daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Nhà máy thủy điện đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn năng lượng của Quốc gia. Do tầm quan trọng như vậy nên việc vận hành an toàn và hiệu quả nhà máy là cần thiết để đảm bảo tính ổn định chung trong toàn hệ thống điện.

Để đáp ứng được các yêu cầu trên, mỗi thiết bị, hệ thống công nghệ trong nhà máy phải làm việc tin cậy và an toàn. Ngoài ra, yếu tố con người vận hành thiết bị là quan trọng nhất vì con người là chủ thể trực tiếp tác động lên thiết bị.

Hệ thống kích từ là một trong những hệ thống công nghệ thuộc nhà máy, đáp ứng yêu cầu kích thích cho tổ máy, đóng góp một phần quan trọng trong việc vận hành ổn định nhà máy. Do đó, mục đích của người làm chuyên đề này nhằm đưa ra các kiến thức về hệ thống kích từ như: mô tả hệ thống, các quy định về an toàn, vận hành, các hiện tượng bất thường và sự cố để người vận hành có kiến thức sâu hơn về hệ thống, am hiểu từng thiết bị thuộc hệ thống, từ đó có thể vận hành an toàn và hiệu quả hệ thống do mình đảm nhiệm, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chung của nhà máy.

Qua thời gian thực hiện chuyên đề, tìm hiểu tài liệu và được sự quan tâm giúp đỡ của Phân xưởng vận hành II thuộc NMTĐ Hàm Thuận, sự chỉ đạo của Trưởng Ban mà đặc biệt là sự chỉ đạo trực tiếp của Quản đốc phân xưởng vận hành A-Vương đến nay chuyên đề của tui cơ bản đã hoàn thành. Tuy nhiên, do thời gian có hạn, tính phức tạp của chuyên đề và trình độ kinh nghiệm còn hạn chế, nên trong thời gian thực hiện chuyên đề không tránh khỏi những sai sót mong ý kiến đóng góp của Lãnh đạo và đồng nghiệp để chuyên đề được hoàn thiện hơn. tui xin chân thành cảm ơn.



Ngöôøi bieân soaïn



Huyønh Thanh Nga







Chương 1: MÔ TẢ HỆ THỐNG

1.1- Khái quát
- Hệ thống kích từ EX2000 của nhà máy thủy điện Hàm Thuận là một hệ thống số do hãng GE-USA cung cấp có chức năng kích từ cho tổ máy. Bao gồm hai phần: phần cứng và phần mềm.
Phần cứng bao gồm các thiết bị sau:
+ Máy biến thế kích từ.
+ Bộ lọc nguồn.
+ Máy biến thế cấp nguồn cho quạt và cấp nguồn điều khiển.
+ Module điều khiển.
+ Module bảo vệ.
+ Bộ cấp nguồn nuôi.
+ Bộ phát hiện chạm đất kích từ.
+ Bộ khử điện áp trục.
+ Module khử từ.
+ Module bảo vệ quá áp thyristor.
+ Module mồi ban đầu.
+ Màn hình điều khiển IOS.
Phần mềm sử dụng chương trình Super Tool 2000 (ST2000) để cài đặt, chỉnh định thông số và giao tiếp với hệ thống thông qua cổng RS-232C (tổng quan về phần mềm điều chỉnh xem sơ đồ 1).
- Hệ thống kích từ cho mỗi tổ máy gồm hai bộ điều chỉnh AVR1, AVR2 và bộ bảo vệ. Trong trường hợp vận hành bình thường bộ AVR1 làm việc chính còn bộ điều chỉnh AVR2 làm việc dự phòng và được nối với bộ tải giả. Khi phát hiện có hiện tượng bất thường đối với bộ 1 thì bộ bảo vệ đưa tín hiệu đến bộ điều khiển để chuyển sang bộ làm việc dự phòng AVR2.
- Bộ điều chỉnh có hai chế độ làm việc đó là điều chỉnh điện áp đầu cực máy phát và điều chỉnh điện áp kích từ hay còn gọi là bộ điều chỉnh điện áp tự động (AVR) và bộ điều chỉnh điện áp kích từ (FVR).
- Khi vận hành dưới sự điều khiển của bộ điều chỉnh AVR giá trị điện áp đầu cực máy phát luôn luôn được duy trì bất kể trạng thái của phụ tải.
- Khi vận hành dưới sự điều khiển của bộ FVR hằng số điện áp kích từ của máy phát được giữ không đổi bất kể các điều kiện vận hành của điện áp đầu cực máy phát.
- Bình thường chọn bộ AVR làm việc và sẽ tự động chuyển sang bộ FVR khi bị mất tín hiệu PT, CT đầu cực máy phát.
- Công suất cung cấp cho hệ thống kích từ được lấy từ một máy biến thế kích từ (PPT) nối trực tiếp trên dao cách ly đầu cực máy phát.
- Hệ thống kích từ có thể chia làm 3 khối chức năng chính như sau (xem sơ đồ 2):
+ Khối nguồn.
+ Khối điều khiển.
+ Khối đo lường và bảo vệ.












