Download miễn phí Chuyên đề Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế huyện Xuân Trường - Tỉnh Nam Định đến năm 2015





MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 3
1.1. Bản chất của tăng trưởng 3
1.1.1. Khái niệm, bản chất của tăng trưởng 3
1.1.2. Chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng kinh tế - Liên hệ với kinh tế huyện 6
1.1.2.1. Tổng giá trị sản xuất (GO – Gross output) 6
1.1.2.2. Tổng giá trị sản phẩm quốc nội (GDP – Gross domestic product) 7
1.1.2.3. Tổng thu nhập quốc dân (GNI – Gross national income) 8
1.1.2.4. Thu nhập quốc dân (NI- National Income) 9
1.1.2.5. Thu nhập quốc dân sử dụng (NDI – National Disposable Income) 9
1.1.2.6. Thu nhập bình quân đầu người (GNI/người) 9
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế - Liên hệ với kinh tế một huyện 11
1.2.1. Nhân tố kinh tế 11
1.2.1.1. Các nhân tố tác động tới tổng cung 11
1.2.1.2. Các nhân tố tác động tới tổng cầu 19
1.2.2. Nhân tố phi kinh tế 23
1.2.2.1. Đặc điểm văn hóa - xã hội 23
1.2.2.2. Nhân tố thể chế chính trị - kinh tế - xã hội 24
1.2.2.3. Cơ cấu dân tộc 25
1.2.2.4. Sự tham gia của cộng đồng 26
1.2.3. Nhân tố chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 27
1.2.4. Nhân tố chính sách kinh tế 29
Ta sẽ xem xét tác động của nhân tố chính sách tới tăng trưởng kinh tế thông qua tìm hiểu về vai trò của Chính phủ đối với tăng trưởng kinh tế. 29
1.2.4.1. Các quan điểm về vai trò của Chính phủ trong tăng trưởng kinh tế 29
1.2.4.2. Vai trò của Chính phủ trong tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam: 30
1.3. Kinh nghiệm thành công trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở huyện Nam Trực - tỉnh Nam Định 32
1.3.1. Thành tựu trong tăng trưởng kinh tế - xã hội của huyện Vụ Bản 32
1.3.2. Những bài học từ mô hình tăng trưởng kinh tế của huyện Nam Trực 34
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ HUYỆN XUÂN TRƯỜNG - TỈNH NAM ĐỊNH THỜI GIAN QUA 36
2.1. Đánh giá tăng trưởng kinh tế huyện Xuân Trường giai đoạn 2005 - 2008 36
2.1.1. Đánh giá các yếu tố và nguồn nội lực tác động tới tăng trưởng 36
2.1.1.1. Yếu tố tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 36
2.1.1.2. Dân số và nguồn lao động 40
2.1.1.3. Kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kinh tế - xã hội 45
2.1.1.4. Đặc điểm văn hóa – xã hội 47
2.1.2. Đánh giá các yếu tố bên ngoài tác động đến tăng trưởng kinh tế huyện Xuân Trường 51
2.1.2.1. Những yếu tố thuận lợi 51
2.1.2.2. Những thách thức đặt ra 52
2.1.3. Đánh giá tăng trưởng kinh tế huyện Xuân Trường giai đoạn 2005 - 2008 53
2.1.3.1. Thực trạng tăng trưởng kinh tế huyện 53
2.1.3.2. Thực trạng tăng trưởng các ngành, lĩnh vực 58
2.2. Đánh giá chung về tăng trưởng kinh tế huyện Xuân Trường 61
2.2.1. Kết quả đạt được 61
2.2.2. Vấn đề tồn tại 62
2.2.3. Nguyên nhân 63
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ HUYỆN XUÂN TRƯỜNG ĐẾN NĂM 2015 65
3.1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 65
3.1.1. Quan điểm phát triển: 65
3.1.2. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 67
3.1.2.1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và của tỉnh Nam Định 67
3.1.2.2. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội huyện Xuân Trường 70
3.2. Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế huyện Xuân Trường 74
3.2.1. Thúc đẩy thu hút và sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả 74
3.2.2. Đào tạo sử dụng nguồn nhân lực hợp lý 78
3.2.3. Đầu tư phát triển khoa học công nghệ, tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên 79
3.2.4. Đẩy mạnh công tác quản lý ở địa phương 79
3.2.5. Hoàn thiện cơ sở và kết cấu hạ tầng tạo nền tảng cho tăng trưởng kinh tế 80
3.2.6. Điều chỉnh tỷ lệ tăng dân số hợp lý, phù hợp với nhu cầu tăng trưởng kinh tế. 81
3.2.7. Tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương 82
3.3. Một số kiến nghị 85
LỜI KẾT 89
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

uồn tài nguyên nước như thế này, đem lại cho huyện những thuận lợi trong phát triển kinh tế của địa phương.
