Download Tiểu luận Về hàng thừa kế qui định tại điều 676 Bộ luật dân sự - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn miễn phí





Khác với pháp luật nước ta pháp luật Nhật bản chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Đức nên không xếp vợ chồng vào một hàng thừa kế nào. Bởi lẽ pháp luật Nhật bản quy định hàng thừa kế ths nhất dựa trên quan hệ huyết thống trực hệ. do vậy, vợ chồng không thuộc hàng thừa kế thứ nhất do vợ chồng không có quan hệ huyết thống. thế nhưng những người này có tư cách thừa kế theo pháp luật và được hưởng một phần di sản được ấn định theo mối liên hệ thân thuộc giữa người chết và những người thừa kế được gọi là do huyết thống. ngoài ra pháp luật Nhật bản không coi quan hệ nuôi dưỡng là cơ sở xác định diện và hàng thừa kế. có trường hợp những người được hưởng thừa kế cùng một lúc nhưng lại không được hưởng di sản như nhau. Trong trường hợp có hai người thừa kế cùng hàng thì phần của người chồng và người vợ để lại di sản sẽ được hưởng theo nguyên tắc nhất định. Ví dụ trong trường hợp ở hàng thừa kế thứ nhất thì phần của các con là 2/3 và của vợ chồng là 1/3.



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ởng di sản, bị truất quyền hưởng thừa kế hay từ chối nhận di sản.
=>Như vậy theo điều 676 bộ luật dân sự thì thừa kế được chia làm ba hàng:
Về hàng thừa kế thứ nhất: Điểm a khoản 1 điều 676 bộ luật dân sự năm 2005 quy định hàng thừa kế thứ nhất bao gồm “ vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết”
Ở hàng thừa kế thứ nhất những người thuộc bề trên bao gồm ông, bà; ngang bậc: vợ, chồng và bề dưới: các con. Những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất này có nghĩa vụ chăm sóc , nuôi dưỡng nhau và là thay mặt đương nhiên của nhau theo bộ luật dân sự năm 2005 và luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Nếu họ vi phạm nghĩa vụ theo quy định của luật hôn nhân và gia đình và bộ luật dân sự thì họ bị tước quyền thừa kế theo khoản 1 điều 643 bộ luật dân sự năm 2005.
Khác với pháp luật thức định, pháp luật thời phong kiến quy định hàng thừa kế thứ nhất chỉ có con cái, vợ hay chồng không được quy định trong một hàng thừa kế cố định nào và vị trí của người vợ bao giờ cũng bị xem nhẹ. Bởi theo quan niệm của người Việt Nam lúc bấy giờ “ nhập gia tùy tục, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” nên quyền lực gia đình tập trung vào người chồng. Khi một người phụ nữ kết hôn thì người chồng đương nhiên trở thành chủ sở hữu của tất cả tài sản trong gia đình, thạm chí là sở hữu luôn cả tài sản của người vợ đem về nhà chồng khi kết hôn. Về vấn đề này quốc triều hình luật có điểm tiến bộ hơn, những tài sản do vợ chồng làm ra thì chia đôi, người còn sống sở hữu ½ phần của người chết sẽ chia thừa kế. Trước khi chia thừa kế phải dành lại 1/20 điền sản làm hương hỏa, tuy tiến bộ hơn song vị trí người phụ nữ trong xã hội phong kiến vẫn không được cải thiện. Đến 97-SL thì con cháu, vợ chồng của người để lại di sản được hưởng thừa kế. Từ đó đến nay vợ chồng bao giờ cũng được ghi nhận ở hàng thừa kế thứ nhất.
Ở hàng thừa kế thứ nhất có hai mối quan hệ giữa những người có quyền hưởng di sản của nhau:
Quan hệ thừa kế giữa vợ và chồng: Vợ - chồng là mối quan hệ giữa một người đàn ông với một người đàn bà trên cơ sở hôn nhân được pháp luật thừa nhận. Quan hệ thừa kế giữa vợ và chồng là một quan hệ thừa kế mang tính hai chiều hay còn gọi là “thừa kế đối nhau”, “ thừa kế của nhau”, nghĩa là trong đó, khi bên này chết thì bên kia là người thừa kế ở hàng thứ nhất và ngược lại, khi bên kia chết thì bên này là người thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất. Căn cứ xác định quan hệ thừa kế giữa vợ và chồng là quan hệ hôn nhân. Theo điều 8, luật hôn nhân và gia đình Việt Nam 2000 thì “ hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn”. Mặt khác cũng tại điều 8 của luật trên quy định “ kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn”. Vì thế, vợ - chồng được thừa kế di sản của nhau khi một bên chết, nếu vào thời điểm mở thừa kế mà quan hệ hôn nhân giữa họ về mặt pháp lý vẫn còn tồn tại. Tuy nhiên việc thừa nhận nam và nữ có quan hệ hôn nhân để theo đó xác định họ là vợ chồng, được thừa kế di sản của nhau theo hàng thừa kế thứ nhất rất khác nhau trong các giai đoạn lịch sử nhất định. Chẳng hạn, kể từ khi luật hôn nhân và gia đình 1959 của nước ta có hiệu lực ( luật này có hiệu lực kể từ ngày 13 tháng 1 năm 1960) thì chế độ hôn nhân tiến bộ với một vợ một chồng mới được xác lập ở nước ta. Vì vậy, trong giai đoạn này phải chấp nhận hậu quả của chế độ đa thê về hôn nhân do chế độ cũ để lại nên một người mà có nhiều vợ mà các quan hệ hôn nhân đó được xác lập trước ngày 13 tháng 1 năm 1960 vẫn phải được thừa nhận giữa họ có quan hệ thừa kế di sản của nhau theo quan hệ hôn nhân.
