Arno

New Member

Download miễn phí Chuyên đề Thực trạng và giải pháp chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động trong quá trình đô thị hóa nông thôn ở huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương





MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN ĐỔI NGHỀ NGHIỆP CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ NÔNG THÔN 5

1.1. Một số vấn đề về chuyển đổi nghề nghiệp cho lao động trong qúa trình Đô thị hoá nông thôn 5

1.1.1. Khái niệm, vai trò và đặc trưng của Đô thị hoá. 5

1.1.1.1. Khái niệm Đô thị hoá 5

1.1.1.2. Vai trò của Đô thị hoá nông thôn 7

1.1.1.3. Đặc trưng của Đô thị hoá 8

1.1.2. Tính tất yếu của đô thị hoá. 10

1.1.3. Tác động của đô thị hoá đến lao động - việc làm 11

1.1.3.1. Tác động đến người lao động 12

1.1.3.2. Tác động đến việc làm 12

1.2. Sự cần thiết phải chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động trong quá trình đô thị hoá nông thôn 14

1.2.1. Chuyển đổi nghề nghiệp 14

1.2.2. Sự cần thiết phải chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động 15

1.3. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động 16

1.3.1. Sự tăng trưởng và phát triển kinh tế 17

1.3.2. Sự phát triển của khoa học công nghệ 17

1.3.3. Thị trường lao động 18

1.3.4. Ảnh hưởng của chính sách lao động - việc làm 18

1.3.5. Nhân tố con người 19

1.4. Xu hướng chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động trong quá trình đô thị hoá nông thôn. 20

1.5. Tác động Đô thị hoá đến việc chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động 20

1.5.1. Tác động tích cực 20

1.5.2. Tác động tiêu cực 21

1.6. Kinh nghiệm thực tế về chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động trong quá trình đô thị hoá nông thôn 22

1.6.1. Kinh nghiệm ở một số nước trên thế giới 22

1.6.1.1. Kinh nghiệm ở Trung Quốc 22

1.6.1.2. Kinh nghiệm ở một số nước ASEAN 24

1.6.2. Kinh nghiệm của một số địa phương ở Việt Nam 26

1.6.3. Kinh nghiệm được rút ra cho các địa phương trong nước 29

Chương 2: THỰC TRẠNG CHUYỂN ĐỔI NGHỀ NGHIỆP CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ Ở HUYỆN KINH MÔN TỈNH HẢI DƯƠNG 31

2.1. Đặc điểm tự nhiên - kinh tế- xã hội của huyện ảnh hưởng đến việc chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động trong quá trình đô thị hoá nông thôn 31

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên của huyện Kinh Môn 31

2.1.1.1. Vị trí địa lý 31

2.1.1.2. Địa hình 31

2.1.1.3. Đất đai 33

2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội huyệnKinh Môn 33

2.1.2.1. Dân số và lao động 33

2.1.2.2. Về cơ sở hạ tầng 34

2.1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế 36

2.1.2.4. Tình hình văn hoá xã hội 37

2.2. Khái quát quá trình đô thị hoá ở Kinh Môn 39

2.2.1. Diễn biến đô thị hoá ở Kinh Môn 39

2.2.1.1. Biến chuyển đất đai 40

2.2.1.2. Biến động về dân số và lao động 42

2.2.1.3. Tình hình đầu tư cho các ngành kinh tế, xã hội 44

2.2.1.4. Sự phát triển các ngành sản xuất kinh doanh. 46

2.2.2. Tác động đô thị hoá đến việc chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động ở huyện Kinh Môn 51

2.2.2.1. Tác động đến việc làm của người lao động 51

2.2.2.2. Tác động đến tình trạng thất nghiệp 53

2.3. Thực trạng chuyển đổi nghề nghiệp, giải quyết việc làm cho người lao động trong quá trình đô thị hoá nông thôn ở huyện Kinh Môn 56

2.3.1. Lý do việc chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động trong quá trình ĐTH nông thôn ở huyện Kinh Môn 56

2.3.2. Thực trạng chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động trong quá trình đô thị hoá nông thôn ở huyện 57

