quach_tieuthu

New Member

Download Tiểu luận Một số ý kiến xung quanh việc sửa đổi, bổ sung Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân miễn phí





Quyền bầu cử, ứng cử là các quyền chính trị - pháp lý cơ bản của công dân. Phạm vi và điều kiện thực hiện quyền bầu cử, ứng cử là tiêu chí đánh giá bản chất dân chủ của cuộc bầu cử. Pháp luật bầu cử của các nước trên thế giới đều có các quy định về các quyền này trên cơ sở xác định hai vấn đề chủ yếu là độ tuổi và năng lực hành vi. Một số nước cũng quy định thêm các điều kiện về thời hạn cư trú, tài sản, trình độ văn hoá, giới tính, tôn giáo3
Ở nước ta, quyền bầu cử, ứng cử là quyền cơ bản của công dân, được ghi nhận trong các bản Hiến pháp và được quy định cụ thể, thống nhất trong các văn bản pháp luật có liên quan. Theo đó, công dân Việt Nam, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ mười tám tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ hai mốt tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân4. Pháp luật chỉ quy định những trường hợp đặc biệt không được quyền bầu cử, ứng cử như bị tâm thần, bị tước quyền bầu cử, đang chấp hành án phạt tù Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện đầy đủ quyền bầu cử, ứng cử.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Một số ý kiến xung quanh việc sửa đổi, bổ sung Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân
Chủ tịch quốc hội Nguyễn Phú Trọng phát biểu ý kiến tại Hội nghị toàn quốc về HÐND và UBND
Bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân (ĐBHĐND) là cách thức quan trọng để xác lập chính quyền nhà nước, là cơ chế dân chủ để thực hiện quyền lực của nhân dân. Bằng chế độ bầu cử, nhân dân trực tiếp thực hiện quyền làm chủ của mình đối với việc tham gia xây dựng bộ máy nhà nước.
Ngay sau khi giành được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 14/SL ngày 8/9/1945 quyết định tổ chức Tổng tuyển cử trong cả nước để bầu ra Quốc hội đầu tiên. Sắc lệnh này đã đặt nền móng cho sự hình thành các chế định pháp luật về bầu cử ở nước ta. Từ đó đến nay, pháp luật về bầu cử với nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín đã từng bước phát triển, đáp ứng yêu cầu phát huy quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước ta trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể.
Luật Bầu cử ĐBQH, Luật Bầu cử ĐBHĐND hiện hành là cơ sở pháp lý để tổ chức thắng lợi các cuộc bầu cử ĐBQH khoá XI và khoá XII và cuộc bầu cử ĐBHĐND các cấp nhiệm kỳ 2004-2009. Tuy nhiên, quá trình áp dụng các văn bản pháp luật này trong thực tiễn hai cuộc bầu cử vừa qua cho thấy vẫn còn những hạn chế, bất cập nhất định. Việc sửa đổi, bổ sung Luật Bầu cử ĐBQH và Luật Bầu cử ĐBHĐND hiện hành là hết sức cần thiết nhằm khắc phục những bất cập này, bảo đảm tổ chức thành công cuộc bầu cử ĐBQH khoá XIII, bầu cử ĐBHĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 và các nhiệm kỳ tiếp theo.
1. Phương án sửa đổi, bổ sung Luật Bầu cử ĐBQH và Luật Bầu cử ĐBHĐND
Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XII đã quyết định bổ sung vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2010 Dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Bầu cử ĐBQH và Luật Bầu cử ĐBHĐND theo quy trình một luật sửa nhiều luật và thông qua tại một kỳ họp. Nội dung sửa đổi chỉ tập trung vào các quy định về các tổ chức phụ trách bầu cử và quy trình bầu cử trong hai luật hiện hành1. Việc lựa chọn phương án này là phù hợp trong điều kiện Hiến pháp năm 1992 chưa được sửa đổi, bổ sung; một số chủ trương lớn của Đảng về tổ chức bộ máy chính quyền địa phương đang trong quá trình thí điểm, chưa có tổng kết, đánh giá; tổ chức bộ máy nhà nước, hệ thống chính quyền địa phương đang từng bước được hoàn thiện; thời gian từ nay đến khi tổ chức bầu cử không còn nhiều.
Tuy nhiên, nếu so sánh nội dung hai Luật Bầu cử có thể thấy rằng, bầu cử ĐBQH và bầu cử ĐBHĐND có những điểm cơ bản giống nhau về nguyên tắc bầu cử; quyền bầu cử và ứng cử của công dân; quy định về các tổ chức phụ trách bầu cử; công tác hiệp thương lựa chọn, giới thiệu người ứng cử; quy trình bỏ phiếu, xác định kết quả bầu cử, tổ chức bầu cử lại, bầu cử thêm và tổng kết bầu cử. Hơn nữa, Quốc hội và Hội đồng nhân dân đều là các cơ quan quyền lực nhà nước, cơ quan thay mặt của nhân dân. Vì vậy, công tác bầu cử nói riêng và xây dựng bộ máy nhà nước nói chung đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Về lâu dài, trên cơ sở tổng kết thực tiễn kinh nghiệm tổ chức cuộc bầu cử sắp tới vào năm 2011, cần nghiên cứu ban hành một luật quy định chung về bầu cử ĐBQH và bầu cử ĐBHĐND trên nền tảng hợp nhất hai luật hiện hành, tạo hành lang pháp lý thống nhất cho các cuộc bầu cử ở những nhiệm kỳ tiếp theo2.