* Tài nguyên khoáng sản
Khoáng sản trên địa bàn huyện qua các số liệu báo cáo cho thấy chưa phong phú cả về số lượng và chủng loại. Trên địa bàn huyện chỉ có một số ít loại khoáng sản như:
+ Đất làm gạch ngói: khoáng sản này năm rải rác ở khu vực bãi ven sông Hồng, sông Ninh, với trữ lượng hàng chục triệu tấn. Ngoài ra còn có các mỏ cát tập trung ven sông Hồng và sông Ninh với chiều dài hơn 20km được bồi tụ thường xuyên có thể khai thác để sản xuất vật liệu xây dựng, hàng năm trữ lượng khai thác khoảng 100 nghìn m3/năm.
+ Khoáng sản cháy: như dầu mỏ và khí đốt ở khu vực hai xã Xuân Hồng và Xuân Thuỷ, tuy nhiên trữ lượng còn ít, hiệu quả thấp khi đầu tư khai thác.
Với trữ lượng ít như trên, huyện Xuân Trường cần có chính sách khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản thích hợp sao cho vừa có thể tận dụng tối đa nguồn tài nguyên vừa có thể đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất mà không ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững là mục tiêu lâu dài cần hướng tới.
* Tài nguyên du lịch
Nếu như nguồn tài nguyên khoáng sản của huyện khá hạn chế, thì Xuân Trường lại được đánh giá là có tài nguyên du lịch dồi dào và có nhiều tiềm năng khai thác.
Hiện nay trên địa bàn huyện có nhiều di tích lịch sử văn hóa được Nhà nước xếp hạng có thể tham quan du lịch và nghiên cứu lịch sử, văn hoá. Trong số đó có thể kể đến: Khu tưởng niệm cố Tổng bí thư Trường Chinh (Xuân Hồng); 15 di tích lịch sử văn hoá được nhà nước công nhân xếp hạng, nổi bật là khu di tích lịch sử văn hoá chùa Keo (thôn Hành Thiện xã Xuân Hồng), hàng năm mở lễ hội với nhiều hoạt động phong phú và ý nghĩa, đã thu hút lượng khách về dự lễ hội lớn; khu nhà thờ Bùi Chu và đền thánh Phú Nhai (Xuân Phương), là trung tâm đạo thiên chúa của cả nước, với kiến trúc độc đáo, tinh tế, có thể trở thành điểm tham quan du lịch lớn của huyện.
Như vậy đây là huyện có tiềm năng lớn về du lịch, có nhiều điều kiện thuận tiện để phát triển ngành du lịch, dịch vụ.
2.1.1.2. Dân số và nguồn lao động
* Dân số
Dân số của huyện vào cuối năm 2008 là 186.629 người, mật độ dân số của huyện là khoảng 1.657 người/km2 cao hơn mật độ dân số chung toàn tỉnh (mật độ dân số tỉnh Nam Định vào thời điểm này là khoảng 1.210 người/km2).
Bảng 2.1. Dân số huyện Xuân Trường giai đoạn 2005 – 2008
2005
2006
2007
2008
Dân số (người)
181.100
182.800
185.300
186.629
Tốc độ tăng dân số (%)
0,89
0,94
1,36
0,72
Nguồn: KH phát triển KT – XH huyện Xuân Trường các năm
Qua bảng số liệu ta thấy huyện Xuân Trường là một huyện có dân số đông, tốc độ tăng dân số cao so với yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội, đây cũng là đặc điểm thuận lợi cho việc cung cấp lực lượng lao động, là nhân tố đầu vào không thể thiếu đối với quá trình sản xuất kinh tế. Hàng năm lực lượng lao động nơi đây được tăng lên khá nhanh từ các nguồn: bộ đội hết nghĩa vụ trở về, dân số đến tuổi lao động, học sinh, sinh viên tốt nghiệp các cấp PTTH, THCN, cao đẳng, đại học,…
Tuy nhiên việc tăng dân số nhanh này cũng đồng nghĩa với việc tăng nhanh số lượng lực lượng lao động, từ đó tạo áp lực lớn với vấn đề giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân. Nếu không có biện pháp kịp thời và hiệu quả để giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập có thể ảnh hưởng đến trật tự an ninh xã hội, đời sống tinh thần của nhân dân và sự phát triển của xã hội nói chung.
Mặt khác dân số đông là một trong số những nguyên nhân làm cho thu nhập bình quân đầu người của huyện chưa cao, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường tiêu thụ trong huyện. Thị trường tiêu thụ nhỏ hẹp thường khó thúc đẩy được sản xuất hàng hoá và kinh doanh phát triển. Vì vậy điều chỉnh tốc độ tăng dân số phù hợp là một biện pháp cấp thiết mà huyện Xuân Trường cần thực hiện.