2.3.2.1. Kết quả chuyển đổi 58

2.3.2.2. Các giải pháp đã thực hiện 62

2.3.2.3. Các vấn đề đặt ra cần tiếp tục giải quyết để chuyển đổi nghề cho người lao động 64

2.4. Đánh giá chung 65

2.4.1. Thành tựu và nguyên nhân 65

2.4.2. Tồn tại và nguyên nhân 66

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC CHUYỂN ĐỔI NGHỀ NGHIỆP CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ Ở HUYỆN KINH MÔN TỈNH HẢI DƯƠNG 68

3.1. Quan điểm và định hướng chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động trong quá trình đô thị hoá. 68

3.1.1. Quan điểm chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động trong quá trình đô thị hoá 68

3.1.1.1. Giải quyết những ảnh hưởng của ĐTH đến chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động phải gắn với công tác đào tạo nghề 68

3.1.1.2. Chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động cần phù hợp quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động 69

3.1.1.3. Chuyển đổi nghề nghiệp, giải quyết việc làm đối với người lao động trên địa bàn Huyện cần đặc biệt ưu tiên theo hướng tạo việc làm tại chỗ và tự tạo việc làm nhằm khai thác lợi thế của địa phương. 69

3.1.1.4. Trong việc giải quyết việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa chính quyền và người dân 70

3.1.1.5. Chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động trong quá trình đô thị hoá nông thôn không thể tách khỏi chiến lược tạo việc làm và sự chuyển dịch cơ cấu lao động 70

3.1.2. Định hướng chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động trong quá trình đô thị hoá nông thôn ở Kinh Môn 71

3.2. Giải pháp chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động trong quá trình đô thị hoá 72

3.2.1. Giải pháp đào tạo nghề tạo thuận lợi trong chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động 73

3.2.2. Tập trung thực hiện một số chương trình phát triển kinh tế trọng điểm, tạo việc làm, thu hút nhiều lao động để chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động. 74

