Bronsonn

New Member

Download Tiểu luận Hoàn thiện cơ sở pháp lý về bảo vệ người tố giác, người làm chứng, người bị hại trong vụ án hình sự miễn phí





Từ khi BLTTHS năm 2003 có hiệu lực cho đến nay, những quy định về bảo vệ người tố giác, người làm chứng, người bị hại trong vụ án hình sự không những chưa được hướng dẫn chi tiết, mà trên thực tế vẫn chưa được triển khai thực hiện một cách nghiêm túc, mặc dù trong thực tiễn hoạt động tố tụng hình sự đã xuất hiện rất nhiều tình huống cần áp dụng các biện pháp thích hợp để bảo vệ người tố giác, người làm chứng, người bị hại và người thân thích của họ.
Mặc dù các cơ quan tiến hành tố tụng đều biết mình có trách nhiệm phải bảo vệ những người này khỏi sự đe doạ hay xâm hại từ phía người phạm tội hay thân nhân của họ, nhưng do chưa có những quy định cụ thể về trách nhiệm, thủ tục, biện pháp và cơ sở vật chất, nhân lực phục vụ cho công tác này, nên còn lúng túng trong việc quyết định và triển khai các biện pháp bảo vệ. Vì vậy, trong quá trình điều tra, nếu cơ quan điều tra tự xét thấy người tố giác, người làm chứng, người bị hại thực tế bị đe dọa thì tùy theo khả năng của mình mà áp dụng một số biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn như tiến hành tổ chức bảo vệ người tố giác, người làm chứng, người bị hại; truy tìm kẻ đe dọa Trường hợp đã có hành vi trả thù thì tiến hành xem xét, khởi tố vụ án. Đến giai đoạn xét xử, thì thông thường mới chỉ dừng lại ở việc: Tại phiên tòa, Chủ toạ đọc nguyên văn Điều 51, Điều 55 BLTTHS năm 2003 về người bị hại, người làm chứng và coi đó là đã giải thích quyền (trong đó có quyền được bảo vệ) và nghĩa vụ của người bị hại, người làm chứng và người tham gia tố tụng khác. Một số ít trường hợp xét thấy nguy cơ thực tế xâm hại có thể xảy ra đối với nhân chứng, thì Toà án không cho mời nhân chứng tham gia phiên toà, và khi công bố lời khai, Toà án không nêu tên, họ của nhân chứng mà chỉ nêu nội dung lời khai, các tình tiết của vụ án, ngày giờ cơ quan điều tra lấy lời khai, số bút lục trong hồ sơ nhằm bảo vệ nhân chứng khỏi sự trả thù của người phạm tội hay thân nhân của họ.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Hoàn thiện cơ sở pháp lý về bảo vệ người tố giác, người làm chứng, người bị hại trong vụ án hình sự
Trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự, những thông tin do người tố giác, người làm chứng, người bị hại cung cấp có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần giúp các cơ quan chức năng phát hiện tội phạm và giải quyết đúng đắn, triệt để vụ án hình sự. Theo ước tính của các cơ quan chức năng, có khoảng 20% trong tổng số các vụ án xảy ra thời gian qua được phát hiện nhờ có sự tham gia của người dân và tuyệt đại đa số vụ án xảy ra đều có người làm chứng… Với nghĩa vụ công dân, những người làm chứng, người bị hại đã tích cực phối hợp với cơ quan tố tụng làm rõ tội phạm và người phạm tội, áp dụng các hình thức xử lý đúng quy định. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, trong nhiều vụ án hình sự, người tố giác, người làm chứng, người bị hại tỏ ra e ngại, bất hợp tác hay hợp tác không tích cực với các cơ quan có thẩm quyền trong các khâu phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm. Căn nguyên của tình trạng trên không chỉ do chủ quan của người tố giác, người làm chứng, người bị hại, mà trước hết là do những thiếu sót, bất cập của chế định pháp lý hiện hành về bảo vệ người tố giác, người làm chứng, người bị hại.
1. Yêu cầu bảo vệ người tố giác, người làm chứng, người bị hại trong vụ án hình sự
Theo quy định của pháp luật hiện hành, “Công dân có thể tố giác tội phạm với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hay với các cơ quan, tổ chức khác” (Điều 101 Bộ luật Tố tụng hình sự -BLTTHS - năm 2003); “Người nào biết được những tình tiết liên quan đến vụ án đều có thể được triệu tập đến làm chứng” (khoản 1, Điều 55, BLTTHS năm 2003); “Người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra” (Điều 51 BLTTHS năm 2003)... Từ các quy định của pháp luật, có thể hiểu: Người tố giác tội phạm là người biết được một tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hay đã được thực hiện và trình báo với cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền về những gì mình biết. Người làm chứng là người biết được những tình tiết liên quan đến vụ án và được các cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập với tư cách là người làm chứng để khai báo về những tình tiết đó. Người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra. Đây là những người liên quan đến vụ án hình sự mà Nhà nước cần áp dụng các biện pháp bảo vệ họ, xuất phát từ các lý do sau:
- Những người này trước hết là công dân, do đó họ có quyền bất khả xâm pham về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Đây là những quyền cơ bản của công dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp và được cụ thể hoá trong các văn bản pháp luật khác. Mỗi công dân trong xã hội đương nhiên có quyền được Nhà nước bảo vệ trước các nguy cơ xâm hại các quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
