borain_2008

New Member

Download Tiểu luận Phân tích những đặc điểm của quản lý hành chính nhà nước ở Việt Nam miễn phí





Nhìn vào những thành quả cách mạng mà nhân dân ta giành được trong công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, xây dựng đất nước, đặt biệt là những thành công đạt được trong công cuộc đổi mới hiện nay, chúng ta có đầy đủ cơ sở để khẳng định rằng sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động quản lý nhà nước là một tất yếu khách quan. Chính vì vậy, vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của nhà nước nói chung, hoạt động quản lý hành chính nhà nước nói riêng được thừa nhận là một nguyên tắc cơ bản và được đặt lên hàng đầu trong quản lý hành chính nhà nước. Điều 4, Hiến pháp 1992 đã khẳng định “Đảng cộng sản Việt Nam – đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc, theo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội”



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

quy định chưa cụ thể. Những văn bản này đảm bảo việc chấp hành luật bằng cách bổ sung những quy phạm pháp luật nhằm cụ thể hóa, chi tiết hóa những quy phạm của luật, làm cơ sở cần thiết để các đối tượng quản lý có liên quan thực hiện luật một cách đầy đủ và đạt hiệu quả cao.
Trong các văn bản quy phạm pháp luật của mình, các cơ quan hành chính nhà nước đặt ra các quy tắc xử sự chung để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động chấp hành, điều hành trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Hoạt động ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước được gọi là hoạt động xây dựng pháp luật, còn được gọi là hoạt động lập quy.
b- Hoạt động ban hành văn bản áp dụng quy phạm pháp luật hành chính:
Đây là hình thức hoạt động chủ yếu của các cơ quan hành chính nhà nước. Thông qua hình thức này các cơ quan có thẩm quyền áp dụng quy phạm pháp luật hiện hành của nhà nước để giải quyết những công việc cụ thể. Những hoạt động này trực tiếp làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các quan hệ pháp luật cụ thể. Ví dụ: việc ra quyết định bổ nhiệm, thuyên chuyển công tác, bãi miễn viên chức nhà nước là những hoạt động ban hành văn bản áp dụng pháp luật trực tiếp làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quan hệ pháp luật giữa nhà nước và người lao động.
c- Áp dụng các biện pháp tổ chức trực tiếp:
Nội dung những hình thức hoạt động này không mang tính chất quyền lực nhà nước, không có tính chất bắt buộc cứng rắn như các hình thức ban hành văn bản quản lý.
Những hoạt động mang tính chất tổ chức trực tiếp này rất đa dạng. Chúng thường xuyên được sử dụng và có vai trò rất quan trọng trong quản lý hành chính nhà nước. Thông qua các hoạt động đó, các chủ thể của quản lý hành chính nhà nước kiểm tra, hướng dẫn các đối tượng quản lý trong việc thực hiện pháp luật, cung cấp thông tin, tư liệu tuyên truyền, giải thích pháp luật, tổng kết kinh nghiệm công tác thực hiện pháp luật.
d- Những hoạt động mang tính chất pháp lý khác như:
Cấp văn bằng, chứng chỉ, lập biên bản vi phạm, thu tiền phạt, …cũng là những hình thức quản lý hành chính nhà nước. Chúng có thể trực tiếp làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các quan hệ pháp luật hành chính cụ thể. Chúng được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thông thường các hoạt động này gắn chặt với các hoạt động ban hành các văn bản quản lý hành chính nhà nước. Ví dụ: hoạt động lập biên bản về vi phạm hành chính của cấp có thẩm quyền đã tạo cơ sở cần thiết cho việc ra quyết định xử phạt đối với người vi phạm; quyết định xử phạt sẽ dẫn đến việc vào sổ, thu tiền phạt, …
e- Những tác động về nghiệp vụ kỹ thuật:
Đó là những hoạt động dung kiến thức nghiệp vụ, áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào quá trình quản lý hành chính nhà nước. Những hoạt động này không mang tính chất pháp lý. Chúng ngày càng được chú trọng và góp phần quan trọng vào việc tăng cường hiệu quả của hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Khoa học ngày càng phát triển thì hình thức hoạt động này càng được sử dụng rộng rãi. Ngày nay, ở nước ta, các cơ quan nhà nước sử dụng máy móc tự động vào một số việc như: điều khiển giao thông, lưu trữ hồ sơ, soạn thảo văn bản … Những hoạt động đó đóng vai trò quan trọng trong quá trình làm cho bộ máy quản lý ngày càng tinh giản.
III/ Phương pháp quản lý nhà nước :
a- Định nghĩa :phương pháp quản lý là cách thức tác động của chủ thể quản lý đối tượng quản lý nhằm đạt được mục đích đã đặt ra theo kế hoạch định trước.
b- Các phương pháp :
1- Phương pháp thuyết phục:
Thuyết phục là phương pháp quản lý bao gồm một loạt những hoạt động như giải thích, hướng dẫn, động viên, khuyến khích, trình bày, chứng minh, để đảm bảo sự cộng tác, tuân thủ hay phục tùng tự giác của đối tượng quản lý nhằm đạt được một kết quả nhất định. Trong chủ nghĩa xã hội, lợi ích của nhân dân lao động, của tập thể và của nhà nước về cơ bản là nhất trí với nhau. Sự thống nhất ấy thuộc bản chất dân chủ của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Do đó, mối quan hệ giữa các cơ quan hành chính nhà nước với nhân dân là cơ sở để thực hiện phương pháp thuyết phục.
Thông qua phương pháp này, các chủ thể của quản lý hành chính nhà nước, chủ yếu là các cơ quan hành chính giáo dục chính trị, tư tưởng cho mọi công dân, đặt biệt là công nhân viên chức, ý thức đúng đắn về trật tự kỷ cương xã hội, kỷ luật nhà nước trên cơ sở am hiểu đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng và pháp luật của nhà nước. Các tổ chức xã hội là chỗ vựa vững chắc, chủ yếu của các cơ quan hành chánh nhà nước trong việc nâng cao ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa của công dân, trong việc mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa.
2- Phương pháp cưỡng chế nhà nước:
Cưỡng chế là biện pháp bắt buộc bằng bạo lực của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với một cá nhân hay tổ chức nhất định về mặt vật chất hay tinh thần nhằm buộc cá nhân hay tổ chức đó thực hiện những hành vi nhất định do pháp luật quy định hay phải phục tùng những hạn chế nhất định đối với tài sản của cá nhân hay tổ chức hay tự do thân thể của cá nhân đó.
Phương pháp cưỡng chế đóng vai trò quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước xã hội chủ nghĩa. Nếu không có cưỡng chế nhà nước thì kỷ luật nhà nước sẽ bị lung lay, pháp chế xã hội chủ nghĩa không được tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho các tệ nạn xã hội phát triển và kẻ thù giai cấp, kẻ thù dân tộc hoạt động chống phá nhà nước. Nếu chỉ có cưỡng chế mà không có thuyết phục thì hoạt động quản lý nhà nước sẽ không có hiệu quả, không động viên được sự chấp hành pháp luật của nhân dân. Và như vậy, việc thực hiện phương pháp quản lý sẽ trái với bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Cưỡng chế của nhà nước xã hội chủ nghĩa là biện pháp của đa số đối với thiểu số và được áp dụng trong giới hạn do pháp luật quy định một cách chặt chẽ.
Có 4 loại cưỡng chế nhà nước:
- Cưỡng chế hình sự: là biện pháp cưỡng chế nhà nước được các cơ quan tư pháp (cơ quan điều tra, kiểm sát, xét xử) áp dụng đối xử với những người có hành vi phạm tội, tòa án sẽ căn cứ vào các quy định của pháp luật, vào mức độ tội lỗi của các bị cáo để giải quyết hình phạt, tức là truy cứu trách nhiệm hình sự đối với bị cáo.
- Cưỡng chế dân sự: là biện pháp cưỡng chế nhà nước do các cơ quan tư pháp áp dụng đối với cá nhân hay tổ chức có hành vi vi phạm các quy phạm pháp luật dân sự, gây thiệt hại cho nhà nước, tập thể hay công dân. Tòa án là cơ quan có thẩm quyền quyết định mức bồi thường dân sự, tức là truy cứu trách nhiệm dân sự đối với cá nhân hay tổ chức có hành vi vi phạm đó.
- Cưỡng chế kỷ luật: là biện pháp cưỡng chế nhà nước do cơ quan nhà nước áp dụng đối với công nhân viên chức có hành vi vi phạm kỷ luật lao động tro...
 
