bjnhan_172

New Member

Download Tiểu luận Chế dộ tài sản theo thỏa thuận của vợ chồng liên hệ từ pháp luật nước ngoài đến pháp luật Việt Nam miễn phí





Trong thời kỳ pháp thuộc, luật pháp về dân sự ở Việt Nam mang đậm dấu ấn của Bộ luật dân sự Napoléon. Trong ba bộ dân luật được áp dụng ở ba miền bắc, trung, nam, Bộ dân luật bắc và Bộ dân luật trung đã ghi chép những nguyên tắc cơ bản của BLDS Pháp như : quyền tự do lập hôn ước và tính chất không thay đổi của chế độ hôn sản. Khác với BLDS Pháp, hai Bộ dân luật này chỉ dự liệu một chế độ chung để áp dụng cho những vợ chồng không lập hôn ước, mà không đề xuất những chế độ để vợ chồng có thể thỏa thuận lựa chọn[10]. Thực tế, những quy định này đã được thực hiện ở Việt Nam trong khoảng 20 năm.



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

trong hôn ước của vợ chồng không phải là không có giới hạn. Gia đình trong xã hội Pháp, cũng giống như ở nhiều nước khác, phản ánh tính chất cộng đồng, vì thế chế độ tài sản pháp định của vợ chồng ở Pháp, từ khi có Bộ luật Napoléon đều là các chế độ cộng đồng tài sản [7]. Luật hiện hành của Cộng hòa Pháp về các chế độ tài sản của vợ chồng không phải chỉ quan tâm đến lợi ích của các bên vợ, chồng, mà trái lại, luôn đề cao những trật tự của gia đình. Điều đó thể hiện thông qua việc nhà làm luật thiết lập hệ thống những quy định, theo đó, tất cả những thỏa thuận của vợ chồng về tài sản phải tuân theo. Trong các điều 1388 và 1389 của BLDS, nhà lập pháp đã quy định rằng : vợ chồng không thể thỏa thuận phá bỏ những quy định về các nghĩa vụ và quyền của họ (phát sinh từ việc kết hôn), về nghĩa vụ và quyền của cha mẹ và con, về quản lý theo pháp luật, về giám hộ, cũng như về trật tự thừa kế. Về nguyên tắc, những điều khoản của hôn ước trái với những quy định này sẽ bị tuyên bố vô hiệu.
Những thỏa thuận của vợ chồng về chế độ tài sản chịu sự điều chỉnh trực tiếp nhất bởi các quy định về nghĩa vụ và quyền của họ. Tại các điều từ 212 đến 226, BLDS đã quy định những nghĩa vụ và quyền riêng biệt của vợ và chồng với một tinh thần chung nhất là : vợ chồng cùng nhau đảm bảo điều hành gia đình về tinh thần và vật chất, chăm lo việc dạy dỗ con cái và chuẩn bị tương lai của chúng (điều 213). Đặc biệt, các điều từ 214 đến 226 tập hợp nên một chế định pháp lý mà học thuyết của Pháp gọi là chế độ cơ sở của các chế độ tài sản của vợ chồng (Le régime primaire hay Le statut de base). Đây là những quy định về các quyền và nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng nhằm đáp ứng nhu cầu của cuộc sống gia đình. Đó là những vấn đề : đóng góp vào việc chi tiêu của gia đình ; bảo vệ chỗ ở của gia đình ; quyền tự chủ của mỗi bên vợ, chồng thực hiện các giao dịch vì nhu cầu của gia đình và trách nhiệm liên đới của bên kia, quyền tự chủ về nghề nghiệp, về việc sử dụng tài khoản (ngân hàng và chứng khoán) ; quyền một mình thực hiện giao dịch thông qua cơ chế thay mặt hay cho phép của Tòa án…Theo quy định của điều 226, các quy định trên có hiệu lực áp dụng đối với tất cả các quan hệ vợ chồng, bất kể họ lựa chọn chế độ hôn sản nào. Trong bối cảnh thừa nhận nhiều chế độ tài sản của vợ chồng, chế độ cơ sở giữ vai trò chủ đạo, nhất là đối với các chế độ hôn sản ước định, nhằm đảm bảo những điều kiện vật chất cho sự ổn định của cuộc sống gia đình. Do có tầm quan trọng như vậy, tất cả các nghiên cứu về các chế độ tài sản của vợ chồng theo luật của Pháp đều bắt đầu từ chế độ cơ sở này.
Như vậy, sự tổ chức các chế độ tài sản của vợ chồng trong luật của Cộng hòa Pháp dựa trên nguyên tắc tôn trọng quyền tự do thỏa thuận của vợ chồng nhưng không tách rời nghĩa vụ của họ đối với đời sống chung của gia đình. Điều đó tạo điều kiện cho vợ, chồng có thể thực hiện những quan hệ tài sản phù hợp với tình hình kinh tế của bản thân, mang lại lợi ích cho gia đình và cá nhân mỗi bên vợ chồng. Trong thực tế, mặc dù số lượng các cặp vợ chồng lập hôn ước chiếm tỉ lệ rất thấp (khoảng 20%), nhưng các chế độ tài sản theo thỏa thuận của vợ chồng vẫn luôn tồn tại cùng với quan niệm về quyền tự do cá nhân và vì sự cần thiết của nó trong những trường hợp nhất định.
1.2.3. Những chế độ tài sản được dự liệu và những ưu, nhược điểm của nó
