Hasani

New Member

Download Tiểu luận Bàn về chất lượng của Luật thương mại 2005: nên thay đổi cách thức làm luật miễn phí





Quan điểm thứ nhất cho rằng, Luật Dân sự được coi là luật chung và Luật Thương mại là luật chuyên ngành và là một bộ phận của Luật Dân sự và mối quan hệ giữa các quy phạm của Luật Dân sự và Luật Thương mại là mối quan hệ giữa quy phạm chung và quy phạm chuyên ngành. Quan điểm này được giải thích bởi đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự bao gồm (i) quan hệ tài sản và (ii) quan hệ nhân thân phi tài sản, và đối tượng điều chỉnh của Luật Thương mại cũng là các quan hệ tài sản, tức là cả Luật Dân sự và Luật Thương mại đều có cùng một nguồn gốc - Luật dân sự La Mã. Cũng chính vì lý do đó mà những người có quan điểm này cho rằng, các quy định của Luật thương mại phải phù hợp và thống nhất với các quy định của Bộ luật dân sự, và có chức năng bổ sung cho Luật Dân sự[6].



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

NHÂN VIỆC BÀN VỀ CHẤT LƯỢNG CỦA LUẬT THƯƠNG MẠI 2005: NÊN THAY ĐỔI CÁCH THỨC LÀM LUẬT
1. Mở đầu Để nền kinh tế thị trường có thể vận hành một cách có hiệu quả, hoạt động thương mại diễn ra một cách có trật tự, Nhà nước cần thiết kế và xây dựng một hệ thống các văn bản pháp luật hoàn chỉnh và một cơ chế đảm bảo việc thi hành chúng một cách có hiệu quả. Một bộ phận quan trọng của cơ chế pháp lý đó chính là hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh thương mại, ví dụ, Luật Thương mại, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư... Hiểu rõ được điều đó nên trong những năm vừa qua chúng ta đã không ngừng xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp luật trong lĩnh vực này.  Mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng giá trị áp dụng của nhiều văn bản pháp luật vẫn rất hạn chế vì nhiều lý do khác nhau, trong số đó:
thứ nhất, thiếu sự nhất quán giữa các văn bản pháp luật liên quan và vì vậy;
thứ hai, còn có quá nhiều quy định chưa rõ ràng;
thứ ba, hệ thống pháp luật quá phức tạp.
Theo quan điểm của chúng tôi, những lý do nói trên đều là hệ quả của cách thức và quy trình làm luật của chúng ta. Trong phạm vi bài viết này chúng tui muốn phân tích tác động của cách thức làm luật hiện nay đến chất lượng và hiệu quả áp dụng của Luật Thương mại 2005 trên cơ sơ phân tích mối quan hệ giữa Luật này với các văn bản liên quan. 2. Trước hết, chúng tui đề cập trở lại với Luật Thương mại 1997 để thấy được sự tiến bộ hay không của Luật Thương mại 2005. Ngay từ khi mới được ban hành, Luật Thương mại 1997 đã bộc lộ những bất cập, khiếm khuyết và vì vậy trong suốt thời gian tồn tại, nó hầu như không được áp dụng với tư cách là một công cụ pháp lý điều chỉnh các quan hệ trong hoạt động kinh doanh thương mại mà lý do chủ yếu, theo ý kiến của chúng tui đó là: thứ nhất, thiếu sự thống nhất với các văn bản pháp luật liên quan, đặc biệt là Bộ luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp; thứ hai, nhiều quy định của Luật còn chưa rõ ràng, ví dụ quy định về hành vi thương mại, về thương nhân; thứ ba, LuậtThương mại 1997 và một loạt các loại văn bản hướng dẫn thi hành bao gồm cả Nghị định và Thông tư tạo thành một hệ thống văn bản rối rắm, hết sức phức tạp và khó áp dụng[1]. Việc Luật Thương mại 2005 được thông qua và bắt đầu có hiệu lực từ 01/01/2006 làm cho nhiều người kỳ vọng rằng, với nhiều sửa đổi, bổ sung so với Luật Thương mại 1997, nó sẽ thực sự đi vào cuộc sống và phát huy được hiệu quả áp dụng của mình. Chúng tui cũng rất mong muốn điều đó. Nhưng liệu Luật Thương mại 2005, một văn bản được xây dựng có thể nói là khá công phu và chiếm nhiều thời gian, có đáp ứng được kỳ vọng và sự mong mỏi của người dân nói chung, giới doanh nhân và giới luật học nói riêng hay không? Câu hỏi đó, sự nghi ngờ đó (nếu như có), hiện tại khó có thể tìm được câu trả lời ngay được. Tuy nhiên hiện nay đã có khá nhiều ý kiến trái ngược nhau về chất lượng và đặc biệt là vị trí của Luật Thương mại trong hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam.  