Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

LỜI NÓI ĐẦU

Đất nước ta sau hơn 20 năm đổi mới đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Nền kinh tế Việt Nam đã chuyển sang thời kì phát triển ổn định, giá trị của đồng tiền được củng cố, sản xuất hàng hóa và lưu thông hàng hóa ngày càng phát triển mạnh. Cùng với chủ trương công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước nền kinh tế nước ta chuyển dần từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, một nền kinh tế mở. Trong sự phát triển không ngừng của nền kinh tế có sự đóng góp to lớn của ngành NH, là một trong những ngành chủ đạo của nền kinh tế. Trong xã hội hiện nay ngành NH được coi là một ngành kinh tế tổng hợp, nó bảo quản khối lượng tài sản lớn của chính bản thân NH cũng như của toàn xã hội gửi vào NH. Ngân hàng đóng vai trò quan trọng đối với nền tài chính tiền tệ của mỗi quốc gia, không thể có một nền kinh tế tăng trưởng mạnh trong khi hệ thống tổ chức NH yếu kém lạc hậu. Hệ thống NH thông qua các công cụ của mình thực hiện kiểm soát điều tiết lượng tiền cung ứng trong lưu thông nhằm ổn định giá trị của đồng tiền, kiềm chế lạm phát, thúc đẩy nền kinh tế xã hội phát triển. Sự phát triển không ngừng của hệ thống NH là một “bức tranh” trung thực phản ánh sự phát triển của nền kinh tế, thể hiện tiềm lực tài chính của mỗi quốc gia.
Với vị thế là NHTM hàng đầu tại Việt Nam, NHNo¬& PTNT Việt Nam đã nỗ lực hết mình và đạt được nhiều thành tựu to lớn đóng góp một phần không nhỏ vào sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa phát triển kinh tế của đất nước.
Muốn trở thành một cán bộ NH, học tập là một quá trình đào tạo quan trọng và là cơ sở để sinh viên trau dồi những kiến thức đã học để vận dụng vào thực tế một cách trơn chu. Chính vì vậy quá trình thực tập là một khâu quan trọng bởi nó là khâu cuối cùng của quá trình học tập, với mục đích nâng cao nhận thức giúp sinh viên biết vận dụng lý thuyết vào thực tế vào các nghiệp vụ chuyên môn đồng thời còn tạo cho sinh viên những kinh nghiệm để xử lý các nghiệp vụ như: tín dụng, tiền tệ, chuyển tiền điện tử, kế toán phát sinh trong NH. Mặt khác nó còn giúp sinh viên rèn luyện tư cách tác phong của một giao dịch viên với KH.
Qua quãng thời gian thực tập ngắn ngủi ở NHN¬o& PTNT huyện Đan Phượng được sự giúp đỡ, quan tâm của ban lãnh đạo và cán bộ các phòng ban chức năng bản thân em đã bổ sung thêm được nhiều kiến thức, trau dồi nhiều kinh nghiệm bổ ích liên quan đến ngành NH. Là một sinh viên đã được đào tạo bồi dưỡng cơ bản về lý luận của ngành NH (học trung cấp) nay được bồi dưỡng, nâng cao với kiến thức quản trị thương mại cùng 3 tháng thực tập tại ¬NHNo& PTNT huyện Đan Phượng với sự nỗ lực và cố gắng của bản thân cùng sự giúp đỡ nhiệt tình của các bác, các cô chú, anh chị trong NH cũng như sự giảng dạy của các thầy cô trường em đã phần nào hiểu được vai trò nhiệm vụ của người cán bộ NH, kiến thức nghiệp vụ NH, cách ứng xử giao tiếp với KH…Tuy nhiên giữa lý thuyết và thực tế còn nhiều điểm khác biệt, bản thân còn nhiều hạn chế vì vậy những vấn đề đã nêu trong báo cáo thực tập của em không tránh khỏi những sai sót, hạn chế nhất định.
Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, chỉ bảo của thầy cô giáo cũng như Ban lãnh đạo và các cán bộ nhân viên trong NH để em có thể hoàn thiện tốt hơn báo cáo thực tập của mình đồng thời hiểu rõ hơn nghiệp vụ của NH.
Em xin chân thành Thank !