a. Chế độ cộng đồng đối với động sản và những tạo sản
Chế độ tài sản này xác định cộng đồng tài sản gồm những động sản mà mỗi bên có trước khi kết hôn và những tài sản mà vợ chồng có được trong thời kỳ hôn nhân. Tuy nhiên, những động sản mà cần xác định là tài sản riêng do bản chất của nó theo quy định của điều 1404 BLDS và những tài sản mà vợ chồng được tặng cho riêng, được thừa kế riêng (do ý chí rõ ràng của người tặng cho, người để lại tài sản thừa kế) vẫn thuộc tài sản riêng của mỗi bên vợ chồng.
Phần nợ của cộng đồng tài sản gồm phần nợ của mỗi bên vợ chồng có trước khi kết hôn (theo tỉ lệ động sản đã đưa vào trong phần có của cộng đồng tài sản) và những khoản nợ phát sinh trong thời kỳ hôn nhân (gồm cả những khoản nợ liên quan đến tài sản mà cộng đồng có được do vợ chồng được tặng cho hay được thừa kế).
Việc thực hiện chế độ tài sản này khá phức tạp. Nếu vợ chồng không có những thỏa thuận khác, họ phải tuân theo những quy định về quản lý tài sản và thanh toán tài sản được dự liệu trong chế độ hôn sản pháp định. Vì thế, đây là một chế độ tài sản không được khuyên dùng (không phải chỉ riêng ở Pháp), bởi tính phức tạp của nó, trong khi sự thỏa thuận của vợ chồng về tài sản thường hướng tới một sự đơn giản.
b. Chế độ cộng đồng toàn sản
Chế độ cộng đồng toàn sản xác định tất cả các tài sản mà vợ chồng có trước và sau khi kết hôn đều thuộc sở hữu chung, trừ những tài sản riêng do bản chất của nó theo quy định của điều 1404 BLDS. Tuy nhiên, vợ chồng có thể thỏa thuận những tài sản này thuộc về cộng đồng tài sản. Phần nợ của cộng đồng tài sản bao gồm tất cả những khoản nợ phát sinh trước và sau khi kết hôn.
Chế độ cộng đồng toàn sản có ưu điểm là tính đơn giản trong việc xác định tính chất của tài sản cũng như những khoản nợ và mang đậm tính cộng đồng trong gia đình. Thực tiễn đã phản ánh rằng, khi thay đổi chế độ tài sản, chế độ cộng đồng toàn sản đứng ở vị trí thứ hai trong số những chế độ được lựa chọn thường xuyên (sau chế độ tách riêng tài sản)[8]. Chế độ này cũng thường được lựa chọn bởi những vợ chồng cao tuổi, không có con và được kết hợp với một điều khoản về trao toàn bộ cộng đồng tài sản cho người vợ (chồng) còn sống. Tuy nhiên, cũng giống như chế độ cộng đồng động sản, nếu vợ chồng không dự liệu những quy định riêng về quản lý tài sản và thanh toán tài sản, họ sẽ phải tuân theo những quy định của chế độ hôn sản pháp định, và trong trường hợp đó, thậm chí, vợ chồng có ít hơn những sự chủ động cần thiết về tài sản, vì hầu như họ không có tài sản riêng. Vì thế, đây không phải là sự lựa chọn hợp lý cho những vợ chồng trẻ.
c. Chế độ tài sản riêng biệt
Khác với những hình thức của chế độ cộng đồng tài sản, chế độ tài sản riêng biệt xác định vợ chồng không có tài sản chung. Chỉ có sự tồn tài của hai khối tài sản riêng của mỗi bên. Tuy nhiên, đối với phần nợ, ngoài những khoản nợ riêng của mỗi bên vợ chồng, còn có những khoản nợ chung phát sinh từ cuộc sống chung của gia đình.
Đây là chế độ tài sản mà sự vận hành của nó là đơn giản nhất. Mỗi bên vợ chồng tự do quản lý và định đoạt các tài sản, thu nhập sau khi thực hiện nghĩa vụ đóng góp đối với đời sống chung. Chế độ tài sản riêng biệt trao cho v...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H [Free] Tiểu luận Đánh giá chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong bộ Quốc triều hình luật Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Tiểu luận Bình luận vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Tiểu luận Nghiên cứu các quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty hợp danh Tài liệu chưa phân loại 2
J [Free] Tiểu luận Quy định của pháp luật về lãi xuất Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Tiểu luận Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Tiểu luận Các biện pháp bảo đảm đầu tư tại Chương II Luật Đầu tư Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Phân biệt hai loại hình kinh doanh: doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự Tài liệu chưa phân loại 2
T [Free] Tiểu luận Pháp luật tư sản và sự phát triển của nó Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Tiểu luận Quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top