3.2.2.1. Thực hiện chương trình phát triển công nghiệp – xây dựng và đầu tư xây dựng các khu công nghiệp vừa và nhỏ. 74

3.2.2.2. Thực hiên chương trình phát triển nông nghiệp nông thôn 75

3.2.2.3. Phát triển các ngành dịch vụ 76

3.2.3. Tạo điều kiện phát triển các làng nghề truyền thống và các nghề mới ở địa bàn Huyện 77

3.2.4. Phát triển hệ thống dịch vụ tư vấn, giới thiệu việc làm và thông tin thị trường lao động 77

3.2.5. Khuyến khích tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh 78

3.2.6. Giải pháp từ phía người lao động 79

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 81

TÀI LIỆU THAM KHẢO 83

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


Chiểu và 28 trạm y tế xã đã phần nào đảm bảo nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Đội ngũ cán bộ y tế của huyện có khoảng 280 người, trong đó có 46 bác sĩ, 4 dược sĩ cao cấp, 173 y sĩ và dược sĩ, 32 y tá, hộ lý và 6 cán bộ quản lý. Có khoảng 10/25 xã đã có bác sĩ và tất cả các thôn có cán bộ y tế. Các cơ sở y tế trên địa bàn huyện đã được tăng cường cả về số lượng và chất lượng khám chữa bệnh. Thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia, y tế dự phòng, không để cho những căn bệnh, dịch bệnh lớn xảy ra. Tuy nhiên ở các trạm xá và phòng khám vẫn còn thiếu một số trang thiết bị. Do đó để đáp ứng tốt nhu cầu khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho tất cả các đối tượng cần tìm biện pháp đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị.
Hệ thống trường học được phân bố rộng khắp ở tất cả các xã trong huyện nên tạo điều kiện thích hợp về học tập nâng cao kiến thức. Huyện có đầy đủ các trường học cấp I, cấp II và cấp III, với trên 900 phòng học cùng nhiều trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập. Số trường học đã được kiên cố hoá cao tầng như tiểu học đạt 78,34 %, THCS đạt 96,5 % và PTTH đạt 100 %. Hiện nay các trường đều có sân chơi theo qui định, có nhà vệ sinh, nước sạch, có thư viện và phòng thí nghiệm. Với cơ sở vật chất như vậy giáo dục ở huyện đã đáp ứng được nhu cầu học tập, nâng cao kiến thức của người dân. Tuy nhiên, huyện vẫn chưa có cơ sở công lập đào tạo nghề, chưa có trung tâm dạy nghề. Do đó khó khăn trong công tác đào tạo, dạy nghề làm người lao động gặp một số trở ngại khi chuyển đổi nghề nghiệp.
Tóm lại, cơ sở hạ tầng của huyện Kinh Môn đã và đang được nâng cấp, xây dựng hiện đại tạo động lực phát triển kinh tế huyện đi lên. Có cơ sở hạ tầng thuận lợi mới thu hút được đầu tư, từ đó khai thác được các thế mạnh của huyện. Do đó hoàn thiện cơ sở hạ tầng là động lực để chuyển đổi nền kinh tế và chuyển đổi nghề nghiệp từ nghề nông nghiệp sang nghề phi nông nghiệp.
2.1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế
Kinh Môn là huyện mà nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế. Trong thời gian gần đây quá trình CNH, HĐH và ĐTH diễn ra đã làm cơ cấu huyện có nhiều thay đổi, từ sản xuất nông nghiệp là chủ yếu đã dần hướng tới sản xuất công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ. Tỷ trọng nông nghiệp giảm dần còn công nghiệp có xu hướng tăng.
Trong giai đoạn 2000-2006 tổng giá trị sản xuất của huyện không ngừng tăng lên từ 658627 triệu đồng năm 2000 tăng lên 1433824 triệu đồng vào năm 2006. Tuy nhiên cơ cấu của các ngành có nhiều thay đổi tăng các ngành phi nông nghiệp và giảm ngành nông nghiệp. Năm 2006, giá trị công nghiệp- xây dựng chiếm 32,17 %; ngành thương mại-dịch vụ chiếm 26,98 % ; ngành nông, lâm, thuỷ sản chiếm 40,85 % tổng giá trị sản xuất toàn huyện. (xem chi tiết bảng 3)
Bảng 2.3: Cơ cấu kinh tế của huyện Kinh Môn
( Theo giá hiện hành)
Chỉ tiêu
2000
2003
2006
SL(trđ)
CC(%)
SL(trđ)
CC(%)
SL(trđ)
CC(%)
Ngành CN-XD
176512
26,80
374168
29,75
461256
32,17
Ngành TM-DV
147928
22,46
332119
25,24
386851
26,98
Lâm, Nông, Thuỷ sản
334187
50,74
551346
43,83
585717
40,85
Tổng cộng
658627
100,00
1257633
100,00
1433824
100,00
Nguồn: Phòng thống kê huyện Kinh Môn
2.1.2.4. Tình hình văn hoá xã hội
Kinh Môn có một nền giáo dục khá tốt. Trong huyện có có 59 trường học với 5 trường PTTH, 27 trường THCS và 27 trường Tiểu học. Công tác giáo dục có bước phát triển mạnh mẽ, huyện đã hoàn thành phổ cập cấp II. Trong những năm qua bên cạnh việc nâng cao chất lượng đào tạo thì hệ thống trường luôn được nâng cấp, có 8 THCS và Tiểu học được công nhận là trường tiêu chuẩn quốc gia.