CHƯƠNG I:
KHÁI QUÁT VỀ NH¬¬N¬O& PTNT HUYỆN ĐAN PHƯỢNG

1. Sự ra đời của NH¬¬N¬O& PTNT huyện Đan Phượng :
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam là một trong bốn ngân hàng thương mại quốc doanh chủ lực. Trong quá trình hoạt động, NHNo&PTNT Việt Nam đã không ngừng vươn lên khẳng định vị trí của mình, hoạt động luôn có lãi và có sự tăng trưởng mạnh năm sau so với năm trước.
Với tư cách là một đơn vị thành viên trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam, chi nhánh Đan Phượng là một thay mặt uỷ quyền của NHNo&PTNT Việt Nam, là đơn vị hạch toán phụ thuộc, có quyền tự chủ kinh doanh theo phân cấp của ngân hàng Nông nghiệp, chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi đối với ngân hàng Nông nghiệp. Về pháp lý, chi nhánh cũng có con dấu riêng, được ký kết các hợp đồng kinh tế, dân sự, chủ động kinh doanh, tổ chức theo phân cấp uỷ quyền của NHNN VN.
Đứng trước những nhu cầu sử dụng vốn và các dịch vụ Ngân hàng của các doanh nghiệp cũng như của nền kinh tế ngày càng tăng, bên cạnh đó nhằm mở rộng mạng lưới hoạt động, đa dạng hóa các nghiệp vụ ngân hàng, nâng cao uy tín, hiệu quả hoạt động của mình, nhận thấy vị trí trụ sở Đan Phượng nhiều thuận lợi.
Năm 1988, Ngân hàng Nông Nghiệp Phát triển việt Nam được thành lập theo quyết định số 53/HĐBT vào ngày 26/03/1988 của Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập các Ngân hàng chuyên doanh, trong đó Ngân Hàng Nông Nghiệp Phát Triển Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Ngày 14/11/1990 Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng ký Quyết định số 400/CT thành lập NHN¬o ¬Việt Nam. Ngày 30/7/1994 tại Quyết định 160/QĐ–NHN¬o ¬Thống đốc NHNN chấp thuận mô hình đổi mới hệ thống quản lý của NHN¬o ¬ Việt Nam, trên cơ sở đó Tổng giám đốc NH đã cụ thể hóa bằng văn bản số 927/TCCB–NHN¬o -việt Nam có hai cấp: cấp tham mưu và cấp trực tiếp kinh doanh. Trên cơ sở NHN¬o -Việt Nam ngày 15/11/1996 thừa uỷ quyền của Thủ tướng Chính Phủ, Thống đốc NHN¬o¬ Việt Nam ban hành Quyết định 280/QĐ–NH thành lập và đổi tên thành Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam. Trên cơ sở đó NHN-o¬&PTNT huyện Đan Phượng được thành lập theo Quyết định số 63/NH-QĐ ngày 26/3/1988.
Khi mới thành lập ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn, sau một thời gian hoạt động cùng với những trang thiết bị hiện đại đảm bảo yêu cầu cho một ngân hàng trung tâm huyện và là cầu nối của chi nhánh lân cận. Cùng với sự phát triển ngày càng cao của xã hội ngân hàng cũng đã xây dựng một đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ chuyên môn và tiến tới giao dịch một cửa. Đây cũng là bước đột phá lớn của NHN¬o&PTNT huyện Đan Phượng. Trong những năm vừa qua những hoạt động của NHN¬o¬&PTNT huyện Đan Phượng phát triển mạnh với địa hình giáp với thủ đô Hà Nội nên thuận tiện cho những hoạt động kinh doanh và phát triển mở rộng.









