crossfiregames

New Member

Download Tiểu luận Vận dụng tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước tư sản miễn phí





Quyền tư pháp thuộc về hệ thống tòa án bao gồm Tòa án Hiến pháp liên bang, các tòa án liên bang và các tòa án bang. Tòa án Hiến pháp liên bang có thể kiềm chế lập pháp qua việc giải quyết kháng nghị chống lại quyết định của Hạ viện. Ngược lại lập pháp cũng kiềm chế tư pháp thể hiện ở chỗ khi xét xử thẩm phán độc lập nhưng phải tuân theo các đạo luật của nhà nước liên bang, không được vi phạm Hiến pháp. Với hành pháp, tư pháp kiềm chế hành pháp thông qua việc tuyên bố tước cương vị tổng thống và phán xét các công chức về trách nhiệm của họ. Vai trò kiềm chế của hành pháp với tư pháp thể hiện qua hoạt động: một mặt tòa án độc lập với chính phủ trong hoạt động thì mặt khác phải chịu sự ảnh hưởng của chính phủ trong tổ chức, trong việc bổ nhiệm thẩm phán. Ở Đức không có cơ quan công tố, công tố viên Đức cũng được gọi là thẩm phán.



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

cke, Montesquieu, Rouseau kế thừa, phát triển và hoàn thiện, coi đó là cơ sở để đảm bảo tự do của nhân dân và chống chế độ độc tài chuyên chế. Vì thế nó tiếp tục được nghiên cứu, thể hiện và áp dụng trong việc tổ chức bộ máy nhà nước của nhiều nước trên thế giới ở các mức độ khác nhau và được coi là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức bộ máy nhà nước tư sản. Việc nghiên cứu tư tưởng phân chia quyền lực, và sự vận dụng tư tưởng phân chia quyền lực trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước tư sản sẽ tạo tiền cho việc nghiên cứu nền chính trị và các thể chế chính trị của các nước tư sản đương đại.
NỘI DUNG
I-Khái quát chung.
Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước, còn gọi là tư tưởng phân quyền là tổng thể các quan điểm về việc chia tách quyền lực nhà nước thành các loại quyền lực khác nhau, về cơ chế vận hành của từng loại quyền lực và mối quan hệ theo hướng ngăn cản, kiềm chế, kiểm soát hay đối trọng với nhau giữa các loại quyền lực ấy trong quá trình thực hiện quyền lực nhà nước. Nói một cách cụ thể hơn thì đó là tổng thể các quan điểm đề cập đến việc phân tách quyền lực nhà nước thành nhiều loại quyền lực có tên gọi, nội dung và vị trí khác nhau, được trao cho các chủ thể khác nhau thực hiện. Trong quá trình hoạt động các chủ thể ấy có thể kiềm chế, ngăn cản, kiểm soát lẫn nhau hay đối trọng với nhau song lại phối hợp với nhau vừa để bảo đảm sự kiểm soát quyền lực nhà nước nhằm ngăn chặn sự độc tài, chuyên chế, bảo vệ tự do của công dân vừa bảo đảm sự thống nhất quyền lực nhà nước.
Tư tưởng phân chia quyền lực được các nhà hiền triết đề xướng từ thời La Mã cổ đại với thay mặt tiêu biểu là Aristot. Tư tưởng phân quyền sơ khai trong thời cổ đại được phát triển thành học thuyết ở Tây Âu vào thế kỷ XVII-XVIII, gắn liền với hai nhà tư tưởng lớn là J.Locke và C.L.Montesquieu, đặc biệt là Montesquieu với tác phẩm nổi tiếng “Tinh thần pháp luật”-1748. Tiếp theo Montesquieu, J.J.Rouseau cùng với tác phẩm “Bàn về khế ước xã hội” đã đưa ra những quan điểm rất mới mẻ và tiến bộ về sự phân chia quyền lực trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
II-Vận dụng tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước tư sản.
Trong thực tiễn tổ chưc bộ máy nhà nước của một số nước tư sản, tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước được thể hiện:
- Quyền lực nhà nước được phân tách thành quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp và được trao cho các cơ quan nhà nước khác nhau thực hiện. Các cơ quan ấy có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn khác nhau và có sự chuyên môn hóa trong hoạt động. Mỗi cơ quan sẽ chuyên chú vào việc thực hiện chức năng, thẩm quyền riêng của mình. Cả ba loại cơ quan ấy đều hoạt động trên cơ sở luật pháp. Sự phân bố quyền lực giữa các cơ quan đó sao cho không 1 cơ quan nào nắm trọn vẹn quyền lực nhà nước, không một cơ quan nào có thể tách khỏi chức năng của mình và cũng không một cơ quan nào được sai khiến hay chen lấn chức năng của cơ quan khác.