2. Về quyền bầu cử, quyền ứng cử
Quyền bầu cử, ứng cử là các quyền chính trị - pháp lý cơ bản của công dân. Phạm vi và điều kiện thực hiện quyền bầu cử, ứng cử là tiêu chí đánh giá bản chất dân chủ của cuộc bầu cử. Pháp luật bầu cử của các nước trên thế giới đều có các quy định về các quyền này trên cơ sở xác định hai vấn đề chủ yếu là độ tuổi và năng lực hành vi. Một số nước cũng quy định thêm các điều kiện về thời hạn cư trú, tài sản, trình độ văn hoá, giới tính, tôn giáo3…
Ở nước ta, quyền bầu cử, ứng cử là quyền cơ bản của công dân, được ghi nhận trong các bản Hiến pháp và được quy định cụ thể, thống nhất trong các văn bản pháp luật có liên quan. Theo đó, công dân Việt Nam, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ mười tám tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ hai mốt tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân4. Pháp luật chỉ quy định những trường hợp đặc biệt không được quyền bầu cử, ứng cử như bị tâm thần, bị tước quyền bầu cử, đang chấp hành án phạt tù… Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện đầy đủ quyền bầu cử, ứng cử.
Tuy vậy, vì các lý do khác nhau nên trong một số trường hợp, quyền bầu cử, ứng cử của công dân chưa được bảo đảm như: quyền bầu cử của cử tri đi công tác, học tập, du lịch ở nước ngoài; khả năng thực hiện quyền của cử tri vãng lai; quy định tự ứng cử chưa cụ thể, thiếu tính thực tế nên số lượng tự ứng cử nhiều nhưng chất lượng không cao, số người trúng cử rất ít5; thông tin về ứng cử viên chưa nhiều, nên thực hiện quyền bầu cử có lúc, có nơi chỉ mang tính hình thức6… Để khắc phục những vấn đề này, về lâu dài, pháp luật về bầu cử cần bổ sung các quy định về hình thức đăng ký danh sách cử tri, hình thức bỏ phiếu, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, vận động bầu cử, cung cấp thông tin cho cử tri về bầu cử và ứng cử viên.
Đối với vấn đề tự ứng cử, pháp luật của một số nước quy định rõ các điều kiện để nộp hồ sơ tự ứng cử như: thời hạn cư trú, công tác; thu thập chữ ký của cử tri; nộp tiền đặt cọc; giới thiệu của ĐBQH khoá trước7… Việc quy định thêm điều kiện tự ứng cử về mặt hình thức đã phần nào làm hạn chế quyền tự ứng cử của công dân, nhưng thực tế lại có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao ý thức, trách nhiệm của công dân khi nộp đơn ứng cử, hạn chế tình trạng tự ứng cử tuỳ tiện. Nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm nước ngoài đối với vấn đề này là rất cần thiết. Nên chăng, pháp luật bầu cử ở nước ta cần quy định bổ sung các điều kiện về thu thập số lượng hợp lý chữ ký của cử tri, hay được ĐBQH khoá trước giới thiệu… là những yếu tố cơ bản ban đầu đánh giá sự tín nhiệm của cộng đồng xã hội đối với ứng cử viên. Tuy nhiên, vấn đề này đòi hỏi phải có sự xem xét cẩn trọng để bảo đảm phù hợp với điều kiện cụ thể ở nước ta.
3. Về tổ chức Hội nghị hiệp thương
Hiệp thương là một giai đoạn quan trọng trong quy trình chuẩn bị tổ chức bầu cử nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân; bảo đảm định hướng về cơ cấu, thành phần, số lượng đại biểu trong cơ quan quyền lực nhà nước phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh t...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H [Free] Tiểu luận Đánh giá chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong bộ Quốc triều hình luật Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Tiểu luận Bình luận vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Tiểu luận Nghiên cứu các quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty hợp danh Tài liệu chưa phân loại 2
J [Free] Tiểu luận Quy định của pháp luật về lãi xuất Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Tiểu luận Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Tiểu luận Các biện pháp bảo đảm đầu tư tại Chương II Luật Đầu tư Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Phân biệt hai loại hình kinh doanh: doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự Tài liệu chưa phân loại 2
T [Free] Tiểu luận Pháp luật tư sản và sự phát triển của nó Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Tiểu luận Quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top