2. Mô hình tổ chức bộ máy của NHN¬o¬&PTNT huyện Đan Phượng:
Về tổ chức bộ máy của chi nhánh của NHN¬o&PTNT huyện Đan Phượng như sau :

Ban giám đốc: Đứng đầu là Giám đốc chỉ đạo điều hành chung mọi công việc hoạt động của ngân hàng đồng thời trực tiếp chỉ đạo công tác tổ chức cán bộ, tín dụng và công tác tài chính kế toán. Giúp việc cho Giám đốc là Phó giám đốc chỉ đạo điều hành hoạt động của chi nhánh, giải quyết các công việc theo sự uỷ quyền khi giám đốc đi vắng và trực tiếp chỉ đạo công tác kế hoạch - nguồn vốn, dịch vụ khách hàng, các đơn vị trực thuộc, thẩm định - quản lý tín dụng, tiền tệ kho quỹ, hành chính quản trị - công tác xây dựng cơ bản.
Tiếp theo là các Trưởng phòng và Phó phòng có trách nhiệm quản lý các hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Các phòng bao gồm:
* Phòng kế hoạch và kinh doanh (phòng tín dụng): điều hành các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thực hiện kiểm tra giám sát và đề ra các kế hoạch kinh doanh trong từng kỳ. Đồng thời trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh theo phạm vi được phân quyền theo đúng quy định và quy trình của Ngân hàng Nông nghiệp đề ra.
* Phòng kế toán - ngân quỹ: quản lý theo dõi nguồn vốn huy động, tiết kiệm, ngoài ra còn giới thiệu các hoạt động tiền gửi cho khách hàng với những mức lãi suất cao và hợp lý.
* Phòng hành chính nhân sự: quản lý nhân sự và thanh toán tiền lương cho các cán bộ nhân viên, giải quyết các chế độ, quyền lợi, xử lý kỷ luật của Giám đốc, quản lý theo dõi toàn bộ tài sản phương tiện làm việc và mọi hoạt động của cơ quan.
Hai tổ nghiệp vụ triển khai kịp thời các chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, các quy chế, thể lệ định hướng và phát triển kinh doanh của ngành đến toàn bộ cán bộ công nhân viên, để mọi người nắm bắt được và kịp thời giải quyết các chế độ và chính sách của Đảng và Nhà nước, các kế hoạch của đơn vị, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Giúp cho cán bộ và nhân viên nắm vững nghiệp vụ chuyên môn của mình để xây dựng đơn vị chuyên sâu trong hoat động tài chính Ngân hàng.
3 Vai trò của huy động vốn đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng.
Hoạt động huy động vốn là hoạt động truyền thống của Ngân hàng là nền tảng cơ bản cho các hoạt động của NH, trong bảng tổng kết tài sản của NH thì vốn huy động chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn vốn của NH. Bộ phận vốn huy động có ý nghĩa quyết định khả năng hoạt động của mỗi NH mà trong đó vốn tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn nhất.
Nghiệp vụ này tạo ra nguồn vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu của NH. Nếu như vốn tự có là “tấm đệm” bảo vệ an toàn và điều chỉnh hoạt động của ngân hàng thì vốn huy động sẽ quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Vai trò đó thược thể hiện như sau :
KẾT LUẬN
Đất nước ta đang trong xu thế mở cửa và hội nhập. Tuy đã đạt được những thành tựu đáng kể và tăng trưởng khá nhưng cũng còn không ít những khó khăn và trở ngại. NHN¬o¬&PTNT Việt Nam cũng như tất cả những NH khác đang tiếp tục củng cố và tự hoàn thiện mình góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa của đất nước.
Cùng hòa chung với sự phát triển của đất nước NHNo&PTNT huyện Đan Phượng đã không ngừng đổi mới, nỗ lực phấn đấu góp phần làm tăng trưởng nền kinh tế của huyện, nâng cao chất lượng cuộc sống trong địa bàn đồng thời mang lại nhiều lợi ích cả về kinh tế lẫn xã hội.
Quá trình thực tập tại NHN¬o¬&PTNT huyện Đan Phượng em đã nhận thức và học hỏi ở các bác, các cô, chú, anh chị cán bộ tại NH rất nhiều phong cách làm việc nhiệt tình, tận tuỵ, năng động của người cán bộ NH. Với sự cố gắng của bản thân, nỗ lực học hỏi và được sự quan tâm chỉ bảo, giúp đỡ tận tình của các cán bộ trong NH mặc dù thời gian không nhiều nhưng bản thân em đã trang bị được thêm kiến thức và kinh nghiệm thực tế trong công việc, trong lối sống. Các nghiệp vụ trong NH là những vấn đề phức tạp cần có thời gian dài để nghiên cứu chuyên sâu và để hiểu được bản chất của vấn đề một cách tốt nhất. Với những gì đã được thầy cô truyền đạt ở trường và qua thời gian thực tập được thể hiện qua báo cáo này đó không phải là tất cả các nghiệp vụ tại NH mà chỉ là các nghiệp vụ chủ yếu và sơ lược đôi nét về hoạt động kinh doanh của NH.
Em xin chân thành Thank ban lãnh đạo cũng như các bác, các cô, các chú, các anh chị đã giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập và giúp em hoàn chỉnh đề tài thực tập của mình.
Em xin chân thành Thank thầy giáo Trần Văn Bão đã truyền đạt cho em những kiến thức, hướng dẫn em hoàn thiện chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Kính chúc NHN¬o&PTNT huyện Đan Phượng ngày càng phát triển và đạt được nhiều thành công góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Hà Nội, Ngày 12 tháng 04 năm 2010
Người viết chuyên đề