- Mối liên hệ giữa các khối chức năng: (xem phụ lục 1.5b)
Các đầu vào ra của từng khối chức năng và mối liên hệ giữa các khối chức năng thể hiện trên sơ đồ 3.
- Mối liên hệ với các hệ thống/thiết bị khác:
+ Máy phát.
+ Hệ thống tự dùng AC, DC.
+ Hệ thống điều khiển.
+ Hệ thống đo lường và bảo vệ.
- Nhận biết hệ thống: Máy biến thế kích từ, máy cắt kích từ 52E, dãy tủ kích từ đều có màu xám và được bố trí như sau:
+ Máy biến thế kích từ bố trí tại cao trình 226,5m.
+ Máy cắt kích từ 52E bố trí tại cao trình 226,5m.
+ Dãy tủ kích từ bố trí tại cao trình 332,5m (xem phụ lục 1.1- Sơ đồ bố trí không gian thực hệ thống kích từ).
1.2- Chức năng
Thiết lập và điều chỉnh điện áp của máy phát và hệ thống.
1.3- Nhiệm vụ
1.3.1- Nhiệm vụ chung của hệ thống
Hệ thống kích từ phải đảm bảo các chức năng sau đây:
- Kích từ cho tổ máy.
- Kích từ ban đầu trong trường hợp khởi động đen tổ máy.
- Khởi động tự động và hòa vào lưới bằng phương pháp đồng bộ chính xác.
- Tăng kích thích máy phát khi sự cố trên hệ thống điện làm giảm điện áp trên thanh cái máy phát.
- Giảm kích thích máy phát khi sự cố trên hệ thống điện làm giảm điện áp trên thanh cái máy phát.
- Ngoài ra, hệ thống kích từ còn chứa đựng các chức năng bảo vệ, các chức năng dập từ cho tổ máy trong trường hợp sự cố.
1.3.2- Nhiệm vụ cụ thể của từng khối
1.3.2.1- Khối nguồn
Nhiệm vụ của khối này là cung cấp nguồn ban đầu cho bộ chỉnh lưu (nguồn lực) và nguồn cung cấp cho module điều khiển và module bảo vệ hoạt động.
1.3.2.2- Khối điều khiển
Điều khiển thyristor của bộ chỉnh lưu để chuyển đổi nguồn AC thành nguồn DC cấp cho cuộn dây rotor.
1.3.2.3- Khối đo lường và bảo vệ
- Khối đo lường có chức năng đo điện áp phản hồi từ đầu cực máy phát đưa vào khối điều khiển, để đảm bảo quá trình điều khiển là chính xác đáp ứng được tín hiệu đầu ra mong muốn.
- Khối bảo vệ: Có nhiệm vụ bảo vệ bên trong và bên ngoài bộ kích từ. Ngoài ra khối này còn có nhiệm vụ đưa tín hiệu đưa đến bộ điều khiển để chuyển đổi Core làm việc chính sang dự phòng và chuyển chế chế độ vận hành từ tự động sang vận hành bằng tay.
1.4- Cấu tạo
- Theo nhiệm vụ vừa trình bày ở trên, hệ thống kích từ có thể chia ra thành 3 khối chức năng chính theo sơ đồ cây (xem sơ đồ 1).
- Cấu tạo của từng chi tiết trong các khối được trình bày như sau:
1.4.1- Khối nguồn
(Xem hình ảnh thiết bị tại Phụ lục 6 – Hình ảnh hệ thống kích từ).
Khối nguồn (khối 1) bao gồm các thiết bị chính sau:
Thiết bị 1.1- Máy biến thế kích từ (PPT)
Thông số kỹ thuật:
- Hãng chế tạo : HAMMOND – CANADA.
- Loại : Khô, 3 pha
- Công suất định mức : 1180 kVA.
- Điện áp định mức : 13.8 kV/0.4 kV
- Dòng định mức : 46.0A/1512A
- Sơ đồ đấu dây : Yd1
- Tần số định mức : 50 Hz.
- Điện thế ngắn mạch : 6.09
- Hệ thống làm mát : Tự nhiên (AN)
- Độ gia tăng nhiệt độ cho phép của cuộn dây : 80oC
- Hệ số quá tải về điện áp:
+ 150 Uđm trong 1 phút trong mỗi giờ
+ 160 Uđm trong 10 phút
- Đầu đổi nấc không tải : 5 nấc
13.11; 13.45; 13.8; 14.14; 14.49KV/0.4KV
Nhiệm vụ: hạ điện áp từ 13,8kV xuống giá trị cần thiết 400V để cung cấp cho cầu nắn kích từ SCR qua CB 52E và đóng vai trò cách ly với hệ thống điện cao thế.
Thiết bị 1.2- Máy cắt kích từ (52E)
Cấu tạo:
- Gồm hai cuộn cắt và một cuộn đóng.
- Nạp lò xo bằng tay cho quá trình đóng máy cắt.
Thông số kỹ thuật:
- Hãng chế tạo : GE- CANADA.
- Loại : WaveProTM.
- Dòng điện chịu đựng : 800 – 2000A.
- Dãy điện áp làm việc : 240 – 600 Vac.
Nhiệm vụ: đóng để cấp nguồn cho hệ thống kích từ, mở để cô lập hệ thống kích từ. Ngoài ra, còn có chức năng cách ly mạch kích từ.
Thiết bị 1.3- Bộ lọc
Thông số kỹ thuật: Điện trở R = 8.3, tụ điện C = 5.0F, cầu chì: 30A-600V.

