay Công nghệ thông tin 0
E Tiêu thụ sản phẩm ở các doanh nghiệp sản xuất bia hiện nay - Thực trạng và giải pháp Luận văn Kinh tế 0
W Tìm hiểu tình hình sản xuất kinh doanh ở công ty điện lực I - Chương II: Hiện trạng công tác chống t Luận văn Kinh tế 0
F Điều tra đánh giá hiện trạng môi trường của ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản tại Hải Phòng Luận văn Kinh tế 2
E Thực trạng và phương hướng hoàn thiện Khấu hao Tài sản cố định trong các Doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay Luận văn Kinh tế 2
D Điều tra hiện trạng sản xuất rượu truyền thống ở Bến Lức – Long an và đề xuất giải pháp nâng cao chấ Khoa học kỹ thuật 0
N hiện trạng và đề xuất giải pháp xử lý nước thải nhà máy sản xuất xúc xích thuộc công ty liên doanh Đức Việt Luận văn Sư phạm 2
D Đánh giá hiện trạng chất lượng nước thải làng nghề chế biến thủy sản xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy, t Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top