- Các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp không chỉ độc lập vơi nhau khi thực hiện chức năng, thẩm quyền của mình mà còn có thể kiềm chế, ngăn cản hay đối trọng với nhau trong hoạt động, không có cơ quan nào nằm ngoài sự giám sát, kiểm tra từ phía cơ quan khác. Điều đó sẽ giúp mỗi cơ quan có thể ngăn cản được sự lấn quyền, vượt quyền của cơ quan khác, đồng thời có thể tránh được sự chuyên quyền, độc đoán, lạm quyền trong việc thực hiện quyền lực nhà nước. Song mỗi cơ quan còn có thể tác động ở một mức độ nhất định tới tổ chức và hoạt động của cơ quan khác để đồng thời vừa kiểm soát nhau lại vừa phối hợp với nhau tạo nên sự thống nhất trong quyền lực nhà nước.
Do vậy phân quyền là một kỹ thuật tất yếu của việc tổ chức một nhà nước dân chủ tư sản. Nguyên tắc phân quyền đã được thừa nhận và long trọng tuyên bố trong các văn kiện quan trọng của nhiều nước: Điều 16 “Tuyên ngôn về các quyền của con người và của công dân” năm 1789 của Pháp viết “Một xã hội trong đó không bảo đảm việc sử dụng các quyền và không thực hiện sự phân quyền thì không thể có Hiến pháp”; nước Mỹ cũng đã khẳng định nguyên tắc phân quyền trong Hiến pháp Liên bang và Hiến pháp của các Tiểu bang; Hiến pháp Liberia chỉ rõ cơ chế thực hiện quyền lực nhà nước ở Liberia là nguyên tắc phân quyền và hệ thống “kiềm chế đối trọng”; Điều 34 Hiến pháp Ruanđa ghi nhận “sự phân chia và hợp tác giữa các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp là thiêng liêng và được điều chỉnh trong Hiến pháp”; những nước khác mặc dù không tuyên bố nguyên tắc phân quyền trong Hiến pháp song nội dung của Hiến pháp lại thể hiện sự phân quyền.
Tuy nhiên sự thể hiện và áp dụng tư tưởng phân chia quyền lực trong thực tiễn tổ chức bộ máy nhà nước tư sản khá đa dạng, phong phú tùy theo hoàn cảnh của mỗi nước. Cụ thể có ba mức độ áp dụng chính là cứng rắn, mềm dẻo và trung gian giữa hai mức độ ấy.
1.Sự phân quyền mềm dẻo ở những nước có chính thể đại nghị.
Những nước có chính thể đại nghị (kể cả quân chủ và cộng hòa) là nơi mà tư tưởng phân quyền được thể hiện và áp dụng ở mức độ mềm dẻo, thể hiện ở chỗ: Hành pháp không hoàn toàn độc lập mà có mối quan hệ mật thiết, thường xuyên với lập pháp do sự chịu trách nhiệm trước lập pháp và sự chung nhân viên giữa hai cơ quan này. Nguyên thủ quốc gia chỉ là hành pháp tượng trưng vì bộ máy hành pháp trực thuộc Thủ tướng và Thủ tướng mới phải chịu trách nhiệm trước lập pháp. Tư pháp độc lập với hành pháp trong hoạt động song không hoàn toàn độc lập trong tổ chức, hoạt động với lập pháp.
a/Phân quyền trong tổ chức bộ máy nhà nước Anh.
Anh là một trong những nước đầu tiên của thế kỷ XVII thể hiện tư tưởng phân quyền trong tổ chức bộ máy và Montesquieu sau khi nghiên cứu kỹ cách thức tổ chức nhà nước Anh đã xây dựng nên thuyết phân quyền nổi tiếng. Sự phân chia quyền lực nhà nước bắt đầu thể hiện trong tổ chức nhà nước Anh vào khoảng thế kỷ XVII và đặc biệt rõ nét từ sau cách mạng 1688-khi Quốc hội giành được quyền lập pháp. Kể từ đó quyền lực nhà nước đã có sự phân định thành lập pháp, hành pháp, tư pháp trong đó quyền lập pháp thuộc về Nghị viện, hành pháp thuộc về vua và chính phủ còn tư pháp chủ yếu thuộc tòa án và một phần thuộc nghị viện. Trong ba quyền này thì tư pháp và hành pháp tương đối độc lập với nhau còn lập pháp và hành pháp thì không hoàn toàn độc lập mà có sự cộng tác, đan xen, hòa nhập và chịu trách nhiệm trước nhau. Lập pháp có thể lật đổ hành pháp và ngược lại hành pháp có thể giải tán lập pháp trước thời hạn, giữa hai cơ quan này có sự chung nhân viên với nhau. Song sự phân chia quyền lực, phạm vi quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan trên không cố định mà có sự thay đổi theo xu hướng chuyển dần quyền lực của cơ quan này cho cơ quan kia và ngư
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H [Free] Tiểu luận Đánh giá chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong bộ Quốc triều hình luật Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Tiểu luận Bình luận vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Tiểu luận Nghiên cứu các quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty hợp danh Tài liệu chưa phân loại 2
J [Free] Tiểu luận Quy định của pháp luật về lãi xuất Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Tiểu luận Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Tiểu luận Các biện pháp bảo đảm đầu tư tại Chương II Luật Đầu tư Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Phân biệt hai loại hình kinh doanh: doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự Tài liệu chưa phân loại 2
T [Free] Tiểu luận Pháp luật tư sản và sự phát triển của nó Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Tiểu luận Quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top