Chính vì thế khi xác định quan hệ thừa kế theo pháp luật giữa vợ và chồng cần lưu ý các trường hợp sau đây:
Trường hợp thứ nhất, vợ chồng đã chia tài sản chung nhưng không ly hôn, sau đó một bên chết thì về mặt pháp lý, quan hệ hôn nhân của họ vẫn tồn tại. Do đó người còn sống vẫn được thừa kế di sản của người đã chết.
Trường hợp thứ hai, vợ chồng đã ly thân và về mặt tình cảm hầu như tình yêu giữa họ đã “chết” nhưng vì một lý do tế nhị nào đó nên họ không ly hôn thì dù về mặt tình cảm, hôn nhân giữa họ “đã chết” nhưng về mặt pháp lý, hôn nhân giữa họ vẫn đang tồn tại. Vì vậy, người còn sống vẫn được hưởng di sản của người đã chết.
Trường hợp thứ ba,… khi một bên chết, dù người còn sống đang sống chung với người khác như vợ chồng một cách bất hợp pháp thì người đó vẫn được hưởng di sản của người đã chết.
Trường hợp thứ tư,… vợ chồng đang xin ly hôn mà chưa được tòa án cho ly hôn hay đã đượ tòa án cho ly hôn nhưng quyết định hay bản án cho ly hôn chưa có hiệu lực pháp luật mà một bên chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản của người đã chết.
Trường hợp thứ năm,… nếu một người có nhiều vợ mà tất cả các cuộc hôn nhân đó đều được tiến hành trước ngày 13 tháng 1 năm 1960 ở miền Bắc ( ngày luật hôn nhân và gia đình 1959 có hiệu lực pháp luật) và trước ngày 25 tháng 3 năm 1977 ở miền Nam ( ngày áp dụng thống nhất các văn bản pháp luật trên toàn quốc) thì khi người chồng chết trước tất cả các bà vợ ( nếu còn sống vào thời điểm người chồng chết) đều là người thừa kế ở hàng thứ nhất của người chồng. Ngược lại, chồng là người thừa kế thứ nhất của những người vợ đã chết trước người chồng đó.
Trường hợp thứ sáu, nếu cán bộ, chiến sĩ đã có vợ ở miền Nam, sau khi tập kết ra miền Bắc, lấy vợ ở miền bắc mà việc kết hôn sau không bị hủy bỏ bằng một bản án có hiệu lực pháp luật thì những người vợ đó đều là người thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất của người chồng khi người chồng chết trước, và ngược lại khi những người vợ chết trước người chồng thì người chồng là người thừa ở hàng thứ nhất của người vợ đã chết.
Trường hợp thứ bảy, đối với các trường hợp hôn nhân không dăng ký kết hôn nhưng được thừa nhận là hôn nhân thực tế ( gồm các cuộc hôn nhân đwọc tiến hành trước ngày luật hôn nhân và gia đình 1986 có hiệu lực pháp luật có đủ điều kiện kết hôn nhưng không dăng ký kết hôn) thì quan hệ vợ chồng giữa họ vẫn được thừa nhận và do vậy họ là người thừa kế theo pháp luật của nhau ở hàng thừa kế thứ nhất.
Trường hợp thứ tám, hai vợ chồng đã ly hôn nhưng sau đó quay lại sống chung với nhau trước ngày luật hôn nhân và gia đình 1986 có hiệu lực pháp luật mà cuộc sống chung đó không bị hủy bỏ bằng một bản án có hiệu lực pháp luật thì họ vẫn được thừa nhận là có quan hệ vợ chồng theo hôn nhân nên vẫn là người thừa kế theo pháp luật của nhau ở hàng thừa kế thứ nhất.
Quan hệ thừa kế giữa cha, mẹ và con: Quan hệ thừa kế giữa một bên là cha, mẹ với một bên là con cũng là quan hệ thừa kế mang tính...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H [Free] Tiểu luận Đánh giá chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong bộ Quốc triều hình luật Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Tiểu luận Bình luận vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Tiểu luận Nghiên cứu các quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty hợp danh Tài liệu chưa phân loại 2
J [Free] Tiểu luận Quy định của pháp luật về lãi xuất Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Tiểu luận Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Tiểu luận Các biện pháp bảo đảm đầu tư tại Chương II Luật Đầu tư Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Phân biệt hai loại hình kinh doanh: doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự Tài liệu chưa phân loại 2
T [Free] Tiểu luận Pháp luật tư sản và sự phát triển của nó Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Tiểu luận Quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top