Tags: Tiểu luận cưỡng chế nhà nước, phân loại cưỡng chế, nêu ví dụcác phương pháp trong quản lý hành chính nhà nước, phân tích các đặc điểm của quản lý hành chính nhà nước, . Phân tích đặc điểm của hình thức xử phạt tiền từ đó nêu vai trò của hình thức xử phạt tiền trong quản lý hành chính nhà nước., vai trò của hình thức xử phạt tiền trong quản lý hành chính nhà nước, phân tích phương pháp thuyết phục trong luật hành chính nhà nước, Phân tích đặc điểm hành chính nhà nước, phân tích đặc điểm chung của quản lí giáo dục ở việt nam, đặc điểm qlhc tư pháp ở cơ sở, phân tích các yêu cầu đối với hoạt động áp dụng pháp luật trong quản lý hành chính nhà nước, Phân tích nội dung và những đặc điểm khác nhau giữa phương pháp thuyết phục và phương pháp cưỡng chế, tieu luan đặc điểm vai trò của kiểm tra hành chính nhà nước, Phân tích phương pháp thuyết phục và cưỡng chế trong Quản lý hành chính nhà nước. Giải thích tại sao cần phải kết hợp giữa thuyết phục và cưỡng chế trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Lấy 02 ví dụ cụ thể trong thực tiễn quản lý hành chính nhà nước thể hiện rõ việc kết hợp giữa hai phương pháp này., phan tich đặc điểm quản lý hành chính nhà nước, tiểu luận quản lý hành chính - tư pháp, tiểu luận Phân tích đặc điểm của hình thức xử phạt tiền từ đó nêu vai trò của hình thức xử phạt tiền trong quản lý hành chính nhà nước.
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H [Free] Tiểu luận Đánh giá chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong bộ Quốc triều hình luật Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Tiểu luận Bình luận vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Tiểu luận Nghiên cứu các quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty hợp danh Tài liệu chưa phân loại 2
J [Free] Tiểu luận Quy định của pháp luật về lãi xuất Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Tiểu luận Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Tiểu luận Các biện pháp bảo đảm đầu tư tại Chương II Luật Đầu tư Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Phân biệt hai loại hình kinh doanh: doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự Tài liệu chưa phân loại 2
T [Free] Tiểu luận Pháp luật tư sản và sự phát triển của nó Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Tiểu luận Quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top