* Nguồn lao động
Nguồn lao động của huyện được xem xét cả ở khía cạnh số lượng và chất lượng.
- Về mặt số lượng: Như trên đã phân tích, dân số của huyện Xuân Trường khá dồi dào cùng với tốc độ tăng dân số khá cao, nên hàng năm lực lượng lao động bổ sung tăng lên với tốc độ nhanh chóng. Đây vừa là yếu tố thuận lợi cho việc được cung cấp một nguồn lực lao động dồi dào nhưng cũng là thách thức lớn đối với chính sách giải quyết việc làm của huyện.
- Về mặt chất lượng: Nhìn chung, chất lượng lao động ở huyện Xuân Trường được đánh giá khá tốt so với mặt bằng của tỉnh Nam Định.
Thứ nhất, trình độ học vấn, trình độ văn hoá của huyện được đánh giá là khá cao.
Bảng 2.2. Số học sinh phổ thông
tại thời điểm 31/12/2007 phân theo huyện, thành phố
Đơn vị: người
Huyện - TP
Số học sinh
TP. Nam Định
37.558
Huyện Mỹ Lộc
11.982
Huyện Vụ Bản
23.472
Huyện Ý Yên
43.349
Huyện Nghĩa Hưng
36.589
Huyện Nam Trực
37.730
Huyện Trực Ninh
34.508
Huyện Xuân Trường
33.528
Huyện Giao Thuỷ
37.818
Huyện Hải Hậu
51.267
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nam Định 2007
Tỉnh Nam Định vốn được đánh giá là có truyền thống văn hoá, được mệnh danh là “đất học”. Do đó, truyền thống học hành của huyện Xuân Trường cũng khá cao, đem lại cho địa phương này một số lượng lớn lao động có trình độ văn hoá cao, thuận tiện cho việc tiếp xúc với các công nghệ kỹ thuật cũng như học tập các kiến thức hiện đại theo yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động.
Thứ hai, xét về mặt chuyên môn kỹ thuật: đây là huyện có số lượng lao động có tay nghề cao, đã qua đào tạo tương đối lớn. Dưới đây là bảng số liệu về tình hình lao động đã qua đào tạo ở huyện Xuân Trường từ giai đoạn 2005 – 2008.
Bảng 2.3. Số lao động được đào tạo qua các năm
2005
2006
2007
2008
Số LĐ được đào tạo (người)
3.000
3.000
5.000
6.100
Số LĐ nữ (người)
1.500
1.600
3.000
3.500
Nguồn: Kế hoạch phát triển KT – XH huyện Xuân Trường các năm
Dựa vào bảng số liệu ta thấy, số lượng lao động được đào tạo ở huyện Xuân Trường tăng đều qua các năm. Điều này thể hiện sự quan tâm trong chính sách của địa phương đối với việc phát triển nguồn lao động, làm gia tăng vốn nhân lực của địa phương. Đây là một hướng đi đúng đắn mà huyện Xuân Trường cần tiếp tục phát huy. Đặc biệt là tỷ lệ lao động nữ trong số đó cũng khá cao. Trong quá trình quản lý phát triển của mình, huyện cũng đã chú trọng tới bình đẳng giới tính, đào tạo nâng cao tay nghề cho chị em phụ nữ cũng là nâng cao cơ hội nghề nghiệp cho họ. Đây là chủ trương thể hiện sự tiến bộ và thật sự hiệu quả đối với phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ ba, tác phong, tinh thần của lao động nơi đây khá tốt, lao động của huyện được đánh giá là có tính cần cù, tinh thần hiếu học, có ý thức kỷ luật tốt. Đây là những đức tính tốt vốn có để đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực, tạo tiền đề đem lại tác phong công nghiệp, là yếu tố cạnh tranh lớn cho hàng hoá sức lao động của ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Những giải pháp thúc đẩy phát triển nghành du lịch Ninh Bình Văn hóa, Xã hội 0
D Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Nhật Bản Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần Everpia Việt Nam Marketing 0
D giải pháp thúc đẩy dịch vụ hỗ trợ vận tải biển việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Luận văn Kinh tế 1
T Thực trạng và một số giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn huyện Gia Luận văn Kinh tế 0
N Một số giải pháp thúc đẩy tiêu thụ thép trên thị trường nội địa của công ty TNHH Công Nghiệp Quang M Luận văn Kinh tế 0
S Một số giải pháp để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm gạo của công ty cổ phần vận tải xây dựng và chế biến Luận văn Kinh tế 0
H Giải pháp thúc đẩy hoạt động tín dụng nhằm phát triển kinh tế ngoài quốc doanh tại Chi nhánh Ngân hà Luận văn Kinh tế 0
A Giải pháp để thúc đẩy quá trình CPH NHTMNN Luận văn Kinh tế 0
A Thực trạng và giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh bất động sản tại Công ty xây dựng số 4 Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top