Nguyễn Thị Thu Hà

Danh mục các tài liệu tham khảo

1. Giáo trình Ngân Hàng trung ương – Học viện Ngân hàng –NXB Thống kê – 2003- Chủ biên PGS. TS Nguyển Duệ .
2. Giáo trình Nghiệp Vụ Kinh Doanh Ngân Hàng –chủ biên TS Tô Ngọc Hưng-nhà xuất bản thống kê
3. Giáo trình kế toán Ngân Hàng – Học viện Ngân hàng – NXB Thống kê 2007 –chủ biên :Th S .
4. PGS.TS :Lê Văn Tề : Sách nghiệp vụ ngân hàng thương mại-nhà xuất bản thống kê
5. Perter S.Rose (2001): sách quản trị ngân hàng thương mại –nhà xuát bản tài chính
6. Quản trị Ngân Hàng thương mại – Peter S. Rose – NXB Taì chính -2004
7. Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính –Frederic S. Mishkin – NXB Khoa học và kỷ thuật Hà Nội -1998
8. Tạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng : + Tháng 11, 12/2006
+Tháng 1,2,3/2007
6. Các trang web: + http//www.sbv.gov.vn
+ http/www.oceanbank.com
7. Báo cáo kết quả kinh doanh của Ngân hàng Đan Phượng năm 2007, 2008, 2009
8. Luật ngân hàng nhà nước và luật các tổ chức tín dụng
9. Hệ thống tài khoản kế toán của Ngân hàng Đan Phượng.








MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ NHNO& PTNT HUYỆN ĐAN PHƯỢNG 3
1. Sự ra đời của NHNO& PTNT huyện Đan Phượng : 3
2. Mô hình tổ chức bộ máy của NHNo&PTNT huyện Đan Phượng: 5
3 Vai trò của huy động vốn đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng. 6
3.1 .Chứng từ sử dụng. 7
3.2 Chứng từ tiền mặt 9
3.3 Nghiệp vụ thu tiền mặt: 9
3.4 Nghiệp vụ chi tiền mặt: 10
3.5 Điều chuyển vốn nội bộ: 11
4. Thanh toán không dùng tiền mặt: 11
4.1 Hình thức thanh toán UNC trả tiền: 12
4.2. Hình thức thanh toán bằng séc: 12
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHNN & PTNT ĐAN PHƯỢNG 13
I. ĐẶC ĐIỂM NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG: 13
1. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đan phượng 13
1.2. Hoạt động huy động vốn 13
2. Công tác sử dụng vốn 15
2.1 Công tác kinh doanh ngoại hối và phát triển sản phẩm dịch vụ. 16
2.1.2.Công tác kinh doanh ngoại hối và thanh toán quốc tế . 16
2.1.3 Kết quả kinh doanh 17
II THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG ĐAN PHƯỢNG 18
1. Huy động vốn theo kỳ hạn 18
1.2. Huy dộng vốn theo thành phần kinh tế 19
1.3. Huy động vốn theo tài khoản tiền gửi tiết kiệm. 20
1.4. Kế toán HĐV qua tài khoản tiền gửi thanh toán 21
1.4.1.Kế toán nhận tiền gửi: 22
1.4.2. Rút tiền từ tài khoản 23
1.4.3. Kế toán nhận tiền gửi tiết kiệm 24
1.4.4. Quy trình kế toán Huy động vốn qua việc phát hành giấy tờ cú giỏ 26
III. HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG 27
1. Bộ máy 27
2. Tổ chức hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng: 28
2.1 Về nguồn vốn 28
2.2 Tổ chức hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng đan phượng: 32
a. Tiền gửi không kì hạn: 32
b. Tiền gửi có kì hạn: 32
3. Kế toán thanh toán vốn giữa các ngân hàng (chuyển tiền điện tử): 34
a. Tại NH phát lệnh: 35
b. Tại ngân hàng nhận lệnh: 36
4. Kế toán nghiệp vụ phát hành thẻ: 37
5. Kết quả hoạt động huy động vốn và hoạt động kinh doanh của NH: 38
IV. ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG HUYỆN ĐAN PHƯỢNG 41
1. Những kết quả đạt được 41
2 .Những tồn tại 42
3. Nguyên nhân chủ yếu của những tồn tai trên 43
CHƯƠNHG III: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHNN & PTNT HUYỆN ĐAN PHƯỢNG 44
I. PHƯƠNG HƯỚNG 44
1.Đẩy mạnh công tác huy động vốn trung và dài hạn: 44
2.Xây dựng và thực hiện tốt chiến lược khách hàng: 45
3. Đẩy mạnh hoạt động Marketing trong ngân hàng: 45
4. Mục tiêu huy động nguồn vốn năm 2010 47
II. GIẢI PHÁP: 48
1. Cải tiến quy trình, thủ tục kế toán. 48
2.Nâng cao trình độ của cán bộ kế toán 49
3. Đa dạng hoá dịch vụ tiện ích thông qua tài khoản tiền gửi thanh toán 49
4. Cải tiến thời gian giao dịch cấu kế toán huy động vốn 50
III MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 50
1.Kiến nghị với Chính phủ 50
2. Kiến nghị đối với NHNN 51
3. Kiến nghị với Ngân hàng Đan Phượng. 52
KẾT LUẬN 53

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa Luận văn Kinh tế 0
D Những giải pháp thúc đẩy phát triển nghành du lịch Ninh Bình Văn hóa, Xã hội 0
D Phân tích tình hình tiêu thụ và một số giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty may xuất khẩu Luận văn Kinh tế 0
D Thực Trạng Và Giải Pháp Nhằm Đẩy Mạnh Chính Sách Cho Vay Bất Động Sản Ở Các Ngân Hàng Thương Mại Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp đẩy mạnh hoạt động bán hàng sản phẩm cốm dinh dưỡng của Công ty TNHH Du Lịch và Dịch Vụ Hà Long Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Nhật Bản Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần Everpia Việt Nam Marketing 0
D giải pháp thúc đẩy dịch vụ hỗ trợ vận tải biển việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Luận văn Kinh tế 1
D Giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới tại huyện yên khánh, tỉnh ninh bình Nông Lâm Thủy sản 1
D Giải pháp góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế ở việt nam hiện nay Môn đại cương 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top