Phụ lục 1.4- Sơ đồ lôgíc hệ thống kích từ
- Phụ lục 1.5- Sơ đồ khối.
- Phụ lục 1.5a- Sơ đồ mối quan hệ giữa các khối trong hệ thống kích từ.
- Phụ lục 1.5b- Sơ đồ đánh số hệ thống kích từ.
- Phụ lục 1.5c- Sơ đồ nguyên lý khi bộ điều khiển chính (AVR1) làm việc.
- Phụ lục 1.5d- Sơ đồ nguyên lý bộ điều khiển dự phòng (AVR2) làm việc.
- Phụ lục 1.5e- Sơ đồ nguyên lý mồi ban đầu trong chế độ khởi động đen.
- Phụ lục 1.5f- Sơ đồ nguyên lý hoạt động của bộ AVR1.
- Phụ lục 1.6- Sơ đồ cấp nguồn cho hệ thống kích từ
- Phụ lục 2- Quy định an toàn
- Phụ lục 3- Thao tác/vận hành
- Phụ lục 4- Các hiện tượng bất thường và sự cố hệ thống kích từ
- Phụ lục 5- Bảng liệt kê thiết bị hệ thống kích từ
- Phụ lục 6- Hình ảnh mô tả hệ thống kích từ
- Phụ lục 7- Báo cáo nghiệm thu hệ thống kích từ
- Phụ lục 8- Các sự cố đã xảy ra trên hệ thống kích từ
- Phụ lục 9- Chu kỳ bảo dưỡng và bảng mã tham chiếu sự cố
- Phụ lục 10- Vận hành - điều chỉnh và xử lý sự cố EX2000
- Phụ lục 11- Hướng dẫn sử dụng hệ thống kích từ EX2000
- Phụ lục 12- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống kích từ EX2000
- Phụ lục 13- Các sơ đồ bản vẽ
- Phụ lục 14- Tài liệu tham khảo




