Một số ý kiến cho rằng, Luật Thương mại 2005 có khá nhiều điểm mới, tiến bộ so với Luật Thương mại 1997[2]. Khó có thể không đồng ý với nhận định nói trên, bởi vì, so với Luật Thương mại 1997, phạm vi điều chỉnh của Luật Thương mại 2005 không còn bị giới hạn bởi 14 hành vi thương mại mà đã được mở rộng, có nhiều nội dung mới hơn, khái niệm hành vi thương mại được hiểu rộng hơn. Theo quy định của khoản 1 Điều 3 thì hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác. Điều này có nghĩa là phạm vi điều chỉnh của Luật Thương mại 2005 là tất cả các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi. Như vậy, về mặt nguyên tắc khái niệm hành vi thương mại của Luật đã có sự tương thích với pháp luật quốc tế, phù hợp với thông lệ quốc tế. Không những thế, vị trí của nó trong hệ thống các văn bản pháp luật cũng được xác định (mối liên hệ với luật khác được quy định tại khoản 2, với Bộ luật dân sự được quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật Thương mại). Tuy nhiên chúng tui không đồng tình về cách so sánh đó, bởi vì một sản phẩm ra đời sau thường là có chất lượng cao hơn sản phẩm ra đời trước đó. Khác với loại ý kiến nói trên, nhiều người lại cho rằng, phạm vi điều chỉnh của Luật Thương mại 2005 là quá hẹp, bởi Luật chỉ điều chỉnh một số hoạt động trong các lĩnh vực thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ. Theo quan điểm này, hiện nay thuật ngữ thương mại cần được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm cả lĩnh vực đầu tư, thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, vì vậy phạm vi điều chỉnh của Luật Thương mại phải bao gồm cả các lĩnh vực thương mại đầu tư, thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ. Vì những lý do nói trên nên cần thiết phải coi Luật Thương mại là luật chung để điều chỉnh hoạt động thương mại, trên cơ sở Luật Thương mại có thể xây dựng các Luật chuyên ngành[3]. Nhưng khó có thể đồng ý với quan điểm này, bởi:
thứ nhất, giao dịch thương mại trong các lĩnh vực khác, ví dụ trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, cần được quy định trong Luật sở hữu trí tuệ[4];
thứ hai, khoản 3 Điều 4 Luật Thương mại đã quy định rằng, hoạt động thương mại không được quy định trong Luật Thương mại và trong các luật khác thì áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự;
thứ ba, nếu theo quan điểm này thì vấn đề sẽ trở nên phức tạp hơn, đó là trong lĩnh vực kinh doanh thương mại vấn đề luật chung và luật chuyên ngành lại một lần nữa được đặt ra.
Theo quan điểm của chúng tôi, Luật Thương mại 2005 còn có khá nhiều vấn đề cần được tiếp tục làm sáng rõ hơn. Thứ nhất, chất lượng của một số quy định còn chưa được cao và thống nhất với các văn bản pháp luật liên quan; Thứ hai, mặc dù mối quan hệ với các luật khác đã được xác định, nhưng chưa thật rõ ràng. Về chất lượng của Luật cũng như mức độ thống nhất với các Luật liên quan chúng tui đã có một số bình luận trong một bài viết trước đây[5]. Ở đây chúng tui chỉ bàn đến mối quan hệ giữa Luật Thương mại với các luật khác. Để có sự đánh giá một cách tương đối toàn diện vị trí của Luật Thương mại 2005 và sau đó là giải quyết vấn đề rằng có thực sự cần thiết phải có Luật Thương mại với tư cách là một văn bản pháp luật hay không thì cần xác định:
mối quan hệ của Luật Thương mại 2005 với Bộ luật Dân sự 2005 có phải là mối quan hệ giữa luật chuyên ngành và luật chung"
mối quan hệ giữa Luật Thương mại với các luật khác trong hoạt động kinh doanh, thương mại là mối quan hệ gì và được xác định như thế nào?
Trên cơ sở giải quyết những vấn đề nói trên chúng tui sẽ đề cập đến việc: thay vì xây dựng và ban hành Luật Thương mại như cách làm của chúng ta, có nên xây dựng và ban hành các luật khác nhau để điều...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H [Free] Tiểu luận Đánh giá chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong bộ Quốc triều hình luật Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Tiểu luận Bình luận vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Tiểu luận Nghiên cứu các quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty hợp danh Tài liệu chưa phân loại 2
J [Free] Tiểu luận Quy định của pháp luật về lãi xuất Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Tiểu luận Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Tiểu luận Các biện pháp bảo đảm đầu tư tại Chương II Luật Đầu tư Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Phân biệt hai loại hình kinh doanh: doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự Tài liệu chưa phân loại 2
T [Free] Tiểu luận Pháp luật tư sản và sự phát triển của nó Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Tiểu luận Quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top