- Người tố giác, người làm chứng, người bị hại là những công dân có vai trò đặc biệt: họ là người cộng tác, phối hợp với cơ quan nhà nước trong lĩnh vực phòng, chống tội phạm. Họ cung cấp lời khai hay các thông tin khác góp phần giải quyết đúng đắn vụ án hình sự. Vì vậy, họ có nguy cơ bị người phạm tội đe doạ, xâm hại tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản với ý đồ nhằm ngăn cản, trả thù do sự cộng tác, phối hợp đó.
- Để thu thập được đầy đủ, chính xác các thông tin từ người tố giác, người làm chứng, người bị hại đủ làm chứng cứ chứng minh trong vụ án hình sự, các cơ quan tiến hành tố tụng phải đảm bảo an toàn, tạo điều kiện cho họ tham gia các hoạt động tố tụng.
- Một cơ sở pháp lý cụ thể, vững chắc và việc thực thi nghiêm chỉnh các quy định đó trong thực tế sẽ thúc đẩy tính tích cực của cộng đồng, ngăn chặn ý đồ gây khó khăn, cản trở, trả thù từ phía người phạm tội... Điều này cũng thể hiện rõ sức mạnh và trách nhiệm của Nhà nước  đối với công dân nói chung.
2. Thực trạng pháp luật về bảo vệ người tố giác, người làm chứng, người bị hại trong vụ án hình sự
Ở nước ta, những nguyên tắc bảo hộ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của công dân đã từng bước được pháp luật ghi nhận và hoàn thiện.
Lần đầu tiên trong pháp luật tố tụng hình sự, BLTTHS năm 2003 đã bổ sung một nội dung mới, quan trọng, mang tính nguyên tắc là: “Người bị hại, người làm chứng và người tham gia tố tụng khác cũng như người thân thích của họ mà bị đe doạ đến tính mạng, sức khoẻ, bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm, tài sản thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải áp dụng những biện pháp cần thiết để bảo vệ theo quy định của pháp luật” (Điều 7). Người làm chứng còn có quyền “yêu cầu cơ quan triệu tập họ bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình khi tham gia tố tụng” (Điều 55). Tiếp đến, Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004 quy định: “Trong phạm vi trách nhiệm của mình, Cơ quan điều tra phải xem xét, giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm, kiến nghị khởi tố, thông báo kết quả giải quyết cho cơ quan, tổ chức đã báo tin, kiến nghị, người đã tố giác tội phạm biết và phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ người đã tố giác tội phạm” (khoản 3, Điều 7).
Trong lĩnh vực bảo vệ an ninh quốc gia, Luật An ninh quốc gia quy định: các cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia có trách nhiệm “áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ người cộng tác, người tố giác, người làm chứng, người bị hại trong các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia” (điểm h khoản 1 Điều 24). Nhằm cụ thể hóa và hướng dẫn thực hiện một số quy định của Luật An ninh quốc gia, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 151/2005/NĐ-CP ngày 14/12/2005 về quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan và cán bộ chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia, trong đó quy định tương đối chi tiết, cụ thể về công tác bảo vệ người cộng tác, người tố giác, người làm chứng, người bị hại trong các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia và các vụ án khác do cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia thụ lý.
Lĩnh vực phòng, chống ma tuý là nơi mà người tố giác, người làm chứng, người bị hại có nguy cơ bị tấn công hay bị xâm hại đặc biệt lớn. Chính vì vậy, Luật Phòng, chống ma tuý năm 2000 đã quy định: cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma tuý trong Công an nhân dân được “áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ người tố giác, người làm chứng và người bị hại trong các vụ án về ma tuý” (điểm e khoản 1 Điều 13). Chính phủ đã ban hành Nghị định số 99/2002/NĐ-CP ngày 27/11/2002 quy định điều kiện, thủ tục, thẩm quyền và trách nhiệm của cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma tuý thuộc Công an nhân dân và đã dành riêng Chương VII để quy định về bảo vệ người tố giác, người làm chứng, người bị hại. Tiếp đó, Bộ trưởng Bộ Công an đã ban hành Thông tư số 09/2004/TT-BCA(V19) ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H [Free] Tiểu luận Đánh giá chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong bộ Quốc triều hình luật Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Tiểu luận Bình luận vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Tiểu luận Nghiên cứu các quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty hợp danh Tài liệu chưa phân loại 2
J [Free] Tiểu luận Quy định của pháp luật về lãi xuất Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Tiểu luận Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Tiểu luận Các biện pháp bảo đảm đầu tư tại Chương II Luật Đầu tư Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Phân biệt hai loại hình kinh doanh: doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự Tài liệu chưa phân loại 2
T [Free] Tiểu luận Pháp luật tư sản và sự phát triển của nó Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Tiểu luận Quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top