MỤC LỤC

Lời nói đầu.………………………………………………………………………...1
Chương 1: MÔ TẢ HỆ THỐNG 2
1.1- Khái quát 2
1.2- Chức năng 3
1.3- Nhiệm vụ 3
1.3.1- Nhiệm vụ chung của hệ thống 3
1.3.2- Nhiệm vụ cụ thể của từng khối 3
1.4- Cấu tạo 4
1.5- Thông số kỹ thuật 14
1.6- Nguyên lý làm việc 15
1.6.1- Nguyên lý làm việc của bộ kích từ trong chế độ chạy máy 15
1.6.2- Nguyên lý hoạt động của bộ kích từ trong chế độ dừng máy 17
Chương 2: QUY ĐỊNH AN TOÀN 18
2.1- Biện pháp an toàn trong quá trình vận hành 18
2.1.1- Quy định chung 18
2.1.2- An toàn đối với máy biến thế kích từ 18
2.1.3- An toàn đối với máy cắt 52E 18
2.1.4- An toàn đối với các thiết bị bên trong tủ kích từ 18
2.1.5- An toàn trong chế độ kiểm tra, ghi thông số thiết bị 18
2.2. Biện pháp an toàn trong khi thao tác đưa ra sửa chữa 18
2.2.1- Quy định chung 18
2.2.2- An toàn đối với máy biến thế kích từ 18
2.2.3- An toàn đối với máy cắt 52E 19
2.2.4- An toàn đối với các thiết bị bên trong tủ kích từ 19
2.3. Quy định an toàn trong quá trình sửa chữa thí nghiệm 20
2.3.1- Quy định chung 20
2.3.2- Đối với máy biến thế kích từ 20
2.3.3- Đối với máy cắt 52E 20
2.3.4- Đối với các khối bên trong tủ kích từ 20
2.4- Quy định an toàn đưa vào vận hành sau khi sửa chữa 20
2.4.1- An toàn đối với máy biến thế kích từ 20
2.4.2- An toàn đối với máy cắt 52E 21
2.4.3- An toàn đối với thiết bị bên trong tủ kích từ 21
2.5- Các lưu ý đặc biệt 21
2.6- Các công việc làm theo PTT, LTT và PCT, LCT 21
2.6.1- Các công việc làm theo LTT 21
2.6.2- Các công việc làm theo PTT 21
2.6.3- Các công việc làm theo LCT 22
2.6.4- Các công việc làm theo PCT 23
Chương 3: LẮP ĐẶT, VẬN HÀNH VÀ BẢO TRÌ 25
3.1- Lắp đặt 25
3.2- Vận hành 25
3.2.1- cách vận hành 25
3.2.2- Chế độ vận hành 25
3.2.3- Kiểm tra theo dõi, ghi chép thông số thiết bị 25
3.2.4- Thao tác cô lập thiết bị 26
3.2.5- Thao tác đưa vào vận hành 27
3.2.6- Thao tác chuyển đổi 28
3.3- Sửa chữa 28
3.3.1- Sửa chữa nhỏ hàng ngày và sự cố 29
3.3.2- Sửa chữa định kỳ 29
3.4- Thí nghiệm 29
3.4.1- Thí nghiệm sau khi sửa chữa sự cố 29
3.4.2- Thí nghiệm định kỳ 29
Chương 4: NHỮNG HIỆN TƯỢNG BẤT THƯỜNG, SỰ CỐ VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ 31
4.1- Những hiện tượng bất thường 31
4.1.1- Những hiện tượng bất thường không có mạch bảo vệ 31
4.1.2- Các hiện tượng bất thường có mạch bảo vệ 31
4.2- Các sự cố 34
4.2.1- Máy biến thế kích từ 34
4.2.2- Máy cắt 52E 35
4.2.3- Hệ thống kích từ 35
Chương 5: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 38
5.1- Nhận xét 38
5.1.1- Ưu điểm 38
5.1.2- Nhược điểm 38
5.2- Kiến nghị 38
5.3- Kinh nghiệm 38
5.3.1- Trong quá trình thiết kế, chế tạo, lắp đặt, nghiệm thu tĩnh 38
5.3.2- Trong quá trình thí nghiệm, hiệu chỉnh, chạy thử, nghiệm thu bàn giao 38
5.3.3- Trong quá trình vận hành 38
Chương 6: CÁC PHỤ LỤC 39


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D BÀI GIẢNG Vận hành máy phát điện và hệ thống kích từ Khoa học kỹ thuật 0
D Thiết kế hệ thống kích từ cho máy phát điện xoay chiều ba pha Khoa học kỹ thuật 0
H Mô phỏng hệ thống thông tin quang sử dụng khuếch đại sợi quang kích hoạt bằng erbium Luận văn Sư phạm 0
H Kỹ thuật mã trước đường xuống trong hệ thống MIMO kích thước lớn Công nghệ thông tin 0
B Tạo shortcut kích hoạt ứng dụng từ khay hệ thống Tài liệu chưa phân loại 0
R Thiết kế hệ thống truyền động van - Động cơ một chiều kích từ độc lập không đảo chiều quay Tài liệu chưa phân loại 0
V Thiết kế hệ thống truyền động van - Động cơ một chiều kích từ độc lập không đảo chiều quay - Cầu 3 pha Tài liệu chưa phân loại 0
H Thiết kế hệ thống truyền động van - Động cơ một chiều kích từ độc lập không đảo chiều quay - Cầu 1 p Tài liệu chưa phân loại 0
N Thiết kế hệ thống truyền động van - Động cơ một chiều kích từ độc lập không đảo chiều quay - Cầu 1 p Tài liệu chưa phân loại 2
G Thiết kế hệ thống cung cấp điện cho phân xưởng dệt có kích thước 120m x 65m Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top