Đây là điều kiện thuận lợi để con em người dân trong huyện tiếp thu giá trị văn hoá. Số lượng học sinh đỗ vào trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp ngày càng tăng, phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, được duy trì và nâng lên. Sự nghiệp giáo dục của huyện được tỉnh đánh giá là đơn vị mạnh, công tác xã hội hoá giáo dục đạt hiệu quả cao.
Công tác y tế, dân số và kế hoạch hoá gia đình luôn được coi trọng và đã đảm bảo được sức khoẻ cộng đồng. Công tác tiêm phòng dịch bệnh thường xuyên được chú ý đảm bảo.
Phòng trào thể dục thể thao, hoạt động văn hóa, văn nghệ, tuyên truyền đã được đẩy phát triển nhất là mấy năm trở lại đây đã phục vụ tích cực cho các ngày lễ lớn, các đợt vận động chính trị và sự phát triển kinh tế xã hội của huyện.
* Đánh giá chung
Quan những điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của huyện Kinh Môn có thể rút ra một số vấn đề ảnh hưởng đến chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động trong quá trình ĐTH nông thôn huyện Kinh Môn như sau:
- Về thuận lợi:
+ Huyện có một hệ thống giao thông thuận lợi và thông suốt đang được nâng cấp mạnh mẽ đã tạo ra khả năng lớn để giao lưu kinh tế, văn hoá với các vùng địa phương, tạo nhiều cơ hội cho người lao động tìm kiếm việc làm và chuyển đổi nghề nghiệp thích hợp.
+ Khí hậu, đất đai tương đối thuận lợi cho phép phát triển đa dạng cây trồng, vật nuôi giúp người lao động đa dạng các sản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất tạo nhiều việc làm mới.
+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Huyện đang diễn ra theo hướng tích cực từ nông nghiệp chuyển dần sang công nghiêp - thương mại - dịch vụ dẫn đến việc chuyển dịch cơ cấu lao động, người lao động có thể chuyển sang nhiều ngành, nghề khác với thu nhập cao hơn trước để đảm bảo nâng cao đời sống.
+ Qúa trình ĐTH diễn ra ngày càng nhanh cùng với nó là CNH - HĐH, xây dựng khu đô thị, công nghiệp đã thu hút được nhiều lao động. Người lao động đặc biệt là lao động nông nghiệp có nhiều thuận lợi, cơ hội chuyển từ nghề nông nghiệp sang nghề phi nông nghiệp.
- Về khó khăn
+ Tốc độ ĐTH diễn ra nhanh làm một phần lớn diện tích đất nông nghiệp giảm mạnh. Người lao động nông nghiệp mất đất nên không có việc làm do đó nảy sinh nhiều vấn đề tệ nạn xã hội không tốt như trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút,…cần giải quyết. Điều này đã làm tăng khó khăn trong chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động.
+ Trình độ ngưòi lao động còn thấp, số lao động chưa qua đào tạo nghề còn chiếm tỷ trọng lớn gây khó khăn cho chuyển đổi nghề nghiệp như thế nào để đảm bảo người lao động có việc làm, tạo thu nhập, ổn định cuộc sống.
+ Dân số tăng sẽ làm cho vấn đề giải quyết việc làm càng trở lên khó khăn hơn nhất là trước những đòi hỏi khắt khe của thị trường.
+ Trên địa bàn huyện chưa có cơ sở dạy nghề nào nên người lao động khi họ muốn học nghề để kiếm việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn thử thách.
2.2. Khái quát quá trình đô thị hoá ở Kinh Môn
2.2.1. Diễn biến đô thị hoá ở Kinh Môn
Trước kia Kinh Môn là huyện có sản xuất nông nghiệp chiếm vị trí thống trị. Nông nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển kinh tế, đóng góp chủ yếu trong tổng doanh thu toàn huyện. Kinh tế chậm phát triển, hiệu quả thấp, thiếu vốn đầu tư, lao động thiếu việc làm,..Tuy nhiên trong những năm gần đây ...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
A [Free] Thực trạng kế toán vốn chủ sở hữu tại công ty TNHH sản xuất và dịch vụ thương mại Hoài Nam Luận văn Kinh tế 0
N [Free] Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Luận văn Kinh tế 0
L [Free] Thực trạng triển khai chế độ trợ cấp thai sản trong bảo hiểm xã hội ở Việt Nam hiện nay Luận văn Kinh tế 0
L [Free] Thực trạng và 1 số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Luận văn Kinh tế 0
P [Free] Thực trạng cơ chế quản lý tiền lương tại Trung tâm Quản lý bay dân dụng Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Thực trạng chiến lược Marketing tại công ty Abacus Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
T [Free] Thực trạng của việc thực hiện Nghị Định 61/ CP trên địa bàn Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
E [Free] Báo cáo Thực trạng công tác kế toán tại công ty xà phòng Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
T [Free] Thực trạng của công tác kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu Luận văn Kinh tế 0
P [Free] Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và vấn đề xây dựng chiến lược kinh doanh của Tổng Cô Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top